Elite trong giới nhạc trẻ Việt Nam
Có một số người trẻ tuổi hoạt động trong một vài lĩnh vực của đời sống, ở độ tuổi trên dưới 30, đang được coi là “elite” mới, hay nói nôm na là những tinh hoa của xã hội Việt Nam đương đại. Trong giới nhạc trẻ liệu có được những người như vậy?
Nhưng thế nào thì được gọi là tinh hoa? Đây là cả một câu chuyện dài dài. Bên khoa học, tiến sĩ ở Havard, Cambrigde, Sorbone về chắc là tinh hoa rồi, nhưng bên nhạc trẻ, một lĩnh vực thuộc khu vực văn hoá đại chúng lấy đâu ra những bằng cấp cao sang đến như vậy. Ngay ở trong nước, chẳng có một trường Đại học nào (kể cả nhạc viện) có nổi một khoa nhạc nhẹ, dù là để dạy một thứ nhạc nhẹ sơ khai. Những người chơi nhạc trẻ đa phần là tay ngang, nếu chuyên nghiệp thì cũng không từ chuyên ngành ra. Về trình độ, phần lớn thực chất ở mức độ trung cấp âm nhạc và văn hoá PTTH.
Nhưng ở đâu cũng vậy thôi, phàm đã thành một giới, có một mặt bằng chung thì ít nhiều phải có tinh hoa của nó rồi, những con người hàng đầu, có đủ phẩm chất và tài năng để lôi cuốn và ảnh hưởng đến hoạt động của đồng nghiệp, có chất lượng sống cá nhân cao. Như vậy tinh hoa ở đây chỉ là một cách hiểu tương đối, trong một “văn cảnh” nhất định.
Nhìn cô Hồng Nhung đi hát, đi tập, đi chơi bằng xe hơi, thông thạo ngoại ngữ (tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ) ở mức có thể đọc sách và giao tiếp thoải mái với bạn bè nước ngoài, sống trong một ngôi nhà tiện nghi, tràn ngập ánh sáng và màuxanh của cây lá, ngày dành 2 tiếng để tập yoga và thể hình nên dù tuổi đã 36 mà vẫn như còn con gái, lại là một ca sĩ hàng đầu ở Việt Nam không phải chỉ bởisự nổi tiếng mà còn ở cái văn hóa âm nhạc thể hiện trong cách chọn bài và phong cách biểu diễn trên sân khấu, ở cái ảnh hưởng của cô trong công chúng nghe nhạc phổ thông (pop) trẻ tuổi. Mỹ Linh, Thanh Lam trong một hoàn cảnh khác nhưng chất lượng sống, sự thể hiện của văn hóa âm nhạc, sự lôi cuốn và tầm ảnh hưởng trong công chúng cũng không thua kém gì. Thế họ có phải elite không ?
Đấy là ca sĩ, còn những tay chơi nhạc trẻ. Quốc Trung, Anh Quân, Huy Tuấn đều là dân nhạc viện.Trung đi tu nghiệp ở Bungari, còn Quân, Tuấn thì ở Liên Xô cũ (Nhạc viện Tchaikovsky) rồi mày mò chơi nhạc nhẹ 7 năm ở Đức. Về nước, họ trở thành những tên tuổi hàng đầu của nhạc nhẹ Việt Nam. Họ là đẳng cấp trong phong cách nhạc nhẹ mà họ theo đuổi (Funk, R &B và World-Music). Vai trò của họ đối với sự phát triển này của họ trong lĩnh vực này ở nước ta là rất đáng kể. Chất lượng sống của cả ba cũng cao. Giỏi ngoại ngữ, giỏi coputer, lái xe hơi và sử dụng các phương tiện văn minh khác thành thạo, chơi tenis mỗi buổi sáng, rất sành điệu trong thưởng thức mặc dù về tiền bạc họ chẳng thấm tháp gì so với các đại gia trong các lĩnh vực ngành nghề khác. Thế thì trong giới của họ, họ có thể được coi là những tinh hoá? Đấy chỉ là một vài ví dụ, ở những người mà tôi biết rõ. Còn có những tên tuổi hàng đầu khác mà tôi có thể dễ dàng kể ra đây: Lê Minh Sơn, Đức Trí, Việt Anh, Đỗ Bảo… những nhạc sĩ sáng tác và phối khí, Ngọc Quân (tay chơi bộ gõ), Quyền Thiện Đắc, Hồng Kiên, Trần Mạnh Tuấn, những tay Saxophone danh tiếng… Rõ ràng trong giới nhạc trẻ đang hình thành một tầng lớp hay nói đúng hơn là một đẳng cấp mà xã hội không thể xem thường, mặc dù trong con mắt của một số tinh hoa cũ họ chỉ là “bọn nhạc pop ấy mà”.
Sống văn minh (do biết tiêu tiền chứ không phải do có nhiều tiền), chơi nhạc văn minh, có đóng góp cho cộng đồng những giá trị mà mình thu nhận được hoặc tạo ra, có sức lôi kéo và ảnh hưởng đến đồng nghiệp và công chúng trong lĩnh vực hoạt động của mình, những người như thế, theo tôi nghĩ có phẩm chất của những elite mới. Nhạc trẻ trong khu vực giải trí nhiều hơn là thưởng thức nghệ thuật, những tác động của chúng đến giới trẻ là rất lớn, nhất là trong những hoạt động nghệ thuật thực sự của nước ta còn đang rất yếu ớt (ấy là so với tình hình chung, chứ còn so với chính nó (hoạt động nghệ thuật) thì cũng chẳng đến nỗi nào). Nếu có được ngày càng nhiều những elite trong lĩnh vực này thì càng đáng mừng chứ sao.
30 năm sau chiến tranh, xã hội Việt
Tầng lớp tinh hoa là cái "phin lọc” của cả một xã hội, một cộng đồng, nó ngăn chặn những cặn bã văn hóa và giúp lưu thông những giá trị. Trong nhạc trẻ cũng thế, nếu không hình thành nổi một tầng lớp tinh hoa, công chúng trẻ sẽ bị tiếp nhận những cặn bã mà họ không biết. Hiện thời đang là như thế đấy. Tôi không phải là tinh hoa trong thế hệ của mình, càng không phải là một elite mới nhưng tôi biết ngưỡng mộ họ, thấy sự cần thiết (quá cần thiết) của họ trong những biến chuyển của đời sống, của cộng đồng. Chúng ta đang khuyến khích mọi người làm giàu, luôn hồ hởi treo những giải thưởng tiền bạc cho mọi cuộc thi để kích thích sự phấn đấu. VTV có hẳn một chương trình “Ai là triệu phú”. Nhưng để trở thành tinh hoa thì tiền chỉ là phương tiện cần thiết thôi. Đitìm tinh hoa trong giới trẻ ở bất kỳ lĩnh vực nào mới là điều cần thiết. Hãy khuyến khích, ủng hộ họ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho họ. Những tên tuổi được nhắc đến trong bài này có thể trong con mắt ai đó chưa phải là những tinh hoa, cũng có thể.Nhưng sự thiên vịcủa tôi không phải nhắm vào những cá nhân, mà nhắm vào một lớp người, một thế hệ mà tôi và những bạn bè của tôi rất kỳ vọng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt