Người tiêu dùng đang chìm ngập giữa biển thông tin
Ngày nay, chúng ta thường nghe các giới truyền thông đại chúng nhắc đến cụm từ “Information Age” hay “Thời đại thông tin”. Có thể hình dung “Thời đại thông tin” mà chúng ta đang sống là một đại dương mênh mông kiến thức. Hàng năm, nước Mỹ xuất bản khoảng 50.000 đầu sách. Thế giới hiện có khoảng 400.000 tờ nhật báo. Người tiêu dùng ở nhiều nước có thể tiếp xúc với hàng trăm kênh truyền hình mỗi ngày, tệ lắm cũng là hàng chục kênh.
Và quan trọng hơn cả là sự xuất hiện của “Thư viện thế giới – Internet”, World Wide Web hiện có hàng triệu trang Web. Nhưng các nhà chuyên môn về ngành thư viện lại tỏ ra lo lắng. James Billington, người có nhiều kinh nghiệm quản lý thư viện ở Mỹ, làm việc cho Library of congress đã khuyến cáo: “Chúng ta gọi đây là thời đại thông tin nhưng đừng xem đây là thời đại tri thức. Xã hội ngày nay là sự vận động không có ký ức”.
Năm 1472, thư viện của Queen’s college Cambridge, Anh Quốc chỉ có 199 quyển sách. Trong buổi cao trào của thời đại Phục Hưng, không ít người đã tự hào là họ đọc hết những quyển sách quan trọng của thời đó. Nhưng ngày nay thì không, trong “cơn đại hồng thủy” của kiến thức, người ta đành bơi trong đó.
Nhiều chuyên gia đều công nhận đầy thách thức cho ngành thư viện. Ngành thư viện sẽ cứu cho Internet khỏi trở thành “một bãi rác” hay sẽ “tiếp tay” cho “cơn đại hồng thủy” này. Giấc mơ của nhiều người trong nghề thư viện là một ngày kia “bộ sưu tập kiến thức” của văn minh nhân loại sẽ hiện diện trên Internet. Nhưng chưa phải là bây giờ. Để chuyển một quyển sách lên mạng mất nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, thế giới có đến hàng triệu quyển sách có giá trị.
Để tiết kiệm, Internet đành tóm gọn các tri thức. “Nó phá vỡ cấu trúc câu, nền tảng của tiếng Anh bằng những “chat room” với kiểu văn đầu lỗi” . Hơn nữa, Internet lại nghiêng hẳn về những thông tin nóng và có rất ít những kiến thức cũ”. Một người có thể lướt trên Internet 4 giờ mà không tìm thấy một truyện nào được viết trước 1995.
Một chuyên gia đã phác họa tình thế của “người tiêu dùng tri thức” ngày nay: “Bạn nghĩ là bạn đang thu thập nhiều kiến thức cho đến lúc nào đó, bạn sẽ biết rằng mình đang mặc cả với quỷ dữ. Bạn bị biến đổi dần dần và trở thành bộ phận của một chiếc máy”
(International Herald Tribune)(Đã đăng trên Sài Gòn Tiếp thị ngày 20.3.1999)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm