Soi gương
Lúc sinh thời, GS Trần Quốc Vượng có nói là học lịch sử để soi lại hiện tại; học lịch sử thế giới để biết Việt Nam chúng ta kém những gì, nên thay đổi như thế nào... Chân lý dung dị đó lúc nào cũng vậy.
Thất bại ở Việt Nam là thất bại đầu tiên và cho đến nay là duy nhất của Hoa Kỳ sau 230 năm thành lập nước, thế nhưng họ vẫn dám xây đài kỷ niệm để "biết" về cuộc chiến tranh bi thảm và đau đớn ấy ngay giữa thủ đô! Lỗ Tấn là người đã dám nói đến những thói xấu của người Trung Quốc.
Vậy, chúng ta hãy nhìn thẳng vào sự thật: Người Việt Nam có những đức tính thật tuyệt vời, nhưng cũng có những yếu kém phải gạt bỏ. Nhìn thẳng vào sự thật đó một cách toàn diện và sâu sắc, bắt đầu chính từ chỗ chúng ta biết cách soi gương.
Chúng ta đã và đang tạo ra (chưa bao giờ nhiều đến thế) các loại bằng cấp thật, chất lượng rởm. Nhìn các tiến sĩ xung quanh, hàng ngày mà chúng ta gặp không thể không có ít người làm chúng ta đau đầu. Nhìn những cặp sách nặng nề, to đùng mà con em chúng ta ngày ngày phải tha lặc lè trên vai cho đến mức xệ cánh, chúng ta biết rõ nền giáo dục hiện nay sai ngay từ triết lý của nó: Học để "biết", để thi chứ không phải là học để hiểu(!).
Người Việt Nam sẽ "lùn" mãi nếu những cái cặp sách nặng nhọc và sai lầm kia vẫn tiếp tục níu kéo và trì đậm sức lực của tuổi thơ ngay cả khi chưa kịp bước vào đời. Và rồi, chúng ta có cả một bộ máy công quyền như vậy, nhưng trên báo chí thường xuyên đăng chuyện bắt ông tham nhũng ở tỉnh A, sai phạm ở tỉnh B, hành dân ở tỉnh C, khuất tất ở tỉnh D, mập mờ và bất hợp lý ở tỉnh E...
Bởi vậy, người dân cần các vị quan chức "soi gương". Việc làm của tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cho thôi chức một thiếu tướng công an, chấp nhận đơn từ chức của một phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là một tín hiệu cho thấy thái độ dứt khoát: Mọi công chức phải "soi gương", ngay bây giờ!
Có thể "soi gương" trong thoáng chốc hình ảnh của mình sau mỗi ngày. Có thể khi soi mình vào đó, ta bỗng chợt nhận ra những người và cuộc sống chung quanh ta. Một dân tộc biết cách "soi gương" một cách nghiêm túc và thường xuyên, chắc hẳn dân tộc đó có thể tự hào và đĩnh đạc bước đi về phía trước.
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Xuân Quỳnh xin đi với Lưu Quang Vũ vào vùng chiến sự biên giới 1979
20/02/2019PGS.TS. Lưu Khánh ThơNhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt