Internet làm chúng ta ngu đi?
Khi Nicholas Carr bắt tay viết quyển sách về đề tài liệu Internet có hủy hoại khả năng tư duy của con người hay không, ông đã hạn chế tối đa hoạt động trên mạng, chỉ kiểm tra thư điện tử, tắt hẳn các tài khoản Twitter và Facebook.
Cuốn sách mới ra lò của ông có tựa đề The shallows: What the Internet is doing to our brains (Những điều nông cạn: Internet đã làm gì với bộ não chúng ta), cho rằng công nghệ mới đang khiến đầu óc con người mất đi các khả năng tư duy sâu sắc, tập trung và nhẫn nại.
“Tôi cảm thấy khả năng tập trung của mình trở nên hết sức yếu ớt. Vì vậy, tôi từ bỏ Facebook và Twitter, chỉ kiểm tra thư điện tử vài lần một ngày thay vì mỗi 45 giây. Tôi thật sự cảm thấy sự khác biệt” - Carr nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn ngày 3-6. Theo đó, trong vòng vài tuần lễ liền ông có thể tập trung vào một công việc duy nhất và hoàn tất tác phẩm mà chính ông là một ví dụ.
Carr cũng là tác giả bài viết từng gây nhiều tranh cãi trên tạp chí Atlantic năm 2008 “Phải chăng Google đang khiến chúng ta ngu đi?”. Những tác phẩm của Carr nghiên cứu lịch sử việc đọc sách và khoa học về việc thay đổi các phương tiện thông tin có thể ảnh hưởng thế nào đến trí não. Xem xét quá trình lịch sử xã hội chuyển biến từ thông tin truyền miệng, sang chữ in và Internet, ông chỉ ra chi tiết bộ não làm thế nào để thích nghi với các nguồn thông tin khác nhau.
Theo đó, Internet đã thay đổi cơ bản cách làm việc của não bộ. Đối mặt hằng ngày với lượng thông tin khổng lồ chữ viết, hình ảnh, các đoạn phim, âm nhạc, những đường link, các tin nhắn, thư điện tử, cập nhật Facebook, Twitter, blog... trí não con người trở nên giống như những “nhân viên thủ thư”, có thể tìm kiếm và sắp xếp thông tin nhanh nhưng đánh mất khả năng tư duy sâu sắc và đào sâu vào vấn đề như một chuyên gia.
CNN dẫn nghiên cứu của Carr cho thấy ngày nay trung bình người Mỹ dành tám giờ mỗi ngày dán mắt vào màn hình, tivi, máy tính hoặc điện thoại di động. Mỗi tháng, trung bình một thiếu niên Mỹ gửi và nhận hơn 2.000 tin nhắn các thể loại. Đổi lại, nhiều người đánh mất dần thói quen đọc những cuốn sách lớn hay các bài tiểu luận, bài báo dài có ích cho sự tập trung.
“Chúng ta đang đánh mất nhiều kỹ năng tư duy, những kỹ năng đòi hỏi sự tập trung, sự lắng đọng, xem xét thấu đáo vấn đề. Không có thời gian và không gian cho những điều đó trên Internet” - Carr kết luận.
Nội dung khác
Vì sao con người mê mẩn thuyết âm mưu?
08/09/2021Zaria GorvettMô hình đầu tư Ponzi và những vụ vỡ nợ điển hình
26/09/2019Suy nghĩ về giàu nghèo và hãy thay đổi mình
14/01/2016Nguyễn Tất ThịnhHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiĐọc sách
01/02/2022Trần Hữu ThắngCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcNước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc
29/04/2019Nguyễn Hòa Bình (tổng hợp)Vài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại
15/04/2014Nguyễn Tất ThịnhSố phận tiêu biểu "soi gương" lịch sử Nga
07/11/2010Tết cũ Hà Nội, còn gì hôm nay?
22/01/2014Hoàng Hồng Minh"Tôi viết sách vì trăn trở với tương lai đất nước"
23/11/2013Anh VũTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh