"Thiếu thốn tương đối" của người trẻ là gì?
Trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Sinh Viên Việt Nam, tôi đã nói đến “thiếu thốn tương đối” của người Việt Nam. Sau đó có một bạn trẻ hỏi tôi rằng, vậy thì đâu là thiếu thốn tương đối của người trẻ Việt Nam trong hội nhập?
Thiếu thốn tương đối nhấn mạnh đến khoảng cách giữa nhóm thành viên (giới trẻ Việt Nam) và nhóm so sánh tham khảo (giới trẻ quốc tế).
Như vậy, chúng ta có thể phân biệt hai trường hợp: (a) Những thành viên của giới trẻ Việt Nam tự so sánh với những người trong cùng nhóm của mình; (b) Giới trẻ Việt Nam so sánh với giới trẻ quốc tế.
Về điểm (b), tôi cảm thấy lạc quan. Hội nhập sẽ làm giảm khoảng cách hiện nay giữa giới trẻ Việt Nam và giới trẻ quốc tế, bởi vì giới trẻ Việt Nam năng động, bắt chước cũng như sáng tạo rất nhanh.
Về điểm (a), tôi cảm thấy bi quan. Hội nhập sẽ làm tăng khoảng cách hiện nay giữa những thành viên của giới trẻ Việt Nam, nhất là giữa giới trẻ thành phố và thôn quê.
Do đó, cố gắng san bằng điều kiện của người trẻ Việt Nam mọi nơi phải là một ưu tiên hàng đầu cho những chính sách về giới trẻ hiện nay.
Bấn loạn tâm lý vào shock văn hóa
Có thể nói, sự lây lan các khủng hoảng tâm lý từ nhóm này sang nhóm khác là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống tân tiến, nhất là cuộc sống thành phố.
Điều này đã xảy ra tại Việt Nam từ nhiều năm nay, trước cả hội nhập quốc tế. Đời sống thành phố nhiều cơ hội, nhiều kỳ vọng, nhiều cạnh tranh, chịu nhiều loại áp lực và thiếu sự hỗ trợ tinh thần của gia đình, láng giềng, v.v...
Một thực trạng của cách mạng kỹ thuật thông tin và hội nhập là giới trẻ khắp nơi trên thế giới bỏ ra nhiều thời giờ hơn trong thế giới ảo của Internet, và do đó ít thời giờ hơn cho thế giới thật, của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô, v.v...
Vì thế, một hệ lụy khá mỉa mai của hội nhập là giới trẻ khắp nơi đang trở nên cô độc hơn, và tôi không ngạc nhiên nếu hiện tuợng hoảng loạn và túng bấn tâm lý ở các nước đã phát triển sẽ từ từ lây sang giới trẻ Việt Nam.
Khi hội nhập, về mặt kinh tế, ta có thể có cách tiếp cận nào về “trào lưu” rúng động tâm lý ? Câu trả lời là lý thuyết kinh tế thuần túy dựa trên cách hành xử hợp lý không thể giải thích các hiện tượng này.
Nhưng từ quan điểm kinh tế tôi cũng có thể tạm giải thích một phần nhỏ của trào lưu này như sau: Trong lý thuyết kinh tế vi mô, một giả thuyết rất quan trọng của lý thuyết người tiêu thụ là “giữa hai bó hàng hoá A và B, một tác nhân kinh tế luôn luôn có thể cho rằng thích A hơn B, hay là thích B hơn A, hay là thích A và B như nhau”.
Suy rộng ra cho các vấn đề khác, một cá nhân phải có khả năng chọn lựa giữa các nhiệm ý khác nhau. Nếu một cá nhân không thể chọn lựa giữa các nhiệm ý, điều đó có thể dẫn đến khủng hoảng tâm lý.
Một thí dụ rõ ràng là phim Sophie’s Choice trong đó người mẹ trong trại tù Nazi bị bắt buộc phải chọn lựa để cứu sống chỉ một trong hai đứa con của mình.
Như vậy, trào lưu rung động tâm lý có thể xem là phản ánh một phần nào sự thiếu khả năng chọn lựa của các thành viên trong xã hội. Sự thiếu khả năng này liên hệ phần nào đến sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế, xã hội và văn hoá.
Trong hội nhập, giới trẻ Việt Nam chắc chắn sẽ, không ít thì nhiều, gặp các cú sốc về văn hóa, về ứng xử v.v... Nhưng áp lực của những cú sốc này có thể làm giảm bớt qua học hỏi và kinh nghiệm.
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chuẩn bị tốt cho người trẻ Việt Nam thành công trong việc hội nhập.
Thứ nhất, giáo dục trong trường học phải linh động, khai phóng và giúp học sinh/sinh viên hiểu biết thêm về văn hóa, xã hội và kinh tế của các nước trên thế giới, trước hết là các nước láng giềng và trong khu vực, sau đó là các quốc gia có nhiều liên hệ với Việt Nam (qua mậu dịch hay viện trợ).
Thứ hai, giới truyền thông, nhất là truyền thông trên mạng nên đưa tin và bình luận theo lối nhìn đa dạng quốc tế nhằm giúp giới trẻ Việt Nam hiểu thêm về lối tư duy và quan điểm của giới trẻ nước ngoài.
Thứ ba, giới trẻ Việt Nam phải có cơ hội trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với giới trẻ nước bạn qua các cuộc hội thảo, trại hè hay trao đổi học sinh/sinh viên quốc tế.
Những cuộc gặp mặt này giúp cho người trẻ tại Việt Nam hiểu thêm về cách ứng xử, các nguyện vọng và cảm hứng của các bạn trẻ quốc tế. Theo nhận xét của riêng tôi, Việt Nam đã bắt đầu làm hai điểm sau, nhưng cần khai triển và đẩy mạnh hơn nữa.
Sửa soạn tinh thần và tối ưu hóa cơ hội
Hội nhập có thể định nghĩa bằng nhiều lối khác nhau và thành công cũng có thể đo lường bằng nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng, dựa trên các lập luận bên trên, tôi có thể tạm kết luận rất tổng quát là các nước thành công trong hội nhập vì: (1) cơ chế chính trị, kinh tế và xã hội linh động và co giãn; (2) giáo dục khai phóng, sáng tạo và có tính phê bình; (3) thông tin đa quan điểm và (4) có nhiều cơ hội cho giới trẻ trong nước tương tác với giới trẻ ngoài nước.
Dưới những điều kiện tốt như thế, giới trẻ mới có thể tối ưu hoá các tư tưởng và cơ hội do hội nhập mang lại.
Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2009, thế giới còn có nhiều khó khăn hơn, và người trẻ sẽ tiếp tục chịu những áp lực và căng thẳng. Biện pháp đầu tiên và chính yếu là chuẩn bị tinh thần.
Giới trẻ Việt Nam đang làm việc phải chấp nhận thực trạng khủng hoảng tài chính–kinh tế toàn cầu và suy thoái kinh tế tại các nước buôn bán chính yếu với Việt Nam như Nhật, Mỹ, v.v.
Các bạn trẻ vẫn còn giữ được việc làm phải chấp nhận điều kiện làm việc xấu hơn, giờ làm việc dài hơn, lương không tăng, đi làm xa hơn, v.v... Các bạn trẻ mất việc làm có thể nhân cơ hội này trở lại môi trường giáo dục hay đào tạo để học thêm các kiến thức mới hay cập nhật kỹ năng chuyên môn hoặc trong nghề cũ của mình hoặc trong ngành nghề khác.
Một số bạn trẻ sắp đi làm có thể ở lại trường để học hỏi thêm, thí dụ như ghi danh học hậu đại học.
Một hệ luận của lý thuyết kinh tế vĩ mô Keynesian là, nếu giới trẻ đồng loạt giảm tiêu thụ đáng kể, điều này sẽ làm nền kinh tế còn trì trệ hơn. Do đó, giới trẻ Việt Nam nên cố gắng giữ vững mức tiêu thụ, nếu có thể dùng tiền tiết kiệm hay vay mượn được. Với những chính sách kích cầu của nhà nước hiện nay, đây là biện pháp khả thi cho giới trẻ Việt Nam.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý