Độc lập là gì?

10:49 SA @ Thứ Bảy - 13 Tháng Sáu, 2009

Suy quý ở chữ ĐA
Hành mạnh ở chữ ĐỘC

Ở đây, chúng ta không nói chữ "độc lập" chung chung mà là "biết hành động độc lập" (tự hành động không cần được có chỉ thị, sai bảo...)

Đây là một phẩm chất mà khá nhiều doanh nghiệp đã yêu cầu trong các quảng cáo tuyển nhân viên của mình (ta gọi họ là các ứng viên!)

"Người được tuyển có khả năng làm việc độc lập..."

Vậy, độc lập trong hành động là gì và có phải ai cũng biết làm việc độc lập hay không và muốn làm được điều này người làm việc phải có những phảm chất gì?

Học phương pháp luận sáng tạo, chúng ta ai cũng biết rằng: con người luôn tư duy trước khi hành động:

TƯ DUY ---> HÀNH ĐỘNG

Chính vì vậy người biết hành động phải luôn là người biết tư duy (suy nghĩ). Nhà tuyển dụng luôn nhắm tới những ứng viên có thể luôn hành động ở mọi lúc, mọi nơi, với mọi tình huống, vì vậy ứng viên phải là người có khả năng luôn nghĩ đúng (tức là luôn tìm được giải pháp đúng ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi tình huống gặp phải). Đó là:

TƯ DUY (ĐÚNG) ---> HÀNH ĐỘNG (ĐÚNG)

Thời đại ngày nay là thời đại mọi thứ thay đổi rất nhanh: thay đổi từ bánh xà phòng cho đến chiếc BOING 777 mà thị hiếu của người tiêu dùng cũng không phải là một ngoại lệ. Chính vì vậy cùng một bài toán, hôm nay lời giải là A thì ngay sau đó, lời giải A đã không còn đúng nữa mà phải là lời giải B. Kiến thức ở nhà trường thường lạc hậu so với kiến thức cập nhật đến 30-50 năm và chính vì vậy, để biết suy nghĩ đúng, các ứng viên không thể chỉ là những sinh viên giỏi mà còn phải là những người năng động và phải biết tự học để rèn luyện mình, để tiếp thu cho mình những kiến thức mới, cần thiết để có thể tìm ra đúng lời giải cho bài toán của công ty ngày hôm nay.

Biết suy nghĩ đã là khó nhưng biết suy nghĩ đúng rồi vẫn chưa đủ vì tư duy chỉ là cái nền cho hành động. Biết tư duy đúng rồi chưa chắc bạn đã có kết quả tốt vì chủ nhân của tư duy không dám hành động. Các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển những người luôn luôn biết hành động đúng (tất nhiên trên cơ sở là họ đã tư duy đúng!). Vì sao vậy? Nếu ứng viên biết hành động đúng, điều đó có nghĩa là công ty đã hành động đúng và hành động đúng ở mọi lúc, mọi nơi luôn là thành công, có lợi nhuận: ứng viên (mà bây giờ đã là người của công ty!) có lợi và công ty cũng có lợi!

Nếu ứng viên làm sai thì cả ứng viên và công ty đều bị thiệt. Nếu sai nhiều lần, ứng viên có thể bị sa thải và công việc đó công ty phải làm lại từ đầu (quảng cáo và tuyển nhân viên khác)

Người dám hành động là những người dám làm và dám chịu trách nhiệm cho việc mình đã làm, theo kiểu "có gan ăn cắp, có gan chịu đòn!".

"Một cân can đảm hơn một tạ cương lĩnh" và "Ý nghĩa cuộc đời suy cho cùng là khả năng dám hành động" (Karl Marx)

Những người không dám chịu trách nhiệm đối với việc mình làm thường là những người không dám làm và đối với họ việc suy nghĩ tốt và đúng là thừa vì:

Ý tưởng là nụ
Giải pháp là hoa
Còn quả ngọt chỉ có trong hành động!

Chính vì vậy, người biết hành động độc lập phải là người biết suy nghĩ đúng và dám hành động. Chỉ những người như thế mới có đủ điều kiện cần và đủ để trở thành độc lập. Drumon có một câu rất chí lý rằng:

"Người không muốn suy nghĩ là kẻ cuồng tín;
Người không thể suy nghĩ là gã đần;
Còn người không dám suy nghĩ là người nô lệ
"

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để biết là mình chưa biết

    26/12/2019Hoàng Sơn CườngGiáo sư Tiến sĩ Khoa học Phan Đình Diệu là người mà trong giới khoa học không mấy ai không biết đến bởi những công trình toán học của ông đã cống hiến cho xã hội. Thế nhưng ông lại cảm thấy lúng túng khi đọc sách. Ông nói: Tôi thường gặp tình huống khi đọc một cuốn sách, đọc từ đầu đến cuối tưởng rằng mình đã hiểu cả, nhưng rồi lần sau đọc lại mới phát hiện ra mình đã hiểu sai cả...
  • “Vấn nạn” giáo dục đến từ “tư duy kinh kệ”

    25/07/2018Tôn Thất Nguyễn ThiêmDễ dàng thấy ngay sự vô cùng nguy hại của việc học theo kiểu “nhồi nhét" và "thầy đọc trò chép".
  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • "Tôi sợ nhất tư duy bảo sao làm vậy"

    05/06/2016Ở góc độ người trực tiếp tham gia, điều hành các chính sách Nông Nghiệp-Nông thôn, nguyên Bộ trưởng, Phó thủ tướng phụ trách Nông nghiệp-nông thôn, Nguyễn Công Tạn, thẳng thắn: “Tư duy hồi đó của lãnh đạo ta chỉ có như vậy tôi cũng không hơn…”. Với mười năm ở cương vị cao nhất của ngành nông nghiệp (1987-1997), và là người chứng kiến, khởi động, điều hành nhiều chương trình lớn: 5 triệu hecta rừng, 1 triệu tấn mía đường, cấp 1 hóa giống lúa lai… Những chương trình ấy được gì, mất gì và tại sao thành công vẫn còn khiêm tốn?
  • “Cần biết tiếp nhận những cái khác mình!”

    30/04/2016Nguyễn Vinh thực hiệnQua các dự án mà tôi thực hiện, tham gia, hoặc chứng kiến, một số trong những câu hỏi tôi thấy công chúng luôn đặt ra, đó là vậy, ý nghĩa của tác phẩm này là thế nào? Tại sao nghệ thuật lại phải như thế? hay, để nhại lại chính tên của cuốn sách, “thế (này) mà (dám) gọi là nghệ thuật ư?”
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Biết tưởng tượng để dám mơ ước

    01/03/2014Trí tưởng tượng là sức mạnh khiến bạn tiến xa hơn những điều đã biết và chưa biết để sáng tạo ra điều không tưởng của riêng mình. Hoạ sĩ Paul Gauguin đã từng tuyến bố: “Để quan sát tôi nhắm mắt lại”. Thật đáng tiếc khi chúng ta thường hay quan tâm đến những gì hiện có hơn là những gì có thể tồn tại. Theo đó, hãy là một nguời biết tưởng tượng!
  • Biết mình biết người, tỉnh táo đi tới!

    22/12/2010Vương Trí NhànBắt tay vào cuộc hội nhập là chấp nhận rằng chúng ta sẽ tham gia sân chơi lớn của thế giới. Điều cần thiết lúc này là soát xét lại mình, bàn bạc, học hỏi, rút kinh nghiệm, sẵn sàng làm lại mình nếu cần. Bởi mọi cơ hội chỉ có ý nghĩa khi người ta có một phương sách đúng, một chiến lược đúng để tận dụng được nó...
  • Nên biết mình là ai

    18/12/2010Hà Văn ThịnhMuốn trừ được những căn bệnh trầm kha trong xã hội, phải bắt đầu từ cái nền của nó. Văn hoá có hàng trăm định nghĩa, nhưng chung quy lại vẫn chỉ là một: Chúng ta đã và đang ứng xử với cuộc đời như thế nào?
  • Biết khó, làm dễ

    03/12/2010Phan Quân (Thanh Nghị, số 28, ngày 1-1-1943)Bài viết từ hơn 60 năm trước mà đọc vẫn thấy như bàn chuyện bây giờ. Có thể những chuyện trì trệ ở Trung Quốc và ở nước ta không phải chỉ đơn thuần là do quan niệm sai lầm “biết dễ làm khó” mà có nhiều nguyên nhân quan trọng khác nữa, nhưng quan niệm ấy quả vẫn còn tác dụng tiêu cực cho đến bây giờ. Người ta nói nhiều nguyên nhân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết gây ra các tổn thất này nọ, nhưng cái sự “thiếu” ấy vốn có gốc rễ ở thói quen lâu đời coi thường tri thức...
  • Cần biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ

    27/11/2010Trần Bạch ĐằngCần tạo thế đồng bộ trong thực thi nghị quyết của Đảng và Quốc hội, mỗi ngành, mỗi địa phương đều cần “cắn rứt” trước những điều không hay và biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ. Ngọn lửa phải bùng cao, tỏa rộng và lâu bền. Thời gian sẽ trả lời về quyết tâm của chúng ta...
  • Học để biết hay học để làm

    23/01/2009Giang Phú Cường

    Khi còn bé chúng ta thường được ba mẹ khuyên rằng: "Con ơi cố học để biết thật nhiều, để thi tốt, để đạt điểm cao ". Ta lớn lên với tâm thế, học để lấy kiến thức là chính. Học để biết thật nhiều, nhưng học để biết liệu đã đủ, hay chăng chúng ta cần học để làm nhiều hơn...

  • Biết người, cần biết cả… ta

    06/01/2009GS-TSKH Lê Ngọc TràTiếp tục bước trên sân chơi quốc tế 2009, chúng ta vừa phải nhập cuộc, vừa phải tỉnh táo biết mình là ai, không thu mình lại, không bắt chước rập khuôn. Làm thế nào để tiếp nhận và lên qua làn sóng toàn cầu. Đó là thách thức đối với giáo dục Việt Nam, trước hết là với những người có trách nhiệm lãnh đạo, với nhà quản lý giáo dục hiện nay.
  • Những cạm bẫy tư duy

    06/08/2008Chúng ta thường vắt kiệt sức mình vào việc theo đuổi những phiền toái không mang lại giá trị gì cho mình, bất kể chúng có thể gây ra vấn đề gì. Những phiền toái vô ích này chính là những chiếc bẫy tư duy. Chúng hoàn toàn gây mệt mỏi và lãng phí thời gian...
  • Tư duy và thực tại

    12/11/2007SorosTôi bắt đầu với quan hệ giữa tư duy và thực tại, đặc biệt khi nó liên quan đến những chuyện xã hội. Tôi cần chứng tỏ cái gì là cái làm cho sự hiểu biết của chúng ta không hoàn hảo một cách cố hữu. Tri thức không vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta, nhưng khi đến các tình thế trong đó chúng ta là những người tham gia tích cực chúng ta không thể đặt cơ sở cho quyết định của mình chỉ riêng trên tri thức...
  • Cần tư duy mới, hành động mới

    16/02/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnTiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng là người rất gần gũi với báo chí và công chúng. Ông nhìn nhận, đánh giácác vấn đề xã hội theo cách riêng của mình, thường là với những lập luận sắc sảo và đầy tinh thần trách nhiệm.
  • Tư duy tự do

    29/11/2006Lương Xuân HàKhó có thể chối cãi, ngôn ngữ là một trong những vấn đề xuất hiện ở tiền cảnh của đời sống văn hóa hiện đại. Ngôn từ là cái làm nên tính người. Nó là sản phẩm của con người. Nó quyết định cách con người nhìn, thụ cảm và lý giải thế giới. Nó vừa có tính xã hội, vừa có tính lịch sử và vì có tính lịch sử nên nó cũng có một chu trình sinh thành và già cỗi...
  • Để tạo nhân tài hay đào tạo người biết việc?

    25/09/2006Bùi Trọng LiễuMới đây, tôi thấy một số người dùng cụm từ “đào tạo nhân tài". Đằng sau từ ngừ còn có khái niệm, quyết tâm va cách tiến hành. Vì thế nên tôi đã tìm tra từ điển, rồi lại hỏi thăm đồng nghiệp trong và ngoài nước về ý nghĩa của cụm từ đó, rốt cục cũng chẳng ai giải thích được cho thỏa đáng. Tôi đành thử "đoán" và viết mấy dòng này như những câu hỏi cần được nêu.
  • Biết tự lo lấy

    04/02/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhông cần phải ai chỉ bảo, các bạn trẻ VN đang tập hợp nhau lại để sáng tạo, chia sẻ kiến thức, sự hiểu biết và cơ hội thành đạt bằng cách sử dụng môi trường Internet và công nghệ số. Không gian thực tế ảo đang giúp việc tập hợp nói trên của các bạn trẻ diễn ra một cách rất nhanh chóng và dễ dàng...
  • Biết mình yếu để mạnh hơn

    01/09/2005Trần Hữu QuangBài viết sau nêu ra một số điểm yếu trong tư duy quản trị của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay và thử đi tìm căn nguyên của chúng, mong góp phần vào việc xây dựng một đội ngũ doanh nhân ngày càng mạnh và bản lĩnh...
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Từ học để biết đến học để biết làm

    14/02/2003Nền giáo dục đại học của Việt Nam muốn có hiệu quả thì phải có chương trình đào tạo có chất lượng ngày một cao, nhưng chất lượng này do ai đặt ra? Chúng ta thường quên là sản phẩm mà đại học đào tạo - nghĩa là số sinh viên theo học cấp đại học - không phải là để cho đại học sử dụng mà là để cho xã hội nói chung sử dụng. Thế mà đại học không hề để ý đến phản ứng của xã hội đối với sản phẩm mà mình đào tạo...
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • xem toàn bộ