Báo động các trang tin online “giật gân, câu khách”
Hiện Việt Nam đã có hơn 23,3 triệu người sử dụng internet, chiếm tới 27,1% dân số, đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á. Để kiểm soát được thông tin trên báo điện tử, trang tin online và game online trong thời điểm internet đang bùng nổ như hiện nay, biện pháp đang còn… bỏ ngỏ.
Thiếu kiểm soát
Hội thảo “Báo điện tử, trang thông tin điện tử, game online - Định hướng phát triển và quản lý” được Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 12/ 6 tại Hà Nội nhằm tháo gỡ những vướng mắc về quản lý trong bối cảnh VN đang bùng nổ internet.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm này, cả nước đã cấp phép 32 báo điện tử, 180 trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí và gần 200 giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp.
Theo đánh giá của các đại biểu tại hội thảo, hiện nay, không ít tờ báo sa vào “thương mại hóa”, chạy theo thị hiếu tầm thường. Một số tờ báo xoi mói đời tư các nhân vật nổi tiếng; moi móc chuyện vụn vặt, chuyện tầm phào vô bổ; sa đà vào các vấn đề giới tính, tâm linh, mê tín dị đoan, bạo lực, dâm ô... Nhiều thông tin và hình ảnh đưa lên mạng rất nhạy cảm về chính trị; thông tin thiếu chính xác, thiếu khách quan; khai thác thiếu chọn lọc thông tin, đăng tải cả những thông tin sai trái, phản văn hóa, phản giáo dục.
Phân tích nguyên nhân của thực trạng này, thượng tá Nguyễn Văn Thỉnh, Trưởng Phòng An ninh thông tin (Bộ Công an) cho rằng, người chịu trách nhiệm của trang tin điện tử tổng hợp thường là kỹ sư công nghệ thông tin, nghiệp vụ báo chí hạn chế, dẫn đến chất lượng thông tin không cao. Nhiều trang thiên hẳn về khai thác thông tin tiêu cực, giật gân câu khách. Một số trang cung cấp dịch vụ tự đăng tải ảnh, video clip, phim hoặc ý kiến các nhân trong khi công tác kiểm soát không chặt chẽ đã tạo ra một loại hình tự upload video của bản thân lên mạng một cách bừa bãi, không kiểm soát được...
Thượng tá Nguyễn Văn Thỉnh nhấn mạnh: ngày càng xuất hiện nhiều trang tin điện tử đăng tải các thông tin và hoạt động có quy mô như một cơ quan báo chí nhưng không xin phép các cơ quan chức năng, vi phạm nghiêm trọng Luật Báo chí.
Theo ông Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm VN (VINASA) cho biết, hiện tin tức vẫn là loại hình nội dung số phổ biến nhất, với 11/30 website hàng đầu tại VN là báo điện tử hoặc trang tin điện tử. Tuy nhiên, những vị trí cao nhất trong các bảng xếp hạng lại thuộc về các dịch vụ tìm kiếm và các cổng thông tin tích hợp đa dịch vụ, đa ứng dụng. Trong top 30 website của VN, có thể thấy những dịch vụ đang chiếm ưu thế là tìm kiếm+ email, cổng thông tin, tin tức, chia sẻ video, mạng xã hội, âm nhạc, chia sẻ file, thương mại điện tử, blog, game...
Web sex vẫn hoành hành
Theo VINASA, tổng số tên miền “.vn” đã đăng ký gần 140.000 tên. VN cũng có 16 nhà đăng ký tên miền VN, 98 nhà đăng ký tên miền quốc tế và hàng chục DN cung cấp dịch vụ hosting.
Đáng chú ý, tên miền quốc gia “.vn” cũng không nể nang. Thông tin từ Phòng An ninh thông tin, ngoài những trang web, blog, diễn đàn có nội dung phản động của các thế lực thù địch được hosting ở nước ngoài, thời gian gần đây xuất hiện nhiều tên miền VN hoặc tên miền quốc tế nhưng được hosting tại VN đăng tải nhiều tài liệu có nội dung xấu như: truyện, tranh, ảnh, phim, video clip bôi nhọ, hoặc có nội dung đồi trụy, trái thuần phong mỹ tục dân tộc. Cơ quan quản lý Nhà nước đã xử lý nhiều trang tin vi phạm như vậy.
Tuy nhiên, việc xuất hiện 2 web sex trong top 30 website có lượng truy cập cao nhất VN cho thấy các web sex đặt máy chủ ở hải ngoại vẫn thu hút được một lượng người dùng đáng kể. Trong khi đó, đáng lo ngại nhất, theo VINASA, 50% người sử dụng internet đã hoặc đang học tại các trường ĐH, CĐ; 30% có trình độ cấp 3.
2/3 số học sinh chơi game online Hiện VN có 17 DN Game online với gần 100 game khác nhau đang hoạt động. Các đại biểu đều cho rằng, việc quản lý game không thể cấm một cách cơ học mà cần tập trung vào định hướng đúng, hạn chế tác hại của game đối với các em học sinh. Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Nguyễn Minh Thuyết cho biết: Việt Nam hiện có 2/3 số học sinh tiểu học tham gia chơi game online; ở học sinh Trung học (THCS, THPT) là 81% và 75% ở sinh viên ĐH, CĐ... Trong khi đó, theo khảo sát, 77% các trò chơi trực tuyến có Internet ngày càng bùng nổ trong giới trẻ yếu tố bạo lực, 9% có yếu tố cờ bạc... đã gây tác động tiêu cực tới một bộ phận thanh thiếu niên, kích động hoang tưởng, lôi cuốn người chơi vào các trò đỏ đen, buôn bán trên mạng. Theo ông, việc kiểm soát game phải bắt đầu bằng quản lý các đại lý cung cấp game. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức hội,đoàn thể để giáo dục thanh thiếu niên, tăng cường các hoạt động giải trí lành mạnh khác. “Đặc biệt, cần tăng cường vai trò giáo dục của gia đình. Không thể thiếu bóng dáng cha mẹ trong việc cai nghiện game cho con. Thậm chí, bố mẹ nào có con cái nghiện game thì phải đi học lớp kỹ năng giáo dục con cái dành riêng cho cha mẹ”, ông Thuyết nhấn mạnh. |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh