Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức
Những biến đổi sâu sắc mang tính cách mạng của nền kinh tế thế giới khoảng vài thập niên trở lại đây do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại được đánh dấu bởi sự ra đời của một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức. Mặc dù còn rất non trẻ, nhưng nền kinh tế này đã sớm chứng tỏ ưu thế vượt trội và tiềm năng phát triển to lớn của nó.
Tuy nhiên, về phương diện lý luận, kinh tế tri thức vẫn đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu, trước hết là đối với các nhà nghiên cứu kinh tế và chính trị học trên thế giới. Bài viết này giới hạn ở một số suy nghĩ bước đầu dưới góc độ phương pháp luận về một vấn đề mà các nhà nghiên cứu đang quan tâm - bản chất của thông tin.
1. Trước hết, cần làm rõ thêm khái niệm thông tin, bởi trong nền kinh tế tri thức, thông tin là tài nguyên quan trọng nhất. Có một thực tế là, trong khi các thuật ngữ liên. quan đến thông tin, như công nghệ thông tin, xã hội thông tin, toàn cầu hoá thông tin... xuất hiện hầu như trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường nhật và" trở nên quen thuộc, có lẽ là, đối với toàn thể nhân loại, mà bản chất của nó, như tác giả Đặng Mộng Lân khẳng định, vẫn là vấn đề chưa được giải quyết(1). Và, Norbert Winner - người sáng lập điều khiển học, cũng tỏ ra bất lực khi đưa ra "định nghĩa": Thông tin là thông tin, không phải năng lượng, không phải vật chất?(2)
Thực ra, tình hình không đến nỗi bế tắc đến như vậy. Bởi lâu nay, trên bình điện nhận thức luận cơ bản, tuy vẫn còn những ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan niệm coi thông tin, về bản chất, chính là sự đa dạng được phản án(3).
Theo đó, thông tin, trước hết bắt nguồn từ sự đa dạng, là thông tin về tính đa dạng của thế giới. ở đâu mà sự đồng nhất tuyệt đối ngự trị thì ở đó, không có cơ hội cho sự xuất hiện của thông tin. Nhưng, sự thống nhất trong đa dạng chứ không phải sự đồng nhất tuyệt đối mới là đặc tính vốn có của thế giới. Vì vậy, thông tin có cơ sở khách quan để xuất hiện và tồn tại một cách phổ biến trong thế giới vật chất nói chung, trong kết cấu vật chất đặc thù là xã hội loài người nói riêng. Tuy thế, bản thân "cái đa dang mới chỉ là tiền đề, là dữ liệu chứ chưa phải là thông tin. Trong tính hiện thực của nó, "cái đa dạng" chỉ trở thành thông tin khi nó được phản ánh.
Phản ánh, như chúng ta đã biết, là năng lực của một hệ thống vật chất tái tạo ở trong nó (dưới dạng đã cải biến) những đặc điểm, thuộc tính của một hệ thống vật chất khác khi chúng tác động qua lại lẫn nhau. Những đấu vết để lại thông qua sự tái tạo ấy chính là thông tin. Bản chất của thông tin, do đó, được quy định không những bởi những thuộc tính khách quan, đa dạng của các sự vật, hiện tượng, mà còn được quy định bởi năng lực phản ánh những thuộc tính và tính đa dạng đó ở mỗi sự vật, hiện tượng cụ thể. Dễ thấy rằng, mặc dù sự xuất hiện và tồn tại của thông tin 'là tất yếu, nhưng không phải sự đồng nhất tuyệt đối, mà sự phong phú, đa dạng về mục đích, nhu cầu, năng lực tiếp thu và xử lý mới là bức tranh chân thực của vận động thông tin trong thế giới mà chúng ta đang sống. Do vậy, có thể nói; chưa có và không thể có những tài nguyên thông tin được lưu thông một cách "tuyệt đối tự do" trên mạng cho mọi quốc gia khai thác một cách tuỳ thích, vô hạn trong quá trình tham gia toàn cầu hoá thông tin. Trái lại, toàn cầu hoá nói chung và toàn cầu hoá thông tin nói riêng, do quy luật nội tại của nó quy định, đã và sẽ tiếp tục bị chi phối mạnh mẽ bởi các nước phát triển và các tập đoàn truyền thông xuyên quốc gia. Trong bối cảnh ấy, việc tìm ra những giải pháp và bước đi riêng trên cơ sở tính đến đặc điểm, điều kiện cụ thể của đất nước là một bảo đảm thành công của các nước đang và chậm phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
█2. Việc xem xét thông tin dưới góc độ nhận thức luận cơ bản như trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc rút ra những nhận xét mang tính chất phương pháp luận cho những phân tích dưới đây về kinh tế tri thức.
Trước hết, cần lưu ý rằng, hiện nay, căn cứ vào mức độ chính xác của thông tin, người ta phân nó ra 4 bậc, tương đương với quá trình phát triển từ thấp đến cao của nhận thức, là dữ liệu (data), thông tin theo nghĩa hẹp (Information), tri thức (Knowledge) và trí tuệ (Wisdom). Đó chính là cái mà người ta gọi là "tháp thông tin". Mặc dù sự phân chia như thế chỉ có tính chất tương đối, nhưng rõ ràng, trong một chừng mực nhất định, chúng ta vẫn phân biệt được thông tin và tri thức. Tri thức là một cái gì đó cao hơn thông tin, là thông tin đã được xử lý qua nhận thức để trở thành sự hiểu biết của một chủ thể nhất định.
Tiếp theo, căn cứ vào khả năng điển chế hoá của tri thức (khả năng chuyển đổi một tri thức cụ thể nào đó thành "mã" để có thể chuyển giao nó từ nơi có đến nơi cần loại tri thức ấy) người ta lại chia nó ra hai loại: tri thức hiện (Explicít) hay phần mềm (Software) và tri thức ngầm (Tách) hay phần ướt (wetware). Trong đó, tri thức hiện là những tri thức dễ điển chế hoá và được lưu giữ bên ngoài con người dưới dạng tài liệu, sách, ổ cứng, các loại ra, ...; còn tri thức ngầm là những tri thức khó điển chế hoá và thường được lưu giữ trong mỗi người dưới dạng các ý tưởng, tài nghệ, kỹ năng, bí quyết,..
Từ những trình bày sơ bộ trên đây, có thể rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, thông tin (tri thức), dù không phải vật chất và năng lượng, nhưng luôn tồn tại bằng cách gắn chặt với cái "giá đỡ" của nó là vật chất và năng lượng. Vì thế, khi mua thông tin (tri thức), người ta phải trả tiền cho cả cái "giá đỡ" của nó. Hiện nay, cùng với quá trình phát triển của khoa học và công nghệ, chi phí để sản xuất ra sản phẩm tri thức cao hơn giá thành của "giá đỡ" rất nhiều. Chẳng hạn, chi phí làm ra phần mềm Window 2000 lên đến hàng tỷ đô la, trong khi giá thành của một đĩa quang mang nó chỉ cỡ vài đô la. Chính vì thế, cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống siêu lợi nhuận do độc quyền về tri thức và chống nạn sao chép lậu các sản phẩm tri thức luôn vừa đồng điệu, vừa mâu thuẫn với nhau và trở thành vấn đề nan giải trong quá trình phát triển kinh tế tri thức.
Thứ hai, hiện nay và trong tương lai, kinh tế tri thức sẽ chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển ở mỗi nước nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung. Nhưng, sự phát triển không đồng đều về kinh tế cũng là một đặc điểm nổi bật của tình hình quốc tế đương đại. Trong bối cảnh ấy, để rút ngắn con đường phát triển, cần thiết phải tiến hành chiến lược "đi tắt đón đầu" với việc mạnh đạn tiếp thu và ứng đụng những tri thức tiên tiến nhất đang lưu thông trên thị trường khoa học - công nghệ quốc tế. Song, sự trao đổi tri thức, kể cả những tri thức hiện đại nhất, tự nó cũng chưa phải là sự trao đổi chính những "lực lượng sản xuất trực tiếp", do đó, cũng chưa thể tức khắc đem đến cho sản xuất nhũng xung lực mới. Bởi lẽ, tri thức chỉ có thể được chia sẻ, được chuyển giao (và chỉ chia sẻ và chuyển giao được) dưới dạng thông tin. Chủ thể tiếp nhận cần phải có thời gian và một năng lực trí tuệ nhất định để xử lý, triển khai, biến nhừng thông tin ấy thành những tri thức mang tính "xã hội phổ biến" - nghĩa là thành lực lượng sản xuất trưTc tiếp. Vì thế, vấn đề cơ bản của chiến lược "đi tắt, đón đầu" không chỉ đơn giản là nhập khẩu, cung ứng thật nhanh, nhiều, vô điều kiện những tri thức mới nhất cho các ngành sản xuất, mà còn là và chủ yếu là lựa chọn và ứng dụng trên thực tế những tri thức tiên tiến, thiết yếu, phù hợp và có tác đụng thúc đẩy, phát huy thế mạnh vốn có của các lực lượng sản xuất hiện có. Thứ ba, có thể nhận thấy rằng, ngày nay, tri thức đã trở thành một hàng hoá có giá trị và dê' lưu thông trên phạm vi toàn cầu. Đó là một cơ hội lớn, đồng thời là một thách thức lớn đối với các nước đang và chậm phát triển.
Vai trò của tri thức trong nền kinh tế tri thức và vai trò của kinh tế tri thức đối với sự phát triển thì ai cũng có thể cảm biết được, nhưng vấn đề là ê chỗ, không phải mọi tri thức đều có thể điển chế hoá để đem ra lưu thông (ví như tri thức ngầm) và cũng không phải mọi tri thức, dù có thể điển chế hoá, đều được người ta đem ra trao đổi (ví như những tri thức liên quan đến bí quyết, đến lợi ích sống còn của một quốc gia, dân tộc,...). Trên thị trường khoa học - công nghệ, do vậy, có vô số cái mà ta không cần và ngược lại, nhiều cái ta rất cần nhưng lại không có bán. Chính vì vậy, việc xây đựng cho được một năng lực khoa học nội sinh đủ mạnh (chứ không phải chủ yếu dựa vào những tri thức tiến tiến ngoại nhập) mới là nhân tố giữ vai trò quyết định đến tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh
toàn cầu hoá.
3. Mấy chục năm qua, với nhiều lần "thay tên đổi họ" và không ngừng bổ sung những nhận thức mới, người ta mới đi đến một tên gọi chính thức cho nền kinh tế mà chúng ta đang quan tâm là kinh tế tri thức và thống nhất quan niệm coi đó là một nền kinh tế được xây đựng trên cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng .tri thức. Thế nhưng, quan niệm trên đây, xét về thực chất, chỉ là sự phát triển mới về một tư tưởng không hoàn toàn mới trong lịch sử tư tưởng kinh tế - triết học nhân loại. Có một thực tế không thể bác bỏ là, từ lâu, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã quan niệm lực lượng sản xuất xã hội luôn bao gồm hai bộ phận (hay luôn tồn tại được hai dạng thái) là lực lượng sản xuất trực tiếp và lực lượng sản xuất không trực tiếp (gián tiếp). Thuộc về lực lượng sản xuất trực tiếp gồm có bản thân người lao động và các tư liệu sản xuất cần thiết của họ. Loại hình lực lượng sản xuất này, sở đĩ gọi là trực tiếp bởi, một mặt, nó trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm vật chất và mặt khác, nó tồn tại dưới dạng các dạng thái Vật chất cụ thể, cảm tính. Trong khi đó, lực lượng sản xuất không trực tiếp (có người gọi là lực lượng sản xuất tinh thần) là loại hình lực lượng sản xuất tồn tại dưới