Kém thông tin không phải là nguồn gốc của mọi sự mâu thuẫn

08:48 SA @ Thứ Bảy - 26 Tháng Mười Một, 2005

Ý tưởng cho rằng “chúng ta có thể giải quyết mọi khác biệt nếu chúng ta thông tin cho nhau nhiều hơn” không nhất thiết đúng.

Khi được hỏi về nguồn gốc của mâu thuẫn trong công việc, câu trả lời thường là do thông tin kém. Nhân viên phàn nàn: “Sếp ra lệnh không rõ ràng”, còn người quản lý nói: “Công nhân không lắng nghe”... Đây không phải là điều bất thường. Nhiều người cho rằng thông tin là nguồn gốc của rất nhiều mâu thuẫn. Tiếc rằng nhận định đó là sai. Trong quan hệ công tác, mâu thuẫn phát sinh từ cơ cấu và khác biệt cá nhân hơn là do thông tin.

Trong mọi tổ chức đều có bảng mô tả công tác, phân biệt rõ các nhóm đặc nhiệm, ranh giới công tác và quan hệ với cấp lãnh đạo nhằm mục đích tạo sự dễ dàng trong khâu phối hợp. Nhưng chính công việc này lại tách rời nhân viên và tạo khả năng gây mâu thuẫn. Khâu mua hàng chỉquan tâm đến việc mua nguyên liệu kịp thời với giá thấp, còn mục tiêu của khâu tiếp thị là bán hàng nhanh và đem lại nguồn thu cao hơn, trong khi đó khâu kiểm tra chất lượng lại tập trung cho việc cải tiến chất lượng và đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn...Khi các nhóm trong cùng một tổ chức chạy theo nhiều mục tiêu đối chọi nhau, thì càng dễ tạo ra khả năng gây mâu thuẫn.

Gặp một người mà ngay từ đầu bạn cảm thấy không ưa anh ta, có thể bạn sẽ không đồng ý với bất cứ điều gì anh ta nói. Một vài đặc điểm nhỏ nhất của anh ta như lắc lắc đầu khi phát biểu hay bĩu môi cũng sẽ làm cho bạn khó chịu. Vậy mà chúng ta thường phải làm việc với những con người như vậy, những con người có những giá trị và cá tính xung khắc với cá nhân ta. Các doanh nghiệp ngày nay rất đa dạng về mặt tuổi tác, giới tính, dân tộc và khuynh hướng sinh hoạt. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi phải công nhận những tư tưởng khác nhau, vì mỗi người đánh giá những vấn đề như trách nhiệm, bình đẳng, chân thật... theo tiêu chí khác nhau. Ngay cả những giá trị liên quan đến công việc cũng có thể khác nhau như tầm quan trọng giữa gia đình và công việc, hoặc tự do hay quyền lực công ty. Những khác biệt này thường xuất hiện trong quan hệ công tác và chúng tạo ra các mâu thuẫn giữa các cá nhân.

Những gì vừa nêu trên không có nghĩa là thông tin không tạo ra mâu thuẫn. Cách sử dụng từ ngữ, thuật ngữ, tiếng lóng, rồisự thiếu trao đổi thông tin hoặc không biết lắng nghe đều tạo ra mâu thuẫn. Nhưng ý tưởng cho rằng “chúng ta có thể giải quyết mọi khác biệt nếu chúng ta thông tin cho nhau nhiều hơn” không phải lúc nào cũng đúng. Thực tế cho thấy mâu thuẫn càng gia tăng khi có quá nhiều thông tin cũng như thiếu thông tin. Gia tăng thông tin cómức độ thì có thể tạo được hiệu quả, quá nhiều lại dễ tạo nhiễu. Quá nhiều hay quá ít thông tin đều có khả năng gây mâu thuẫn.

Do đó, khi cố gắng giải quyết mâu thuẫn, trước hết cần đi tìm nguyên nhân của nó. Rất có thể mâu thuẫn phát sinh từ đòi hỏi của công việc, do sự khác biệt về giá trị hay cá tính hơn là do thiếu thông tin. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn để giải quyết mâu thuẫn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quản lý thông tin hay Nghệ thuật chắt lọc giá trị từ những nguồn thông tin khổng lồ!

    22/09/2015Nguyễn Tuyết Mai (tổng hợp)Hàng ngày, có biết bao luồng thông tin mạnh mẽ và dồn dập đưa vô vàn các dữ liệu vào máy tính, điện thoại và bàn làm việc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trong khối lượng thông tin khổng lồ đó có thể chứa đựng những bí quyết giúp đem lại ưu thế cạnh tranh, nhưng đồng thời cũng có thể đem lại những bước đi sai lầm nếu sa đà vào những dữ liệu chẳng có liên quan mà đánh mất đi những chi tiết quý giá...
  • Chế độ kiểm soát nội bộ trong công ty

    24/10/2005Nguyễn Ngọc BíchNhững sai phạm trong Tổng công ty Dầu khí (PetroVietnam) và Công ty Điện lực TPHCM sở dĩ diễn ra - như được giải thích - là do sự lơi lỏng trong quản lý tại các nơi đó. Các cơ quan nhà nước luôn luôn đặt nặng vấn đề quản lý, vậy tại sao các chuyện kia lại xảy ra?
  • Phép biện chứng duy vật với quản lý doanh nghiệp

    20/10/2005Bùi Quang MinhPhép biện chứng duy vật nói riêng, triết học mác xít nói chung có vị trí hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Những tri thức của các khoa học triết học đem lại, đang là công cụ tư duy sắc bén để con người nhận thức và cải tạo thế giới hiện thực vì nhu cầu con người; nó đang được các lĩnh vực hoạt động của con người vận đụng, ứng dụng có hiệu quả...
  • Mua lấy sự khôn ngoan của người đời

    05/09/2005Nguyễn Sĩ DũngDịch vụ tư vấn phát triển là do nhu cầu của con người về ý kiến thức và về sự hiểu biết ngày một tăng lên. Thực ra, nhà sản xuất bán hàng hóa, thì nhà nghiên cứu bán sự hiểu biết là chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • Nhà triệu phú là ai?

    23/08/2005Thùy Trang (dịch)Nhà triệu phú – Robert Kiyosaki cho chúng ta biết những điều nhà trường không thể truyền lại được trong 4 quyển sách bán chạy nhất hiện nay. Ông đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi: Làm thế nào để giầu có? ...
  • Kinh nghiệm hay kiến thức?

    28/07/2005TS Phan Đăng TuấtTôi có người quen, có thể nói là thân, sau một chuyến làm ăn ở nước ngoài về, có lưng vốn kha khá. Khi thấy cơ chế kinh doanh trong nước có chiều hướng cởi mở, bèn nảy ý định mở một nhà hàng ăn đặc sản. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu khá tường tận thị trường, một phương án kinh doanh đã được hình thành.
  • Vì sao doanh nghiệp nên có bản tin nội bộ?

    02/07/2005Ngày càng có nhiều doanh nghiệp bỏ chi phí để thực hiện bản tin nội bộ. Họ xem đó là kênh chuyển tải thông tin thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp. Bản tin còn là nơi chia sẻ những giá trị văn hóa và quản lý của doanh nghiệp đó...
  • Lớn - nhỏ hay quan trọng - khẩn cấp?

    02/07/2005Trong điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt với nhiều công việc phát sinh hàng ngày. Một cách tự nhiên, người ta thường chia chúng thành "việc lớn" và "việc nhỏ".
  • Nắm bắt thông tin- điều cốt tử với doanh nghiệp

    02/07/2005Để kinh doanh thành công trong những năm tới, bạn cần làm cho hoạt động kinh doanh của bạn thích ứng kịp thời với thị trường, với thực tế mới để đón bắt những xu hướng mới trong tương lai. Điều kiện then chốt đảm bảo cho thành công đó là nguồn thông tin mới có giá trị.
  • xem toàn bộ