Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh
Vật chất, năng lượng, thôn tin lànhững thuộc tính cơ bản vốn có của thế giới. Thế giới hay hệ thống Tự nhiên - Con người - Xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng, nhưng đồng thời cũng luôn ở trong trạng thái thống nhất hữu cơ chính là nhờ những thuộc tính vốn có này - nhờ sự trao đổi, chuyển hoá thường xuyên của các đòng vật chất, năng lượng, thông tin. Kết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được đinh hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại.
1. Năng lượng là số đo sự vận động của vật chất trong các dạng khác nhau. Trong phương thức sản xuất xã hội, sự vận động, biến đôi của vật chất được thực hiện thông qua các hệ thông công nghệ. Bởi vậy, bất kỳ một bước nhảy vọt nào của hệ thống năng lượng cùng đều diễn ra cùng với một cuộc cách mạng trong công nghệ. Năng lượng là điều kiện tiên quyết, cơ bản để phân biệt một nền văn minh này với một nền văn minh khác, hay có thể nói, sự khác nhau cơ bản giữa các nền văn minh được thể hiện bằng trình độ phát triển của công nghệ.
Thông tin là một dạng biểu hiện của vật chất đang vận động. Thông tin xã hội gắn liền với sự vận động của dạng vật chất có tổ chức cao nhất - bộ óc con người, là số đó sự phát triển của tư duy, của ý thức con người mà hình thức đầu tiên của nó là sự giao tiếp giữa người và người bằng tiếng nói (ngôn ngữ).
Như vậy dưới sự tác động của con người, công nghệ (biểu hiện qua các hệ thống năng lượng) và thông tin (biểu hiện qua các hình thức giao tiếp xã hội) đều là vật chất đang vận động và biến đổi. Khi sự vận động đó đạt đến bước nhảy vọt về chất. sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng công nghệ và thông tin .
Trong quá trình lịch sử xã hội, các cuộc cách mạng thông tin và công nghệ diễn ra về cơ bản là phù hợp nhau về thời gian; chúng nương tựa vào nhau và làm tiền đề cho nhau, tạo thành các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ.
2. Văn minh được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Song, về phương diện phát triển xã hội, có thể hiểu văn minh theo nghĩa bao trùm nhất là chỉ một trình độ phát triển nhất định của xã hội về vật chất và tinh thần (các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần). Cái cốt lõi quyết định trình độ phát triển của xã hội chính là phương thức sản xuất cơ bản, đặc trưng của mỗi thời đại. Bởi vậy, giữa các phương thức sản xuất và các nền văn minh có mối quan hệ hữu cơ với nhau, quy đinh lẫn nhau, nghĩa là cùng với sự thay đổi của phương thức sản xuất là sự thay đổi của các nền văn minh. Các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất quyết định sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất và do đó cũng là yếu tố quyết định sự biến đổi của các nền văn minh trong lịch sử xã hội loài người.
Trong tiến trình lịch sử xã hội đã từng diễn ra năm cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lớn nhất, quan trọng nhất, đánh đấu năm trình độ hay năm nấc thang phát triển của xã hội loài người. Bởi vì cùng với năm cuộc cách mạng thông tin-công nghệ là sự biến đổi không ngừng của xã hội, thể hiện bằng sự thay đổi liên tục của các nền văn minh.
Cuộc cách mạng thông tin. - công nghệ lần thứ nhất được đánh dấu bằng sự sáng tạo ra tiếng nói, sự phát hiện ra lửa và biết sử dụng lửa và tiếp theo là sự chế tạo ra những công cụ sản xuất đầu tiên. từ gỗ, đá, xương dùng đế săn bắt và hái lượm.
Sự sáng tạo ra tiếng nói là bước nhảy vọt đầu tiên trong thông tin xã hội. Tiếng nói là phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa người và người, là một đặc trưng độc đáo của tư duy con người, là một thuộc tính chỉ vốn có ở con người.
Nhờ có tiếng nói, lửa và các công cụ sản xuất thô sơ lấy từ tự nhiên được cải biến qua bàn tay lao động của con người như cung tên, hòn đá được mài nhọn, v.v.,con người bắt đầu tách mình ra khỏi thế giới động vật, trở thành một loài độc lập và sau đó là một cộng đồng người đông đảo, tồn tại trong giới tự nhiên. Cùng với giới tự nhiên, qua quá trình lao động sản xuất và giao tiếng giữa người với người, con người còn tạo ra cho mình một môi trường sống mới - đó là xã hội. Xã hội trong thời đại của cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ nhất đã có những đặc trưng khác với thế giới loài vật, nhưng nhìn chung vẫn còn ở trình độ phát triển rất thấp. Đó là giai đoạn trước văn minh, hay theo cách gọi của Ph.Ăngghen, giai đoạn mông muội dã man.
Cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ hai được bắt đầu bằng việc con người sáng tạo ra chữ viết và biết chế tạo ra công cụ sản xuất bằng kim loại thủ công. Thông tin được lưu trữ, truyền bá dưới dạng chữ viết đã tạo ra khả năng vô cùng to lớn cho con người trong việc tiếp thu và phổ biến rộng rãi hơn, nhanh chóng hơn những tri thức thới giúp cho con người có cơ sở đế tư duy. phát triển và sáng tạo ra công nghệ mới. Với hệ thống công nghệ thủ công, thông qua quá trình sản xuất xã hội, con người đã tiến hành khai thác và biến đổi các nbơuồn vật chất tự nhiên như đất đai, động thực vật. sức gió, sức nước, sức lực cơ bắp - tức là những "nguồn năng lượng sống" có thể hồi phục được - thành những nguồn năng lượng và vật chất mới cần cho sự sinh tồn và phát triển tiếp tục của con người và xã hội loài người. Cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ hai đã đưa xã hội vượt ra khỏi giai đoạn dã man, đến với xã hội văn minh, mở đầu là nền văn minh nông nghiệp.
Nền văn minh nông nghiệp được khởi đầu và diễn ra cùng với cuộc cách mạng trong nông nghiệp mà cơ sở của nó chính là cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ hai cách đây khoảng 10 nghìn năm. Đặc trưng cơ bản nhất của nền văn minh nông nghiệp là mãi mãi cột chặt con người vào đất đai mà đến bây giờ vẫn giống như cách đây hàng chục nghìn năm.
Trong nền văn minh nông nghiệp, chữ viết đã tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có cho sự phát triển và sáng tạo công nghệ. Đến lượt mình, hệ thống công nghệ mới đã tạo cho con người nguồn sức mạnh mới. Đó là thời kỳ con người bắt đầu vượt ra khỏi những không gian chật hẹp, nhỏ bé của các bộ tộc, bộ lạc, tiến hành những cuộc di dân lớn, nhăm chinh phục những miền đất mới. Hệ thống công nghệ cơ khí thủ công như cày, bừa, cuốc, xẻng, búa, rìu, cối xay nước,cối xay gió,... cùng với đất đai được khai phá chính là cơ sở của sự phát triển nông nghiệp và sự hình thành các nền văn minh nông nghiệp.
Hình ảnh tiêu biểu của nền văn minh nông nghiệp là cái cuốc và đất đai. Đất đai là cơ sở của kinh tế, của đời sống văn hoá, của cấu trúc gia đình và của cả chính trị trong các xã hội văn minh nông nghiệp. Đặc trưng cho nền văn minh nông nghiệp là đời sống xã hội được tổ chức chủ yếu xung quanh làng mạc; sự phân công lao động giản đơn chiếm ưu thế, nền kinh tế bị phân quyền để mỗi công đồng tự sản xuất hầu hết những nhu cầu riêng của mình theo lối tự cấp tự túc. v v... Tất cả những đặc điểm đó của nền văn minh nông nghiệp, vê cơ bản đều bị quy định bởi trình độ phát triển còn bi hạn chế của cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ hai. Tuy nhiên, những thành tựu đỉnh cao của cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ hai vẫn còn đế lại dấu ấn rất sâu sắc cho đến tận ngày nay, cả dưới dạng văn hoá vật chất lẫn văn hoá tinh thần. Đó là Kim tự tháp ở Ai Cập; các hệ thống thuỷ lợi và kiến trúc nguy nga của các thành phố nổi tiếng ở Minos, Hy Lạp. La Mã. Chữ viết đã ghi lại các công trình toán học kiệt xuất của Ơcơlít, Ácsimét, Ptôlêmê, những tư tưởng triết học vĩ đại của các nhà triết học nổi tiếngHy Lạp - La Mã cổ đại, những truyện thần thoại, tranh vẽ, v.v...
Nền văn minh nông nghiệp phải cần đến hàng nghìn năm mới hình thành, đã trải qua hàng chục nghìn năm phát triển và vẫn tồn tại cho đến ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới, song, động lượng của nó đã bị cạn dần.
Cuộc cách mạng thông tin-công nghệ lần thứ ba được hình thành với sự phát minh ra máy hơi nước và cùng với nó là sự phát triền mạnh mẽ của kỹ thuật in ấn. Từ đó bắt đầu quá trình công nghiệp hoá từ châu Âu, lan sang châu Mỹ, châu Á... và loài người bước vào một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn của nền văn minh nông nghiệp.
Chữ in là phương tiện thông tin đại chúng rộng rãi, phố biến. Từ đây, thông tin và tri thức của loài người được nhân bản, truyền bá rộng rãi khắp hành tinh và trở thành tài sản chung của nhân loại.
Nên văn minh công nghiệp vào nửa đầu thế kỷ XX đã được tiếp thêm xung lượng mới nhờ cuộc cách mạng thông tin-công nghệ lần thứ tư với những phát minh sáng chế ra các thiết bị truyền thông mới bằng điện và điện tử (điện thoại, điện báo, rađiô, phát thanh, truyền hình,... ) trên cơ sở của quá trình điện khí hoá trong công nghệ.
Trong nền văn minh công nghiệp, với các quá trình cơ khí hoá và điện khí hoá, con người đã tiến đến khai thác và sử dụng nguồn năng lượng từ các nguyên liệu tự nhiên không phục hồi được.
Trên cơ sở của chất lượng thông tin mới và trên cái nền của công nghệ mới - cơ khí hoá và điện khí hoá, được thực hiện qua các quá trình công nghiệp hoá. Nền văn minh công nghiệp đã làm đảo lộn cuộc sống xã hội vốn bình lặng, êm đềm ở các làng quê trong nền văn minh nông nghiệp thành một guồng máy vĩ đại quay không ngừng, trong đó mỗi con người chỉ là một cái ốc, cái vít, một phụ tùng nhỏ. Cái xã hội văn minh công nghiệp đó đã tồn tại và phát triển theo những nguyên tắc của một cỗ máy, một công xưởng, đó là tiêu chuẩn hoá, chuyên môn hoá, đồng bộ hoá, tập trung hoá. tối đa hoá và tập quyền hoá.
Xã hội văn minh công nghiệp đồng hành với cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ ba và thứ tư đã mở ra những trang vàng rực rỡ cho lịch sử xã hội loài người với bao kỳ tích vĩ đại về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, khoa học, công nghệ,... nhưng đồng thời cũng đem đến cho con người nhiều hậu quả tiêu cực như các cuộc chiến tranh tàn khốc (chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần thứ hai, chiến tranh lạnh...), những tệ nạn xã hội và những bệnh tật hiểm nghèo mang tính toàn cầu và thời đại (ung thư. tim mạch, thần kinh, ebola, HIV-AIDS, .v.v.), đặc biệt nghiêm trọng là những hậu quả tiêu cực đối với môi trường sinh thái đang có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu nếu như con người không kịp thời thay đổi chiến lược phát triển của mình.
Tư duy của con người một lần nữa lại được thức tỉnh sau hơn 300 năm say sưa với những thành tựu của cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ ba và thứ tư, mà hậu quả của chúng đến nay cũng chưa thể lường hết được. Vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, với sự ra đời của máy tính điện tử - chỗ gặp nhau giữa thông tin và công nghệ - đã bắt đầu cuộc cách mang thông tin - công nghệ lần thứ năm, mà đỉnh cao của nó là mạng internet. Từ đây, xã hội loài người bước vào giai đoạn phát triển mới về chất - giai đoạn của nền văn minh tin học hay văn minh trí tuệ.
Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm là sự phát minh ra hàng loạt kiểu máy tính điện tử ngày càng hoàn thiện hơn, tinh vi hơn, có tốc độ xử lý từ hàng triệu đến hàng tỷ phép tính trong một giây. Các máy tính này được kết nối với nhau thành hệ thống internet 1, tạo thành hệ thống siêu xa lộ thông tin toàn cầu. Tiếp đến là sự ra đời của máy tính Nơron điện tử - loại máy tính mô phỏng theo hoạt động của bộ não con người. Với sự bùng nổ thông tin dữ dội trong thời đại ngày nay, việc nối mạng các máy tính Nơron thành hệ thông internet 2 vào đầu thế kỷ XXI sẽ cho phép con người tạo ra một bộ não khổng lồ bao quát toàn bộ hành tinh chúng ta. Sau thế hệ máy tính Nơron điện tử sẽ là thế hệ máy tính Nơron quang tử mà sự nối mạng của chúng tạo thành hệ thống internet 3. Sự tác động to lớn của mạng internet 3 chỉ có thể so sánh được với những chuyện khoa học viễn tưởng.
Đồng hành với cuộc cách mạng thông tin là cuộc cách mạng công nghệ lần thứ năm cũng được mở đầu bằng việc chế tạo ra máy tính điện tử vào giữa thế kỷ XX. Cuộc cách mạng công nghệ này đã đưa công nghệ lên một bước phát triển mới, cao hơn, cơ bản hơn về chất - đó là quá trình tự động hoá và trí năng hoá các phương tiện vật chất. Năng lượng được khai thác chủ yếu của hệ thống công nghệ này là trí năng - sản phẩm đặc thù của tư duy con người.
Lần đầu tiên trong lịch sử, trí năng vốn là tố chất tự nhiên và độc tôn của con người được chuyển qua các phương tiện vật chất; điều này không chỉ làm tăng thêm sức mạnh mà còn làm "khôn hơn" các phương tiện kỹ thuật. Các thế hệ người máy (Robot) liên tiếp ra đời, ngày càng thông minh hơn, đảm trách được nhiều hơn các chức năng quan trọng, nguy hiểm, khéo léo, tinh vi của con người. Trong cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ năm. cách mạng thông tin và cách mạng công nghệ không chỉ song hành mà đã thực sự hoà nhập vào nhau làm một, ở đây, mạng internet vừa là nền tảng, vừa là biểu tượng rực rỡ nhất, vừa là đỉnh cao của sự hoà nhập đó.
3. Trong thế giới đương đại. khi mà sự phát triển của xã hội đang diễn ra theo cách thức đa phương, đa cực, đa trình độ thì việc đạt đến trí năng hoá toàn cầu cuộc sống của nhân loại là một điều hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài. Những khó khăn, phức tạp đó không phải từ đâu mang đến cho con người mà chúng được nảy sinh ngay trong quá trình phát triển của xã hội. Con người sáng tạo ra thông tin và công nghệ, và bằng các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ, con người đã tiến hành các quá trình chinh phục thiên nhiên, biến đổi xã hội với các nền văn minh từ thấp đến cao. Song, không phải bao giờ con người cũng có thể điều khiển, kiểm soát được hết những lực lượng vật chất do mình sáng tạo ra; mặt khác, không phải bao giờ những sáng tạo của con người cũng đúng và hợp quy luật. Thực tế đã cho thấy, khoa học, công nghệ, thông tin một khi đã trở thành những thực thể vật chất độc lập, chúng cũng có những quy luật phát triển nội tại của mình. Vì vậy, những hậu quả tiêu cực của các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ đối với thiên nhiên, đối với con người và xã hội loài người trong nhiều trường hợp là không thể lường trước được.
Ngược dòng lịch sử hơn 300 năm qua, khi cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lầnthứ ba mới bắt đầu và sau đó là cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ tư, đã đưa một bộ phận của thế giới bước vào nền văn minh cồng nghiệp với bao chiến tích kỳ vĩ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ,... những tưởng con người có thể hoàn toàn chinh phục được những lực lượng tự nhiên, thế nhưng, ngược lại, một bức tranh ảm đạm đã bao trùm lên môi trường sinh thái. Những hậu quả sinh thái nghiêm trọng không chỉ đe doạ sự sống của tự nhiên, mà còn đang đe doạ cả sự sống của con người và xã hội. Thực tế đó đã buộc con người phải thay đổi chiến lược phát triển: từ sự phát triển tăng tốc đối vối xã hội, với sự ưu tiên trước hết cho các mục tiêu kinh tế, sang sự phát triển bền vững - một sự phát triển kết hợp hài hoà giữa mục tiều kinh tế và mục tiêu sinh thái, sự phát triển vừa bảo đảm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ hôm nay, nhưng đồng thời, không xâm hại đến cơ hội phát triển của các thế hệ mai sau. Cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ năm đã bước đầu đáp ứng được những yêu cầu khẩn thiết đó của sự phát triển xã hội.
Thế nhưng, tuy mới bắt đầu cách đây khoảng hơn bốn thập niên và bùng phát khoảng hơn một thập niên gần đây, cuộc cách mạng thông tin - cống nghệ lần thứ năm đã có những biểu hiện tiêu cực và lần này, những hậu quả tiêu cực đó đã và đang tác động trực tiếp, mạnh mẽ lên chính con người và xã hội. Những mặt trái của công nghệ sinh học như sự lạm dụng các loại chất hoá học vào trồng trọt và chăn nuôi. Kỹ thuật trên với việc tạo ra các loài mới không bảo đảm chất lượng, tạo ra "vũ khí gen" và "bom sắc tộc" có sức huỷ diệt cả một chủng tộc, một nòi giống; vấn đề nhân bản vô tính người; v.v. đang ngày ra những hậu quả khôn lường.
Những hậu quả tiêu cực của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thôngtin vào các lĩnh vực công nghệ khác như công nghệ nguyên tử, các công nghệ chế tạo vũ khí,v.v. đang đặt con người trước những mối đe doạ mới về công ăn, việc làm, về quyền tự do, bình đẳng, công bằng, về an ninh quốc phòng và kinh tế, về sức khoẻ và sự sống,... Con người bằng trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đã không ngừng khai thác, biến đổi các dòng vật chất, năng lượng, thông tin của thế giới, thông qua các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ, đưa xã hội loài người bước từ nền văn minh này sang nền văn minh khác cao hơn. Ngày nay, với những gì đã diễn ra, con người hiểu ra rằng sự phát triển tiếp tục của xã hội loài người phải là sự phát triển bền vững, sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa ba mục tiều cơ bản mang tính chiến lược: mục tiêu kinh tế (tăng trưởng và phát triển kinh tế không ngừng), mục tiêu xã hội - nhân văn (sự sống, sức khoẻ, học vấn, công bằng, bình đẳng, tự do, hạnh phúc, ... cho mọi nguồn và mục tiêu sinh thái (bảo vệ và không ngừng nâng cao chất lượng môi trường sống). Bằng con đường khai thác nguồn tiềm năng trí tuệ (trí năng) thông qua cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ năm, con người với tất cả sự khôn ngoan, khéo léo của mình đang hướng đến tạo dựng một nền văn minh mới về chất - nền văn minh đậm đà chất trí tuệ và nhân văn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu