800Mb thông tin cho mỗi người/năm
Sự phát triển của Internet, máy tính và điện thoại đã khiến lượng thông tin mà con người tạo ra và sử dụng tăng với tốc độ chóng mặt. Công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) cho thấy thế giới hiện đại đang "chìm" trong một biển dữ liệu...
Trung bình mỗi năm lượng thông tin mà thế giới tạo ra tăng khoảng 30%, tuy nhiên con số này có thể làm người ta hiểu sai về một núi dữ liệu lớn hơn nhiều nằm sau con số ấy. Lượng thông tin lưu trên giấy, phim ảnh, công cụ quang và từ đã tăng gấp đôi kể từ năm 1999.
Lưu trữ trên giấy vẫn tiếp tục chứng tỏ được sự phổ dụng của nó. Lượng dữ liệu trên sách, tạp chí và những văn bản khác tăng 43% trong 3 năm qua. Lĩnh vực lưu trữ thông tin có sự gia tăng mạnh nhất là ổ cứng máy tính, 114% so với kết quả khảo sát năm 1999.
Bằng cách so sánh kho tư liệu của Thư viện quốc hội Mỹ, một trong những trung tâm lưu trữ lớn nhất thế giới với 19 triệu đầu sách và 56 triệu bản thảo, các nhà nghiên cứu đã đặt ra một con số tương đương là 10 terabyte (10 triệu Mb) thông tin và từ đó xác định một đơn vị đo khác gọi là exabyte. Riêng trong năm 2002, lượng thông tin mới trên toàn cầu là 5 exabyte, xuấtt hiện trên các bản in, phim, công cụ lưu trữ từ tính và quang học (5 exabyte tương đương 500.000 Thư viện quốc hội Mỹ).
Tuy nhiên, con số trên vẫn tỏ ra nhỏ bé trước lượng thông tin khổng lồ truyền qua các kênh điện tử như điện thoại, radio, truyền hình và Internet. Trong năm 2002, ước tính khoảng 18 exabyte thông tin mới "chảy" qua những con đường này, 98% số đó thuộc dạng cuộc gọi điện thoại người - người. Hầu hết lượng thông tin truyền qua radio và TV không phải là thông tin mới mà là nhắc lại. Trong số 320 triệu giờ phát thanh trên radio, chỉ có 70 triệu là trình diễn thực sự. Trên truyền hình chỉ có 31 triệu tiếng, trong tổng số 123 triệu giờ phát sóng các chương trình, được coi là thông tin mới.
Lĩnh vực lưu trữ trên phim ảnh đang mất dần chỗ đứng trước các công cụ truyền thông kỹ thuật số. Những loại camera hiện đại ngày càng phổ biến đã khiến mọi người dần quay lưng lại với hình thức thông tin này. Hai năm qua, lượng dữ liệu hình ảnh lưu trên phim đã giảm 9%.
Tại Mỹ - trung tâm công nghệ và giải trí lớn nhất thế giới, trung bình một tháng, những người trưởng thành dành 16-17 tiếng vào điện thoại, nghe 90 tiếng radio và xem 131 tiếng TV. 53% số người có kết nối Internet ở nước này dành hơn 25 tiếng/tháng liên lạc trực tuyến ở nhà và trên 74 tiếng ở nơi làm việc.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn