Giới trẻ và hội chứng Internet

10:17 CH @ Thứ Hai - 18 Tháng Giêng, 2016

Internet ngày càng thể hiện được giá trị và tầm quan trọng của mình với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, mặt trái của việc sử dụng Internet trong giới trẻ và thực tế đáng buồn là tình trạng đó vẫn đang diễn ra và có dấu hiệu phát triển mạnh thành “hội chứng Internet”.

Mọi thứ đều có ở Internet…

Đó là nhận định chung của tất cả các bạn trẻ. Quả thực, Internet gần như đáp ứng được tất cả các nhu cầu về thông tin, giải trí của mọi người.. Báo chí, truyền hình đã được Internet hóa; mọi thông tin cần biết đều có thể được tìm thấy qua các công cụ tìm kiếm và 1 cú click chuột. Nếu muốn giải trí, bạn có thể nghe nhạc, xem phim, chơi game đủ mọi thể loại trên Internet. Và cũng chính vì đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của những người sử dụng cho nên dần dần, người sử dụng sẽ dễ dàng bị lệ thuộc. Và giới trẻ đương nhiên sẽ là những người dễbị lệ thuộc nhất bởi đa số vẫn chưa có được nhận thức đầy đủ; hơn nữa, họ cũng là những người có quỹ thời gian rảnh rỗi có lẽ là nhiều nhất.

Không thể phủ nhận những tiện lợi mà Internet mang lại. Thế nhưng đi song song với nó là những hạn chế không thể phủ nhận. Với việc quá lệ thuộc vào các thông tin được tìm thấy 1 cách dễ dàng trên Internet đã dẫn đến việc nhiều bạn trẻ đã cảm thấy ngại khi đi ra ngoài tìm hiểu bên ngoài.

Tâm, ĐH Sư phạm Hà Nội tỏ ra khá bức xúc về vấn đề này: “Bọn em có 1 môn học về môi trường. Khi thầy có ý kiến là sẽ tổ chức 1 buổi ngoại khóa đi rừng Cúc Phương để tìm hiểu về hệ động thực vật cũng như môi trường ở đấy. Thế nhưng đa số các bạn trong lớp đều phản đối. Nhiều bạn cho rằng việc tổ chức như thế là bất công. Trong khi mọi số liệu, hình ảnh…về khu rừng này đều dễ dàng được tìm thấy trên mạng. Do việc sử dụng quá nhiều Internet mà các bạn nghĩ mọi việc đều đơn giản mà không biết rằng 1 buổi ngoại khóa như thế không chỉ thay đổi không khí mà còn là để các bạn có dịp tự tìm hiểu. Đó là những điều mà Internet không thể mang lại được”

Bên cạnh đó, với việc sử dụng công cụ tìm kiếm trên Internet cũng khiến nhiều bạn trẻ trở nên lười suy nghĩ, tư duy. Rất nhiều những sinh viên khi được giao bài tập về nhà về việc tìm hiểu một vấn đề gì đó thì các bạn chỉ vào google tìm và sao chép nguyên văn những thứ có ở trên mạng.

Trò chơi trực tuyến, sự bùng nổ của thế giới ảo

Sống trong thế giới ảo cũng là 1 hệ quả của việc sử dụng Internet quá nhiều và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống là không hề nhỏ, đặc biệt là với những bạn mê trò chơi trực tuyến.

Nếu đi dọc theo các kí túc hay vào các phòng trọ, đặc biệt là các phòng nam mới thấy phong trào chơi các trò chơi trực tuyến đang phát triển rất mạnh. Các công ty truyền thông cũng nhận thấy được thị trường đầy tiềm năng này nên các trò chơi trực tuyến được sản xuất ngày càng nhiều, với nội dung, hình thức ngày 1 hấp dẫn hơn. Hệ quả của nó thì có thể thấy rõ, đó là việc ảnh hưởng lớn đến học tập, sinh hoạt của các bạn sinh viên. Xa hơn nữa, khi đã trở thành những con thiêu thân cho trò chơi trực tuyến thì việc dành tất cả thời gian, tiền bạc để “nướng” vào các trò chơi này là một điều không có gì lạ lẫm.

Không chỉ tốn nhiều thời gian, tiền bạc; khi đã quá say mê với những trò chơi trực tuyến, các bạn trẻ cũng dễ dàng bị tiêm nhiễm và cuộc sống cũng chỉ xoay quanh các trò chơi.

Trong quá trình tìm hiểu, người viết đã tiếp xúc với Tuấn, ĐH Giao thông, một người được mệnh danh là cao thủ của trò chơi “Võ lâm truyền kỳ”. Với Tuấn, mọi cuộc trò chuyện cuối cùng đều quy về “Võ lâm truyền kỳ”. Và bạn bè thân thiết nhất của Tuấn cũng là những người bạn mà Tuấn quen trong các cuộc chiến trên mạng. Hệ quả của việc nghiện “Võ lâm truyền kỳ” của Tuấn là số môn mà Tuấn vẫn còn nợ đủ để Tuấn được “giữ lại trường” thêm ít nhất là 2 năm nữa.

Đề phòng những cạm bẫy

Nick chat, blog, email…đó là những phương tiện phổ biến để liên lạc, trao đổi, làm quen…trên Internet. Những phương tiện đó đã khiến mọi người có thể rút ngắn được khoảng cách địa lí, giao lưu kết bạn được với nhiều người hơn. Nhưng cũng vì những thuận tiện đó mà nó cũng đã bị nhiều kẻ xấu lợi dụng.

Tình trạng cứu nét, lừa tình trên mạng cũng là một vấn đề nhức nhối

Điều có thể thấy đầu tiên là chuyện “cứu nét”, một thuật ngữ không còn quá lạ lẫm gì đối với mọi người. “Cứu nét” được hiểu là trả tiền “chat” cho các cô gái và những chàng trai đó sẽ được chính các cô gái đó phục vụ…tới bến. Đây là môi trường thuận lợi để các cô gái sống buông thả lợi dụng và những chàng trai, mà rất nhiều trong đó là học sinh, sinh viên đã vô tình dính vào để rồi tiếp tay cho những hành vi, suy nghĩ lệch lạc. Hơn nữa, nhiều “Mạnh Thường Quân” đi cứu nét cũng đã ôm “quả lừa” của những phần tử xấu để rồi bị lấy hết tài sản mang theo.

Bên cạnh chuyện cứu nét, vấn đề lừa tình trên mạng cũng đang là một vấn đề rất nhức nhối. Cũng chính bởi sự nhanh chóng, thuận tiện của Internet mà nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn gái đã thích lên mạng để tìm kiếm “người tình trong mộng” của mình hơn là tìm ở những mối quan hệ ngoài cuộc sống. Và họ chính là “con mồi” của rất nhiều kẻ có mục đích lừa tình trên mạng.

Sự tiện lợi và hấp dẫn của việc sử dụng Internet là không thể bàn cãi, nhưng việc sử dụng nó như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không ảnh hưởng đến học tập, đến cuộc sống mới là điều đáng bàn đến trong giới trẻ hiện nay. Và để Internet không trở thành “hội chứng” các bạn trẻ phải biết cách sử dụng Internet một cách hữu hiệu, thiết thực và hợp lý để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc luôn có thể xảy ra.

Nguồn:Vnmedia
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chứng hoang tưởng trong giới trẻ

    11/03/2014Phương Nguyên - Diệu HiềnAi cũng có quyền mơ ước! Nhưng khi ước mơ vượt quá xa khả năng, và chủ thể của nó không hoặc không muốn nhận ra điều đó thì trở thành chứng hoang tưởng...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • A còng, A móc, những thành viên ưu tú và tính ì của cả một thế hệ

    21/09/2013Lê Đa NguyênChúng ta có thể không đủ tiền để mua một chiếc @, nhưng chúng ta có dư khả năng để tiếp nhận những bài học cơ bản về cung cách thể hiện là người có văn hoá, có tinh thần trách nhiệm với chính mình, với Quê  hương, Đất nước. Chúng ta có thể học để biết cổ xuý những giá trị như  Nhân ái, Can đảm và Trí tuệ đồng thời tiễu trừ những bất công, những lừa phỉnh, những cố bám vì tư lợi...
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • Tám mẩu suy nghĩ về giới trẻ và Élite

    06/05/2009Nhạc sĩ Dương Thụ. Minh họa: Ziga Aljaz Zek Crew Troy SizerGiới trẻ cũng có nhiều người hay, có những người thật sự là élite của xã hội mới, ở nhiều khía cạnh họ tinh hoa hơn bọn tôi nhiều lắm. Nhưng người élite trẻ thì có, còn giới élite trẻ thì chưa.
  • Các mạng xã hội ảo lý tưởng dành cho giới trẻ

    22/04/2009Phạm Thế Quang HuyGiới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này.
  • Thế hệ @

    19/02/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngThế hệ trẻ hôm nay đang được nhiều người gọi là thế hệ @, một thế hệ của thực tại ảo và những lo toan rất thực.
  • "Giới trẻ không sống “nhạt” mà sống phức tạp hơn"

    17/02/2009Đinh Phương Linh (thực hiện)Đó là nhìn nhận của Đỗ Thanh Hải, Giám đốc trẻ măng của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (VFC), đạo diễn chuỗi chương trình "Táo Quân" phát sóng mỗi dịp Giao thừa, phụ trách nhiều bộ phim về đề tài người trẻ: “Xin hãy tin em”, “Phía trước là bầu trời” và gần đây nhất là “Nhật kí Vàng Anh” luôn gây được dư luận.
  • Thế hệ 9x: Chỉ biết Google, không giỏi phân tích?

    31/01/2008Trọng Cầm (Theo Infoworld)Cuộc nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học London cho rằng: 9x ngày nay đã quá quen thuộc với việc sử dụng máy tính, mạng Web và nhất là công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, các em lại thiếu mất kỹ năng phân tích và phê bình cần thiết để xử lý các thông tin đọc được...
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Tin vào thế hệ @

    05/07/2005Liệu có cần thiết phải băn khoăn và lo âu quá nhiều như vậy về một thế hệ mới xuất hiện trong xã hội hay không? Thay vì hồ nghi, xin hãy tin tưởng. Thay vì xét nét chúng ta hãy hướng dẫn họ bằng những tấm gương cả tốt lẫn xấu của các thế hệ đi trước. Tôi rất phục các bậc tiền bối khi quyết định dựng Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu Quốc tử Giám với mục đích để răn đe hậu thế: Người thực tài có công với đất nước sẽ được vinh danh, người không thực tài sẽ chịu nhục vì cái hư danh của mình đến muôn đời...
  • Làm giáo dục mà sai thì sẽ hỏng cả một thế hệ

    07/08/2003Làm bác sĩ nếu sai thì chỉ gây tử vong một người. Nhưng nếu làm giáo dục mà sai thì sẽ làm hỏng cả một thế hệ...
  • xem toàn bộ