Sức hút của Internet và Web

dịch từ The Wilson Quarterly
01:37 CH @ Thứ Hai - 30 Tháng Mười Một, 2009

Với sự hỗ trợ của công nghệ, chúng ta hy vọng sẽ có khả năng làm nhiều thứ hơn một lúc và làm với tốc độ nhanh hơn.

Chúng ta tìm kiếm và thu nhận thông tin nhanh hơn, và như một kết quả tất yếu, chúng ta đang trở nên thiếu kiên nhẫn hơn. Nếu bạn sử dụng Google để tìm kiếm thông tin trong vòng 10 giây chứ không dành đến 10 phút để tra trong bách khoa toàn thư thì không có nghĩ là bạn thiếu kiên nhẫn. Nó có nghĩa là bạn đang tạo thêm thời gian để làm những việc khác. Thực tế là chúng ta đang dành nhiều nỗ lực hơn trước để quan tâm đến những vấn đề lớn, từ bản chất của Chúa trời đến thời điểm nào là thích hợp nhất cho việc cưới xin và tương lai của nền kinh tế Mỹ.

Chúng ta tập trung vào những mảng nhỏ về văn hóa như trên không có nghĩa là chúng ta phớt lờ những bức tranh văn hóa lớn hơn, mà những miếng ghép nhỏ này chính là tiền đề cho chúng ta tìm hiểu những xu hướng và những cách thể hiện mới và xa hơn. Một người thường xuyên truy cập web sẽ không vào một blog chuyên về làm vườn, rồi hôm sau vào blog về giầy của Manolo Blahnik và rồi không bao giờ vào cả 2 trangweb đó. Hầu hết những hoạt động lên mạng vào web đều liên quan đến những câu chuyện diễn ra trong thời gian dài về làm vườn, nghệ thuật, giầy dép hay bất cứ cái gì cuốn hút chúng ta. Có một cái gì đó rất hấp dẫn về chúng với câu hỏi “điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. Đó là lý do tại sao Internet thu hút sự chú ý của chúng ta đến như vậy.

Thực tế là chính các trang web đã kéo dài sự quan tâm của chúng ta bằng cách cho phép chúng ta theo dõi cùng một câu chuyện qua nhiều năm. Nếu tôi muốn biết những thông tin mới về thị trường chuyển nhượng tự do của NBA, những tranh cãi xung quanh sự nóng lên của trái đất hay kế hoạch xuất bản của Thomas Pynchon thì ngay lập tức Google sẽ cung cấp chúng cho tôi. Xưa thì tôi cần liên hệ với một ai đó để có các thông tin này nhưng bây giờ tôi có thể có chúng một cách nhanh chóng.

Đôi khi tôi cảm thấy mình thiếu kiên nhẫn. Tôi sẽ bỏ qua một nửa cuốn sách mà mình đã đọc cách đây 20 năm. Nhưng khi đã bỏ quyển sách xuống thì tôi sẽ lại dán mắt vào màn hình để theo dõi một câu chuyện dài kỳ trên internet. Tôi đã nghe nhạc của Paul McCartney trong 30 năm qua, nhưng nếu có những thông tin gì mới về các ca khúc hay sự nghiệp của ông thì tôi sẽ theo dõi chúng trên Internet trước tiên. Đôi khi chúng ta lướt web một cách hơi “điên rồ” và thiếu sự tập trung vào một chỗ nhưng đó là bởi vì chúng ta quá quan tâm đến những câu chuyện dài kỳ. Nói thì có vẻ hơi ngược đời nhưng chúng ta đang thiếu kiên nhẫn với những loại hình đòi hỏi sự kiên nhẫn.

Một nguyên nhân nữa khiến các trang web thu hút sự chú ý của chúng ta đó là sự đa dạng và chuyên môn hóa nhiều hơn của các kiến thức được đưa ra. Không dễ dàng gì để bạn có thể hiểu được các dự án mang tính đầu óc mà không có sự tiếp xúc hay va chạm với thế gới xung quanh bạn. Một vài sự phê phán không nhìn nhận ra vấn đề này, lại cho rằng các trang web đang phá hủy việc chia sẻ các nền văn hóa khi chúng ta phép chúng ta theo dõi chỉ một vấn đề chuyên môn hóa phù hợp với sở thích và nhu cầu của riêng mỗi người.

Tuy nhiên có những người thì cho rằng các trang web lại đang làm điều ngược lại, chúng không đưa chúng ta vào những vấn đề chuyên biệt mà một cá nhân quan tâm, mà chúng đang đưa chúng ta vào một thế giới chủ đề rất đa dạng và vô tận. Hai tranh cãi này rõ ràng là mâu thuẫn nhau. Thực tế là web thì cung cấp các thông tin chuyên môn hóa đồng thời hỗ trợ các chuyên gia tiếp cận với các thông tin chung của xã hội.

Chìa khóa để giúp chúng ta giải quyết “mớ bòng bong” này chính là việc chúng ta sử dụng các công cụ một cách chính xác phù hợp. Số lượng các thông tin được đưa ra là rất nhiều, cũng như các trang mạng xã hội, tìm kiếm như Google, các blog, và Twitter.

Như chuyên gia Clay Shirky đã chỉ ra thì không có sự quá tải về thông tin mà chỉ là do các công cụ lọc đã làm sai. Nếu muốn thì bạn có thể lưu tất cả các thông tin và sử dụng Google hoặc gửi tin nhắn cho một người bạn chỉ khi nào bạn cần thông tin. Điều đó không thường xuyên. Rất nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào một đống các việc như xem video, chat, đọc báo, đồng thời cũng sử dụng mail, đọc thư, gửi thư... Sức ép về thời gian không phải là một bệnh lý trong trường hợp này mà đó chính là những biểu hiện từ những gì chúng ta đang làm. Trang web giúp bạn nâng cao sự hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của các lĩnh vực văn hóa theo ý của bạn, vì vậy bạn muốn tìm hiểu thêm và sắp xếp chúng, và bạn sẵn sàng lao động cật lực đôi khi đến mức vội vã.

Rõ ràng rằng nhiều người truy cập các trang web mà không phải để tìm kiếm các thông tin mang tính chuyên môn hoặc nhiều người trẻ tuổi thiếu tri thức căn bản về xã hội để có thể tập hợp tất cả những thông tin có được thành một nhóm thông tin có giá trị. Nhiều người chỉ lên mạng để giải trí hoặc xem lại những gì mình đã trải qua ví dụ như xem những gì đang diễn ra với ngôi trường cũ của mình, với những người bạn học cũ hoặc biết thông tin về loài chó chồn. “Vẫn thú vị hơn là xem tivi” là lời phản biện đầy đủ nhất cho điều này, nhưng có một điều còn sâu xa hơn là Internet thì cung cấp thêm và làm đầy thêm thông tin về cuộc sống đời thường của chúng ta.

Sự tương tác của trang web không chỉ bổ sung thêm cho quá trình đó mà còn mở ra những khả năng mới cho các cuộc thảo luận và những tranh cãi. Bất cứ ai cũng có thể tìm thấy một nơi trên Internet để đánh giá một sản phẩm, phê bình một ý kiến hoặc xem trước một cuốn sách hoặc một bộ phim mới.

Một cách để hiểu được sự thỏa mãn về tri thức và cảm xúc của con người trong một xã hội như hiện nay chính là việc xem xét sự tương phản.

Hãy xem xét bản giao hưởng Don Giovanni của Mozart. Lời và nhạc thể hiện gam màu cảm xúc của con người, từ sự sợ hãi đến hài hước, từ tình yêu đến sự hùng vĩ. Với khả năng kết hợp rất nhiều điều trong một tác phẩm nghệ thuật như vậy, bản giao hưởng là một thành công lớn. Nhưng với những ưu điểm của bản giao hưởng như thế, nó sẽ khiến mọi người mất khoảng 3 giờ để nghe trọn vẹn và thậm chí là khoảng 4 giờ nếu mọi người còn nghỉ ngơi giữa giờ. Thêm vào đó, bản giao hưởng bằng tiếng Italia. Và tất nhiên nếu bạn muốn nghe bản giao hưởng này thì chi phí bỏ ra là không hề rẻ.

Thay vì cách thưởng thức đó thì chúng ta có thể lựa chọn những phần mà chúng ta thích thú ngay trên internet từ các phần khác nhau có sẵn trên đó. Hay như trên Youtube, bạn có thể xem những cảnh rùng rơn từ một bộ phim của Nhật, một bản nhạc từ Itunes, hay xem các hình ảnh từ những máy ảnh kĩ thuật số của bất kì ai. Đó là những sự trải nghiệm rất lý thú dù có thể nó không thực sự hấp dẫn đối với chính người tạo ra nó. Đối với những người truy cập web thì những kì quan mà chúng ta tạo ra thậm chí còn khó để mà xem hơn là những thánh đường cổ ở Châu Âu.

Phương pháp tìm hiểu văn hóa ngày nay không phải là liệu bạn có thể đọc tất cả các kí hiệu trên một bức tranh Rubens hay không mà là bạn có thể điều chỉnh một chiếc Iphone và các công nghệ liên quan đến web được hay không. Một điều bạn có thể làm với những thiết bị, công nghệ mới đó là bạn có thể tìm thấy một bức tranh Ruben trên mạng và học được rất nhiều điều về nó. Điều này không phải nằm ở chỗ bạn có bao nhiêu kiến thức về nó rồi mà bạn biết cách để có được thông tin về nó như thế nào. Xem xét vấn đề theo cách này thì thấy thực tế rằng những người trẻ tuổi mới chính là những người đang đi trước trong việc tìm hiểu nền văn hóa.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Những thói quen bị giết chết vì Internet

    10/09/2009Thanh HuyềnDưới đây là trích lược danh sách 50 thứ mà tờ Telegraph (Anh) cho rằng đang dần biến mất bởi sự xâm nhập của mạng , từ các sản phẩm cho tới mô hình kinh doanh, từ những kinh nghiệm cho đến các thói quen trong cuộc sống con người. Danh sách này cũng được xen thêm một số thứ phải chịu tác động của những cải tiến hệ thống mạng hiện đại khác, đặc biệt là điện thoại di động và hệ thống GPS.
  • Người dùng Internet dễ trở nên ích kỷ

    08/07/2008Một công trình nghiên cứu của Anh cho rằng người sử dụng Internet đang trở nên thiếu kiên nhẫn và có phần ích kỷ hơn khi họ lên mạng...
  • Bảo vệ gia đình trong thế giới online

    06/07/2006Triệu Tú Vân (tổng hợp)Những đứa trẻ lớn lên trong thời đại Internet đều không xa lạ với những ngôn từ đặc trưng của thế hệ @: Bluetooth, ipods, MSN, lướt web, chat, webcam...
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...