Thói hư tật xấu của người Việt: nhiều mâu thuẫn, phá hoại, thiếu khiêm nhường
Những mâu thuẫn nội tại
(Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944)
Nói chung người Việt có chất nghệ sĩ nhiều hơn chất khoa học. Nhạy cảm hơn là có lý tính. Yêu thích văn học và trang trí. Đa số chỉ mơ ước nghề làm quan là con đường đã vạch sẵn, không đòi hỏi nhiều cố gắng độc đáo, mà lại đem đến nhiều vinh hiển.
Chẳng có mặt nào của tính cách người Việt lại không có mặt bù lại và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại. Chúng ta đã nói vế tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy, và những người lao động sẵn sàng làm những trong việc nặng nhọc trong khi chỉ nhận được số tiền công rẻ mạt đến như vậy.
Chúng ta cũng đã nói về tính phóng túng bông lông và mơ mộng của người Việt. Thế mà chúng ta lại cũng dễ dàng khám phá ở người dân nơi đây một đầu óc thực tế lạ lùng, nó quyết định chiều hướng tâm hồn người nông dân và trở nên một vũ khí lợi hại trong tay những người thợ mỹ nghệ. Nếu tính hay thay đổilà đặc tính của người Việt thì ta cũng phải ngạc nhiên mà nhận xét rằng trong bọn họ có một số kẻ là những tay dai dẳng và bám riết người ta khi xin xỏ, là những kẻ sính kiện tụng không ai địch nổi, là những học sinh sinh viên quyết chí săn đuổi bằng được bằng cấp.
Phá hoại rồi bịa ra những thứ không đâu để thờ
(Vũ Ngọc Phan, Chuyện Hà Nội, năm 1944)
Ký vãng là ký vãng. Ngậm ngùi hay nhớ tiếc cũng đều là vô ích, nhưng đọc lại lịch sử Việt Nam, người ta không khỏi lấy làm lạ về cái tài phá hoại của người Việt Nam ta, một dân tộc vốn có tính thích duy trì cả những cái không đáng coi là quốc hồn, quốc tuý.
Khiêm nhường giả, kiêu căng thật
(Phan Khôi, Báo phổ thông, năm 1930)
Có sao nói vậy mới là ngay thật. Vẫn biết tự khiêm là một nết tốt, song làm người có sự tự tin thì mới ra người. Cái chỗ mình đã tự tin rồi mà nói ra không dám tỏ ý quả quyết, thì lại thành ra giả dụ, mất sự ngay thật đi.
(…) Người nước mình đã giả dối có tiếng, mà trong đám học thức, cũng lại giả dối quá người thường. Thật bụng thì kiêu căng tự phụ, coi người ta nửa con mắt, mà nói làm ra bộ khiêm nhường, theo lời tục nói, ở nhà như con tép. Cái sự tự khiêm giả dối ấy mỗi ngày một thêm lên, làm cho sự tự tin mất đi, dần dần chẳng có ai dám chịu trách nhiệm trung việc gì hết, mà ai ai cũng thành ra hiền nhân quân tử hết, vì chỗ tự khiêm đó. Đó là cái bệnh di truyền mà Tống nho đã để lại.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015