hình thái tri thức - sản phẩm của một hoạt động lao động xã hội đặc biệt - lao động khoa học. Sở đĩ coi đây cũng là một loại hình của lực lượng sản xuất bởi, một mặt, nó (tri thức) luôn được vật hoá thành nội đung trí lực của lực lượng sản xuất trực tiếp và mặt khác, quan trọng hơn là, nó có khả năng đảm đương, thay thế ngày càng nhiều chức năng của con người (cả lao động chân tay và lao động trí óc) trong quá trình sản xuất. Chính với nghĩa thứ hai này mà C.Mác đã dự báo, theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải ngày càng phụ thuộc vào khả năng ứng đụng khoa học vào sản xuất và sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số minh chứng cho quá trình tri thức xã hội phổ biến (khoa học) chuyển hoá thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Theo đó, có thể đưa ra một số nhận định như sau: Một là, khoa học chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong những điều kiện xác định. Điều kiện đó là sự vượt lên của khoa học so với công nghệ và cuộc cách mạng công nghệ phải diễn ra đồng thời với cuộc cách mạng khoa học để tạo thành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
Bởi vì, sự vượt trước của khoa học sẽ cho phép nó đóng vai trò hướng dẫn, bảo đảm tính khoa học của cuộc cách mạng công nghệ và việc tiến hành đồng thời cuộc cách mạng khoa học và cuộc cách mạng công nghệ sẽ bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa khoa học - công nghệ - sản xuất - con người môi trường, thành một chu trình thống nhất, tất yếu. Đó chính là điều kiện để thúc đẩy tiến bộ công nghệ, là con đường để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đồng thời, đó cũng là đặc điểm cơ bản, đầu tiên và quyết định của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, là con đường dẫn tới nền kinh tế tri thức. Với cách nhìn ấy, đối với nước ta, phát triển kinh tế tri thức vừa là một cơ hội lớn, vừa là một thách thức lớn về nhiều phương diện.
Hai là, kinh tế tri thức chỉ là một ngành sản xuất chứ không phải là ngành sản xuất duy nhất của xã hội hiện đại. Lâu nay, trong nhận thức của không ít người, kinh tế tri thức, đến một lúc nào đó, sẽ trở thành ngành sản xuất duy nhất của xã hội hiện đại. Nhận thức sai lầm này do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết, là do ngộ nhận trước những tuyên truyền rầm rộ và cũng thường là một chiều về tính ưu việt của kinh tế tri thức mà những chỉ số và tiêu chí thường được dẫn ra từ các xã hội tư bản chủ nghĩa. Thực ra, kinh tế tri thức chỉ là một ngành sản xuất - ngành sản xuất thứ tư - tiếp theo các ngành sản xuất thứ nhất - nông nghiệp, thứ hai - công nghiệp và 'thứ ba - dịch vụ đã lần lượt ra đời trước đó. Thực tế lịch sử cũng minh chứng rằng, ngành sản xuất sau bao giờ cũng ở trình độ cao hơn ngành sản xuất trước, nhưng sự ra đời của nó không loại trừ những ngành sản xuất trước, mà trái lại, chúng cùng tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt và ngày càng cao của con người. Hiện nay, kinh tế tri thức đã trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế - xã hội của một loạt nước phát triển. Đó cũng chính là tương lai không xa của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Song, tri thức, với tính cách là nội đung trí lực, dù có hiện đại đến đâu đi nữa, muốn phát huy được vai trò của mình, nó tất phải phù hợp với nội đung thế lực và vật lực của lực lượng sản xuất. Một cách tương ứng, vai trò của kinh tế tri thức, dù to lớn đến đâu đi nữa, cũng không thể thay thế hoàn toàn chức năng của các ngành sản xuất khác. Và, nói chung, trong thời đại còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay. để có được một nền kinh tế thực sự độc lập, tự chủ, thì không thể và không nên chỉ dựa vào một ngành sản xuất duy nhất, cho dù đó là kinh tế tri thức đi nữa.
Ba là, kinh tế tri thức chỉ là một loại hình phát triển mới của lực lượng sản xuất chứ không phải là một chế độ kinh tế mới. Mỗi chế độ kinh tế được đặc trưng bởi một bản chất chính trị - xã hội riêng và bản chất ấy luôn tương đồng với lợi ích cơ bản của giai cấp đang chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội ấy. Các chế độ kinh tế, dù khác nhau về bản chất, vẫn có thể và thường là có chung kết cấu về các ngành sản xuất, chung những bước phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Kinh tế tri thức, xét theo tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất nói chung, chính là một giai đoạn phát triển mới sau giai đoạn công nghiệp; còn xét về thực chất, chính là bước phát triển mới của lực lượng sản xuất tinh thần trong lý luận về lực lượng sản xuất. Cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức, quan hệ và bộ mặt kinh tế - xã hội thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, đã có những thay đổi to lớn. Tuy thế, nếu chỉ vì quen đùng các thuật ngữ, như toàn cầu hoá và hội nhập, doanh nghiệp tri thức và công ty ảo, công nhân trí thức và kinh tế văn phòng, dân chủ cao độ và chính phủ điện tử, . . . mà coi kinh tế tri thức như một chế độ kinh tế mới, nhất là việc cho rằng với nền kinh tế tri thức, chủ nghĩa tư bản sẽ thay đổi về bản chất là những nhận định không những sai lầm về mặt lý luận, mà còn trái với thực tế lịch sử.
Cuối cùng, tri thức là kết quả của nhận thức, nhưng động lực của nhận thức lại là thực tiễn và đến lượt nó, thực tiễn lại luôn bị chế ước bởi những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định. Quá trình sáng tạo, trao đổi, phổ biến và ứng dụng tri thức, do vậy, không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, không chỉ tuân theo quy luật của nhận thức, mà hơn thế nữa, quá trình này còn là và luôn phụ thuộc vào các vấn đề, các quan hệ kinh tế - xã hội - chính trị. Do đó, dưới chủ nghĩa tư bản, sự xuất hiện của kinh tế thông tin trước đây cũng như của kinh tế tri thức hiện nay, từ trong bản chất của nó, không phải là sự vượt lên trên cấu trúc kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa cơ bản, mà chỉ là quá trình tái cấu trúc xã hội về mặt kinh tế - kỹ thuật nhằm khắc phục những biểu hiện mới của mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình "tái cấu trúc" này, như thực tế cho thấy, các nước tư bản vừa chú trọng đầu tư cho chiều sâu nhằm giải quyết các vấn đề về tài nguyên, môi trường, năng suất; vừa tạo ra một khoảng cách an toàn về tri thức và công nghệ cho phát triển theo chiều rộng bằng cách chi phối quá trình toàn cầu hoá chính vì vậy, việc xem xét và giải quyết những vấn đề của kinh tế tri thức, không những không được tách rời, mà trái lại, phải đặt trong một chỉnh thể các mục tiêu kinh tế và chính trị, lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc hoàn toàn cụ thể và xác định. Đó cũng chính là một bảo đảm để chúng ta có thể vừa tranh thủ được thời cơ, vừa vượt qua được thách thức, xây đựng thành công nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
(*) Tác giả: Đại tá, tiến sĩ, Phó chủ nhiệm Khoa Triết học, Học viện Chính trị - Quân sự.
(1), (2) Xem: Đặng Mộng Lân. Kinh tê tri thức - Những khái niệm và vấn đề cơ bản. Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2001.
(3) Xem: Lê Thị Như Hoa. Khái niệm "thông tin", từ cách tiếp cận bản thể luận và nhận thức luận. Tạp chí Triết học, số 1, 1999, tr.44.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt