Học làm “cái đuôi”…của thần tượng

01:23 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Giêng, 2015

Trên thực tế vẫn có nhiều bạn trẻ quyết tâm theo đuổi con đường hoạt động nghệ thuật chân chính của mình nhưng không ít người lại quyết “ăn thua đủ” như một con thiêu thân lao vào hư danh nghệ thuật, nhưng vì sao như vậy?

Từ định hướng "ngây thơ"

Có dịp đi nói chuyện ở một nhà văn hóa, được làm quen với một nhóm bạn trẻ, mới thực sự hiểu rằng tại sao nghề "họa mi hót" lại hút các bạn đến như vậy. Thật ngây thơ, tôi hỏi: "Sao các bạn thích làm ca sĩ dữ vậy?" Cô bé không ngập ngừng trả lời ngay: "Tại chú hổng biết chứ ca sĩ kiếm nhiều tiền lắm, vui lắm. Tối đi hát, mình được tặng gấu bông, hoa, quà... và cả gối ôm nữa... Chú thấy mấy ca sĩ bây giờ đều lên "xế hộp " hết rồi đó ". Tôi "à " lên một tiếng ngạc nhiên, hỏi tiếp: "Làm ca sĩ cũng khó chứ bộ?" Thằng bé khoảng 15 tuổi có mái tóc vàng hoe nhanh nhẩu đáp: "Miễn mình thuộc lời, vũ đạo đẹp, diễn tốt là ăn rồi...". "Ừ, vậy mà chú cứ nghĩ khó lắm, khổ lắm!". Cô bé nhí nhất nhóm bồí cho tôi một câu đau điếng: "Tại chú già rồi chứ chú mà trẻ coi chừng chú cũng thích làm ca sĩ giống tụi cháu thôi..."

Cả nhóm cười nắc nẻ, trong đó có tôi. May sao tôi cũng được các em thổ lộ để được biết định hướng quá "bèo bọt" của các em khi khát khao trở thành ca sĩ. Nghĩ cũng lạ, sao những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, về việc tự đánh giá chính mình, định hướng sống của một nghề lại không có chỗ đứng trong một chương trình đào tạo như thế nhỉ? Hay là thời buổi vật chất biến những giá trị thật thành ảo - ảo thành thật và cái thật lại "lọt tỏm xuống sông" khi bạn trẻ chỉ nhận thấy những điều quá đơn giản trong một nghề hot hiện nay được xem là phức tạp nhất. Các bạn chỉ có thể thấy được bề nổi của những ca sĩ nổi tiếng mà có biết được không ít ca sĩ triển vọng cũng đang trở thành "con mồi béo bở nằm trên tầm ngắm “giường " của các đại gia, tự bán rẻ mình vì những nhu cầu vật chất! Mấu chết của vấn đề này chính là sự định hướng hời hợt của giới trẻ.

Những khó khăn, thử thách của nghề nghiệp dường như không được chú trọng phân tích, mổ xẻ kỹ lưỡng bởi nhu cầu thị trường cần gấp và nhu cầu của người cần nghề càng gấp hơn nữa. Biện pháp giải quyết những khó khăn, trở ngại ấy được gói gọn trong câu nói chung chung như: "Mai mốt khi va chạm, em sẽ biết cả mà…Quan trọng là phải khôn, phải biết bằng lòng em ạ. Bằng cấp thì được gì? Nếu được đào sâu giữa kỹ năng giao lưu thanh lịch và "kỹ năng giao lưu ăn khách" thì chắc chắn là thời lượng kèm những tiểu xảo sẽ dành cho kỹ năng thứ hai... "

Thương tình nhưng vẫn phải trách các bạn trẻ. Có bao giờ các bạn tự hỏi rằng mình có đủ tố chất để trở thành một ca sĩ thực thụ hay không? Cứ nhớ như in về chuyện một sinh viên đã từng đoạt giọng hát hay ở một trường đại học không được một giảng viên thanh nhạc nhận vào học chỉ vì em có vấn đề về "cổ họng" để thấy nghề nghiệp ấy nghiệt ngã như thế nào. Có giọng hát hay chưa đủ, có ngoại hình cũng chưa thông mà còn phải có một phong cách biểu diễn chuyên nghiệp, có một kỹ năng giao tiếp cộng đồng, tiếp xúc báo chí, kỹ năng xây dựng hình tượng.... mới có thể tồn tại và trụ lại với nghề.

Khi thật giả lẫn lộn thì mọi giá trị đều bị thách đố. Một bạn trẻ cũng từng khát khao trở thành ca sĩ nhưng khi gặp chuyện hỡi ôi thì cay đắng nhận xét: "Người ta muốn cái gì thì đành luyện cái đó vậy! ! !”

Đến tương tác trong văn hóa đa chiều…

Quá dễ đãi trong việc đánh giá nghề nghiệp là điều sai lầm cho những người trong cuộc. Giấy hành nghề có một thời gian rộ lên rồi xẹp xuống, im hơi lặng tiếng! Khá nhiều lớp học nhạc, ca hát, múa, vũ đạo được mở nhan nhản khắp nơi như cuộc nhân bản vô tính mà không được kiểm soát chặt chẽ và toàn diện. Một số danh ca đã nổi lên nhờ các tay bầu sô ca nhạc, các nhà quảng cáo chuyên nghiệp tung hứng...Điều này đã mang đến tình, tiền, danh, lợi, thế giá xã hội cho các ca sĩ, nghệ sĩ kinh doanh làm cho nhiều người "ngốt lên"'!...

Điều đáng tiếc hiện nay là không ít bạn trẻ đã sống thực dụng và quá ảo tưởng về năng lực bản thân. Rất cần những bạn trẻ có đam mê, khát vọng trong sự nghiệp của mình nhưng phải được xây dựng trên thực lực của bản thân. Phải biết ưu điểm và hạn chế của mình để tích cực rèn luyện hơn.

Đến khâu nhận thức về nghề phải xác định nghề này cần những tố chất nào, nhu cầu xã hội ra sao, thu nhập thực tế và những thách thức kèm theo là gì, điều kiện để sống với nghề ra sao...

Thật đáng báo động về sự định hướng giá trị và vấn đề hình thành kỹ năng sống. Có thể nhìn rộng ra khi thấy chính sự chọn lựa sai hướng đi sẽ đẩy cả một cuộc đời đi vào ngõ cụt. Khát vọng làm ca sĩ không có tội nhưng cách thức thoả hiệp để đạt được điều này đã phải đánh đổi những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật đáng buồn thay! Do đó, đừng ảo tưởng về mình hay tự huyễn hoặc mình; đừng mơ mộng thiếu thực tế sẽ làm ta dễ vỡ mộng. Mong rằng các bạn trẻ đang có khát vọng đổi đời, mơ ước tỏa sáng như ngôi sao ca nhạc sẽ biết đi lên bằng chính đôi chân của mình, và phải có bản lĩnh từ chối mọi cám dỗ nguy hiểm!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giới trẻ Hà Nội và vòng vây giải trí

    19/07/2019Nguyễn Trương QuýTrở lại với những gì tôi đã xem, nghe, đọc về giới trẻ, mà rất nhiều văn nghệ sĩ ấp ủ đề tài này, động cơ là đáng trân trọng. Chúng tôi thích chứ, tuổi trẻ bao giờ cũng thích được nói về mình và khám phá mình cũng như thích nghe người khác đánh giá ra sao. Trong những vô vàn thành quả ấy, luôn có những giá trị đọng lại...
  • Lười đọc - căn bệnh của giới trẻ

    23/11/2017“Những bài văn kinh hoàng” hay “áng văn bất hủ” là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong mùa tuyển sinh. Mặc dùchưa đến mức báo động, bởi những bài văn này chỉ chiếm số ít trong số hàng trăm ngàn bài thi mỗi năm, nhưng nó cũng khiến người ta băn khoăn. Phải chăng, tình trạng trên bắt nguồn từ việc giới trẻ mắc “căn bệnh” lười đọc tác phẩm văn học?
  • Giới trẻ - cái tôi và những căn bệnh tâm lý

    07/06/2016Minh Anh (thực hiện)Thế giới của giới trẻ Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ. Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày thô bạo hơn. Giải thích và phân tích xu hướng này từ góc độ tâm lý học là một phần nội dung cuộc trò chuyện giữa KH&ĐS với TS Tâm lý học Lương Cần Liêm.
  • Văn hóa ứng xử của giới trẻ

    26/05/2016Sương LamBên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia"... Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu?
  • Giới trẻ và hội chứng Internet

    18/01/2016Hoàng Đức NhãMặt trái của việc sử dụng Internet trong giới trẻ và thực tế đáng buồn là tình trạng đó vẫn đang diễn ra và có dấu hiệu phát triển mạnh thành “hội chứng Internet”...
  • Suy nghĩ của giới trẻ về con người

    15/05/2015Con người là sinh vật phát triển nhất, ưu việt nhất trên trái đất này. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa con người và các loài động vật khác là tính nhân bản. Nhưng liệu, đức tính tốt đẹp ấy có còn được giới trẻ coi trọng và bồi dưỡng không?
  • Chứng hoang tưởng trong giới trẻ

    11/03/2014Phương Nguyên - Diệu HiềnAi cũng có quyền mơ ước! Nhưng khi ước mơ vượt quá xa khả năng, và chủ thể của nó không hoặc không muốn nhận ra điều đó thì trở thành chứng hoang tưởng...
  • "Thiếu thốn tương đối" của người trẻ là gì?

    20/08/2013PGS.TS. Trần Nam BìnhTrong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Sinh Viên Việt Nam, tôi đã nói đến “thiếu thốn tương đối” của người Việt Nam. Sau đó có một bạn trẻ hỏi tôi rằng, vậy thì đâu là thiếu thốn tương đối của người trẻ Việt Nam trong hội nhập?
  • Hãy để giới trẻ nhập cuộc!

    05/09/2009Đăng Sơn thực hiệnNhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ những cảm nhận của mình về lòng yêu nước của giới trẻ hiện nay. Cũng như xã hội cần phải làm thế nào để đón nhận ngày càng nhiều những đóng góp của người trẻ...
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • Tám mẩu suy nghĩ về giới trẻ và Élite

    06/05/2009Nhạc sĩ Dương Thụ. Minh họa: Ziga Aljaz Zek Crew Troy SizerGiới trẻ cũng có nhiều người hay, có những người thật sự là élite của xã hội mới, ở nhiều khía cạnh họ tinh hoa hơn bọn tôi nhiều lắm. Nhưng người élite trẻ thì có, còn giới élite trẻ thì chưa.
  • Các mạng xã hội ảo lý tưởng dành cho giới trẻ

    22/04/2009Phạm Thế Quang HuyGiới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này.
  • "Giới trẻ không sống “nhạt” mà sống phức tạp hơn"

    17/02/2009Đinh Phương Linh (thực hiện)Đó là nhìn nhận của Đỗ Thanh Hải, Giám đốc trẻ măng của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (VFC), đạo diễn chuỗi chương trình "Táo Quân" phát sóng mỗi dịp Giao thừa, phụ trách nhiều bộ phim về đề tài người trẻ: “Xin hãy tin em”, “Phía trước là bầu trời” và gần đây nhất là “Nhật kí Vàng Anh” luôn gây được dư luận.
  • Giới trẻ thời @ đón tết

    19/01/2009Phương LanĐối với giới trẻ Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, Tết ngoài ý nghĩa đoàn tụ gia đình, còn là ngày hội để bạn bè gặp nhau, vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nên cách đón Tết, chơi Tết của các bạn trẻ cũng trở nên rất phong phú, mới lạ...
  • 6 xu hướng của giới trẻ Việt năm 2008

    31/12/2008Lan HươngNăm 2008 khép lại không có những “scandal” hoành tráng nhưng cộng đồng giới trẻ Việt vẫn chứng kiến sự lên ngôi của một số xu thế, cả trên giảng đường, trong không gian ảo lẫn trong cuộc sống thật.
  • Tôi đã lạc quan hơn về giới trẻ

    14/04/2008Cẩm TúNổi tiếng với Đất nước đứng lên khi mới 23 tuổi, nhà văn Nguyên Ngọc còn được biết đến bởi những đóng góp vào thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi Mới, khi ông giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nhà văn, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
  • "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

    23/09/2007Danh từ “8X” và “9X” đã trở thành một “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đến bây giờ, những từ ngữ này đã có tính chất phổ cập toàn dân và trở thành “biểu tượng” cho giới trẻ Việt Nam với hình ảnh một lớp người năng động, cá tính, sành điệu và… chịu chơi...
  • Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ

    11/08/2006Khánh HuyềnVới bản tính năng động và tuôn đổimới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời củahọ có khôngít những tínhcách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến củahọ...
  • Elite trong giới nhạc trẻ Việt Nam

    04/03/2006Dương ThụCó một số người trẻ tuổi hoạt động trong một vài lĩnh vực của đời sống, ở độ tuổi trên dưới 30, đang được coi là “elite” mới, hay nói nôm na là những tinh hoa của xã hội Việt Nam đương đại. Trong giới nhạc trẻ liệu có được những người như vậy?
  • Giới trẻ đang “chi tiêu” thời gian như thế nào

    12/10/2005Cảnh báo sự lây lan của virut ngủ. Nhiều người đã biết kéo dài thời gian của ngày. Có phải họ đang “cận thị” về tương lai của chính mình?
  • Hip-hop nhìn từ văn hoá thời trang

    06/06/2005Bài viết này được viết ngẫu hứng bằng những suy nghĩ rời rạc, tản mạn của tác giả về một góc của cái trào lưu đang chi phối giới trẻ ngày nay: hip-hop và văn hóa hip-hop. Tôi không còn trẻ và cũng chưa già, nhưng biết mình cũng không ngoại lệ tầm ảnh hưởng khó cưỡng lại ấy.
  • Giới trẻ Việt Nam và cuộc "cách mạng thời trang"

    12/11/2003Ben StockingSau cơn bão váy ngắn áo hai dây từ phương Tây, sau làn sóng tóc vàng môi nâu du nhập từ Hàn Quốc, giới trẻ Việt đang tiến hành một cuộc “cách mạng thời trang”? Trước mối xung đột thế hệ gay gắt quanh chuyện  áo dài áo ngắn, giới trẻ sẽ khẳng định mình như thế nào? Dưới đây là góc nhìn của một nhà báo nước ngoài về cuộc “cách mạng thời trang” này ở xứ Việt.
  • xem toàn bộ