Thông tin trở thành fast food

08:07 CH @ Thứ Hai - 20 Tháng Ba, 2006

Ngày càng ít ngườitrẻ tuổi đọc báo, thay vào đó họ lấy tin tức từ Internet với xu hướng ngày càng tăng. Không ít người đã chuẩn bị viết “cáo phó” cho báo in, thậm chí còn nêu rõ… ngày chết là tháng 4/2040.

Rupert Murdoch

Đại gia truyền thông này xuất bản 175 tờ báo trên thế giới (trong đó có New York Post),nắm trong tay một đế chế truyền thông khổng lồ là News Corporation, trong đó bao gồm một số địa chỉ hạng VIP như phim trường 20th Century Fox, kênh Fox TV, hầu hết các báo của Australia, kênh Star TVvà PhoenixTV của Trung Quốc...Tóm lại có thể coi Murdoch là một nhà chiến lược về truyền thông. Song vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 trước đây vài hôm, ông đã làm báo giới ngạc nhiên vớilần tuyên bố rằng thời đại của những đại gia thông tin truyền thống như ông chuẩn bị tàn lụi! Rupert Murdoch tin vào "kỷ nguyên khám phá thứ hai" đang dần dần hiện hình trên nền công nghiệp phát triển ở mức chóng mặt. "Công nghệ mớisẽ đưa chúng ta vào một chuyến du hành vô biên, chỉ có trí sáng tạo, niềm tin với lòng dũng cảm của chúng ta định ra đích đến".

Murdoch thậm chí còn bi quan cảnh báo: "Chúng ta đang đứng trước một cuộc cách mạng truyền thông: không chỉ các doanh nghiệp, mà một loạt Nhà nướcsẽ xuất hiện hoặc sụp đổ vì công nghệ mới này! Theo Murdoch, người ta không được phép coi thường những biến đổi vĩ đại đang diễn ra. Tất nhiên, các tờ báo có trọnglượng vẫn thu hút được độc giả, và trong vài năm tới họ vẫn có quyền ngủ yên trên vòng nguyệt quế của thành công. Nhưng trong tương lai gần, báo in sẽ chỉ là một trong nhiều kênh truyền thông mà khách hàng lựa chọn.Quan sát tương lai của kỹ thuật số, ông tin rằng với điện thoại di động trong tay người ta có thể tiếp cận tin tức mọi lúc mọi nơi hoặc mua hàng trên mạng. Thông tin đã trở thành một tài sản phổ biến như đồ fast food bán ở mỗi góc đường. Bản thân Murdoch, hôm qua còn có vẻ xem thường Intemet, song hôm nay cong phải kịp thời tỉnh ngộ và đầu tư ngay 400 triệu USD vào trang Web Myspace.com.

Cơn địa chấn

Trên địa hạt này, có lẽ nên tham khảo thêm báo cáo mớinhất của Viện nghiên cứu truyền thông Projed for Excellence in Journalism. Ở đó người ta không nói hẳn ra là báo in sắp chết, nhưng nhắc đến “những thay đổi như một cơnđịa chấn trong thế giới tri thức hôm nay". Báo giới, người giữ cổngđưa đến thông tin theo nghĩa kinh điển, đang chuyển dần quyền lực về phía khách hàng. Trào lưu lập trang mạng cá nhân (Blogger)hay cả một tờ báo theo ý riêng (Citizen media)là không thể đảo ngược. Nhà báo là người phải định nghĩa lại chỗ đứng của mình.

Báo giới thời nay chợt nhận ra một nghịch lý: ngày càng sinh ra nhiều báo, song lượng thông tin chưa hẳn đã nhiều, mà nhiều tờ báo xào xáo lại tin của nhau.Mỹ, cuộc cạnh tranh khốc liệt đưa đến hàng loạt chính sách tiết kiệm về ngân sách và nhân lực, kể cả những tên tuổi như New York Times, Washington Post, Newsweek.Nhà báo chịu áp lực thời gian lớn hơn. Nó không giữ được độc quyền khai thác nguồn tin như ngày xưa, nay buộc phải tập trung vào một số chủ đề ăn khách nhất.

Kẻ được, người thua

Cũng theo báo cáo nói trên, người ta tin rằng cuộc cạnh tranh giữa những người làm báo vì lý tuởng và các doanh nghiệp truyền thông Mỹ nặng về kiếm tiền sắp thuộc về dĩ vãng.Phần thắng sẽ nghiêng về các lực lượng biết bán thông tin một cách kinh tế.

Bù lại, đang diễn ra một cuộc biến chuyển đáng chú ýtrong thế giới thông tin truyền thống. Cho đến nay, nhiều người quan niệm (khá chính xác) rằng Intemet chỉ là nơi đăng tải lại những thông tin đã có trên báo in.Nhưng từ vài năm trở lại đây, Internet hiển nhiên đã xác định được chỗ đứng riêng của mình, và một hình thái riêng và nhóm khách hàng có nhu cầu khác hẳn ngày xưa. Người trẻ tuổinghiêng dần về phía Intemet, và các báo in buộc phải mở thêm trang Web, tuy nhiên cũng mới chỉ để "giữ khách". Từ khi các “máy tìm" như Googlevà Yahoora đời , tốc độ thông tin đã cao hẳn, khẳng định lần nữa chân lý "không có gì cũ hơn tờ báo hôm qua”. Vô hình trung, các công tin tức như Gonglevà Yahoolấy khách của báo truyền thống bằng chính tin tức từ nguồn này nhờ có tốc độ truy cập khẩn trương hơn. Trong thời gian tới có thể họ phải trả tiền cho bên cung cấp thông tin, hay tự mình biến thành một tờ báo mới.Dù thế nào thì người có lợi là giới độc giả.

Fast food ở thế thượng phong

Ai cũng biết đồ ăn nhanh là một văn hoá của thần mớiđầy vội vã và tất bật, song đó lại là bản chất của giờ thông tin, vì vậy danh hiệu fast food gắn cho báo giới đời mớikhông hề mang nghĩa tiêu cực. Thống kê cho thấy người trẻ tuổi ở Mỹ ngày càng ưa chuộng tin tức từ Intemet. Nếu bỏ quên nhóm khách hàng nàythì báo chí sẽ không sống nổi, ngay cả Murdoch cũng nhận ra điều đó. Trang thời sự của yahoo.comtăng số truy cập từng ngày. Không một tờ báo in nào có khả năngcập nhật các tin tức của rất nhiều lần trong ngày như các Blogger, thêm vào đó, báo mạng không mang tính dạy bảo, áp đặt mà đưa lại cho người đọc trẻtuổi những thông tin hậu trường thiết thực: Cuộc bầu tổng thống mớiở Mỹ liệu có chịu ảnh hường từ những sự kiện Trung Đông? Xăng có lên giá? Tôi có bị điều sang lraq?

Thế hệ mới không bắt đầu một ngày bằng tách trà và tờ báo, mà rót ly cà phê và mở mây tính lên mạng. Ở đó không chỉ có thông tin mà còn thêm giải trí, thế mạnh của Intemet không chỉ là tốc độ, mà còn tạo điều kiện giao lưu và phát biểuý kiến riêng với một quần thể cùng mục đích ngồi trước màn hình. Ai bỏ quên cuộc cách mạng này sẽ bị loại khỏi cuộc cạnh tranhtruyền thống mớichỉ bắt đầu.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Khi báo điện tử lên ngôi

    22/12/2005Hoài LinhVới lợi thế nhanh, sức chứa thông tin khổng lồ và khả năng tương tác nhiều chiều giữa toà soạn và bạn đọc, báo điện tử đang ''tiếm ngôi'' của báo giấy. Ghi chép của phóng viên VietNamNet từ chuyến đi khảo sát báo chí Pháp...
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Thách thức của nền khoa học máy tính trong tương lai

    10/12/2005Một nhóm các khoa học gia máy tính của Anh đã chỉ ra một số thách thức chính của nền công nghệ thông tin và hy vọng các nghiên cứu của họ sẽ là đường hướng nghiên cứu chính trong thời gian tới...
  • Giải pháp cho báo in: Đưa nội dung lên Internet

    22/11/2005Hiện nay, nhật báo trên toàn thế giới đang vướng phải sự cạnh tranh gay gắt từ truyền hình và các phương tiện nghe nhìn trực tuyến. Các tổng biên tập và nhiều nhân vật cao cấp từ 60 nước đã nhóm họp tại Athens (Hy Lạp) để tìm cách khai thác tối đa mạng thông tin toàn cầu cũng như đề ra những phương pháp mới nhằm lôi kéo độc giả.
  • Báo điện tử đang “nuốt dần” báo giấy!?

    10/11/2005Hoàng HảiSố lượng báo giấy phát hành đã giảm đều đặn trong suốt nhiều năm qua chủ yếu là do tin tức được cập nhật quá nhanh chóng qua truyền hình và Internet. Các phương tiện truyền thông điện tử ngày nay đã phát triển với mức độ cực kỳ nhanh chóng và đã giành giật được một số lượng độc giả khổng lồ từ báo giấy
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Báo điện tử - điểm sáng của cuộc cách mạng thông tin

    21/06/2005Phan KhươngTháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo Internet đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu
  • Hầu hết báo điện tử Mỹ vẫn chỉ cập nhật 1 lần/ngày

    30/09/2004Phan KhươngWebsite tin tức ngày nay là một kênh lý tưởng để công bố các sự kiện nóng bỏng đủ loại diễn ra. Thế nhưng một khảo sát của Đại học Texas (Mỹ) lại phát hiện ra rằng, 10 năm sau ngày tờ báo trực tuyến đầu tiên ra đời, hầu hết trang tin online ở nước này vẫn chưa đạt tần suất cập nhật liên tục...
  • Thực trạng báo chí điện tử tại Việt Nam

    03/07/2004Đăng Bền2003 là năm xuất hiện chóng mặt của các tờ báo điện tử, hầu hết là những toà soạn báo giấy truyền thống nay nhận rõ tầm quan trọng và vị trí trong lòng độc giả của báo điện tử, và thế là những Tuổi trẻ Online, Thanh Niên Online, Hà Nội Mới Online, Thể thao VN Online,.. xuất hiện trên Net, đưa thông tin theo một cách riêng...
  • xem toàn bộ