Thói hư tật xấu của người Việt: hủ bại tầm thường, bóc lột thay quản lý
Đời sống hàng ngày hủ bại tầm thường
(Nguyễn Văn Vĩnh, Chuyên mục Nhà nho,Đông dương Tạp chí, năm 1914)
Các tật của nhà nho đại khái như sau:
1- Tính lười nhác, làm việc gỉ không mấy ông chịu chăm chút siêng năng. Đi đâu thì lạng khang rẽ ràng. Sáng không dậy được sớm, mà đứng dậy thì làm thế nào cũng phải ngồi ngáp một lúc, rồi nào hút thuốc, nào uống nước, nào ăn trầu, nào rửa mặt sau mới nhắc mình lên được mà ra ngoài.
2 - Tính nhút nhát, động làm việc gì thì lo trước nghĩ sau, không dám quả quyết làm ngay. Thí dụ như chưa đi buôn đã lo lỗ vốn, chưa làm ruộng đã sợ mất mùa. Quanh năm chỉ ngồi một xó không được một trò gì.
3 - Hay nghĩ viển vông mà không lo việc trước mắt. Tiền sờ túi không một xu mà vẫn gật gù đánh chén, sánh mình với Lý Bạch, Lưu Linh. Gạo trong nhà không còn một hột, mà vẫn lải nhải ngâm thơ, tỉ(1) mình với Đào Tiềm, Đỗ Phủ. Học thì chẳng được một điều gì thực dụng mà vẫn tự đắc là tai thánh mất hiền(2). Nói khoác thì một tấc đến trời mà rút lại mười voi không được bát nước sáo.
4 - Ngoại giả các tính ấy, lại còn một tính làm cho hại việc là tính cẩu thả. Xem điều gì hoặc làm việc gì, chỉ cẩu cho xong việc, chớ không chịu biết cho đến nơi đến chốn hoặc làm cho thực kinh chỉ(3) vững vàng. Lại một tính tự mãn tự túc, học chưa ra gì đã lấy làm khôn, tài độ một mẩu con đã cho là giỏi. Vì các tính ấy mà làm cho ngăn trở sự tiến hóa.
(1) so sánh.
(2) người có tài có đức.
(3) tạm hiểu: đạt tới chuẩn mực.
Bóc lột thay cho quản lý
(Trần Huy Liệu, Một bầu tâm sự, năm 1927)
Vua đè ép các quan lớn. Các quan lớn đè ép các quan nhỏ. Các quan nhỏ đè ép dân. Cái không khí áp chế chỗ nào cũng nồng nặc khó chịu, xuống đến bậc dân thì không còn dân đạo(2) dân quyền gì nữa. Có miệng không được nói có tai không được nghe, phần nào sưu thuế nặng nề, phần nào quan lại sách nhiễu, biết chết mà không đám tránh, bị ép mà không dám than. Chốn thôn đã thì đường xá khuất lấp, trộm cướp nổi lung tung. Ngoài thành thị một bầy quỷ sống, đua nhau ăn thịt dân uống máu dân. Mỗi năm bão lụt, dân bị chết đói, mỗi năm tật dịch, dân bị đau chết, không biết chừng nào.
(1) lễ tế trời của nhà vua.
(2) đạo, nghĩa gốc là giáo lý, chủ thuyết, dân đạo có thể hiểu là một quan niệm về người dân trong xã hội.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn