“Cần biết tiếp nhận những cái khác mình!”

03:00 CH @ Thứ Bảy - 30 Tháng Tư, 2016

Qua các dự án mà tôi thực hiện, tham gia, hoặc chứng kiến, một số trong những câu hỏi tôi thấy công chúng luôn đặt ra, đó là vậy, ý nghĩa của tác phẩm này là thế nào? Tại sao nghệ thuật lại phải như thế? hay, để nhại lại chính tên của cuốn sách, “thế (này) mà (dám) gọi là nghệ thuật ư?”

Như Huy, dịch giả cuốn Thế mà là nghệ thuật ư? (NXB Tri thức vừa phát hành) cho biết. Và dưới đây là bài trao đổi của phóng viên SGTT với ông về các vấn đề chính mà cuốn sách triết học nghệ thuật này nêu ra như một chìa khoá giúp bạn đọc tiếp cận cuốn sách.

Là dịch giả bản dịch tiếng Việt, cũng là người viết bình luận, và người thực hành nghệ thuật đương đại xin ông cho biết những lý thuyết được đề cập trong cuốn sách này có độ cần thiết thế nào đối với đời sống nghệ thuật trong bối cảnh Việt Nam hiện nay?

Theo tôi, bất cứ ai đặt ra câu hỏi kiểu: “Thế [này]mà [dám]gọi là nghệ thuật ư?” thì trong óc họ đều đã có sẵn một khái niệm thế-nào-là-nghệ-thuật theo ý họ. Và câu hỏi trên có lẽ chỉ là hậu quả của cuộc xung đột giữa khái niệm về nghệ thuật mà họ cho là đúng, với những gì đang hiện ra trước mắt họ, mà có lẽ vì chưa hiểu rõ, họ cho là không phải nghệ thuật.

Nhìn từ góc độ này, tôi cho rằng cuốn sách “Thế mà là Nghệ Thuật ư?”, trong hoàn cảnh Việt Nam, là vô cùng có ích bởi nó đã đề nghị cả một chuyến du hành thú vị, từ chiều sâu – qua sự phát triển của các lý thuyết nghệ thuật, không chỉ ở Âu Mỹ, mà còn ở các khu vực khác của thế giới, phương Đông hay châu Phi - cho tới chiều rộng – qua mọi biến cố về mặt văn hóa, chính trị và xã hội là tiền đề cho các cuộc thay đổi mô hình trong việc quan niệm về nghệ thuật. Chính chuyến du hành vô tiền khoáng hậu này, tôi nghĩ sẽ giúp chúng ta nhận thấy rằng, theo sự phát triển của loài người, từ thời Hy-Lạp cổ đại cho tới nay, đã có vô số khái niệm về nghệ thuật khác nhau, do chịu sự tác động từ các thay đổi về nền tảng triết học, thẩm mỹ, hoàn cảnh xã hội hay văn hóa khác nhau, đã và đang xuất hiện. Và cũng chính những kiến thức về các khái niệm nghệ thuật khác nhau mà cuốn sách này, theo một phong cách rất gọn gàng và dễ hiểu, mang lại cho chúng ta sẽ giúp chúng ta trong việc, không đến mức triệt tiêu được tất cả các câu hỏi như nêu trên, mà huyển hướng nó, thành ra, ví dụ như: “Vậy ngoài khái niệm nghệ thuật của ta, thì còn có thêm những khái niệm nghệ thuật nào khác nữa?”, “Liệu việc dùng khái niệm nghệ thuật này để cắt nghĩa một thực hành nghệ thuật thuộc khái niệm khác có là thỏa đáng không?” hay “phải chăng khi coi các thực hành của những nghệ sỹ đương đại là lười biếng, lừa dối, hay các bài viết diễn giải là “văn vở”, thì lúc đó chính ta đang có chút bất công với họ?”.Trong môi trường tiếp nhận nghệ thuật tại Việt Nam ngày nay, với kinh nghiệm chủ quan của mình, tôi nghĩ dạng câu hỏi sau này là vô cùng cần thiết.

Và cũng vì lý do này, tôi cho rằng những cuốn sách như cuốn sách này là rất cần thiết cho chúng ta.

Liệu việc cung cấp những “công cụ” triết học nghệ thuật có trở nên xa xỉ trong một điều kiện học thuật mà đến triết- học- của- triết- học còn chưa được nhìn nhận cởi mở?

Tôi cho rằng, nếu nhìn triết học như điều gì “trang bị lý thuyết đến tận răng”, đi lại khụng khiệng như ông cụ non, thì có lẽ ý kiến của anh đúng. Song thật ra, về mặt từ nguyên, triết học không đến nỗi “cao xa”, hay nói theo cách của anh là “xa xỉ” đến thế. Triết học [philosophy], theo gốc tiếng Hy lạp, thật ra chỉ là một từ ghép từ hai chữ, philo [yêu mến] + sophia [ sự hiểu biết], tức là “yêu mến sự hiểu biết”, mà yêu mến sự hiểu biết thì lúc nào cũng cần, đúng không anh? Nhìn từ góc nhìn này, và nhất là như cách đặt vấn để rất dễ hiểu của cuốn “ Thế mà là Nghệ Thuật ư?”, là một cách đặt vấn đề theo tôi không chỉ “yêu mến sự hiểu biết” mà còn, khuyến khích chúng ta cùng “yêu mến sự hiểu biết”, thì việc giới thiệu những cuốn sách như trên hẳn là luôn cần thiết.

Trong cuốn sách này, Cynthia Freeland nhiều lần tham chiếu quan điểm nghệ thuật của John Dewey và Danto- cho nghệ thuật như một tiến trình dấn thân về nhận thức và đặt ra vấn đề văn cảnh, hay xa hơn là tính “nới rộng về nhận thức” (Irwin). Và một cách can đảm, cuốn sách hướng đến sự mở rộng (bao dung) phạm vi quan niệm nghệ thuật, giải trung tâm/ không thừa nhận các định nghĩa kiểu tất định luận, hay các phương pháp dựa trên thiên kiến dẫn đến tự hạn hẹp trong cách nhìn, tư duy… Nhưng chính nó lại nhấn mạnh yếu tố cần phải có sự thông diễn, diễn giải… Có gì mâu thuẫn ở đây?

Thật ra đây là một cuốn sách có chủ đề rất rộng, mà cả bản thân John Dewey, triết gia đặt vấn đề nghệ thuật như sự trải nghiệm, Danto, triết gia đặt vấn đề đánh giá nghệ thuật dựa trên văn cảnh lý thuyết, nghệ sỹ, Robert Irwin, người coi nghệ thuật là công cụ nới rộng nhận thức, hay bản thân chủ đề làm thế nào diễn giải nghệ thuật qua ví dụ của sự khó khăn khi tìm cách diễn giải bức tranh ba tấm của Francis Bacon hoặc bức tranh Las Meninas của Velazquez, đều chỉ là các ví dụ rất sinh động cho một bức tranh toàn cảnh và phong nhiêu về lịch sử cũng như sự bình đẳng của các khái niệm nghệ thuật dùng để đánh giá nghệ thuật từ cổ chí kim. Có lẽ đây chính là nguyên nhân làm cho cuốn sách này có một giọng điệu “đa nguyên” và làm cho anh cảm thấy có đôi chút mâu thuẫn nào chăng? Tuy nhiên, như anh thấy, trong môi trường Việt Nam hiện nay, nơi mà nhiều người có nhận định rằng trong phạm vi thế giới nghệ thuật có sự tồn tại đồng hiện của rất nhiều khuynh hướng sáng tác và tiếp nhận khác nhau, việc có một bức tranh toàn cảnh [dù sơ phác] về các lý thuyết hay khái niệm nghệ thuật khác nhau, để từ đó rút ra các hành xử cho mình, cả trong thực hành nghệ thuật - làm cho nghệ thuật của bản thân trở nên đa dạng hơn, lẫn trong việc tiếp nhận nghệ thuật - chấp nhận được những cái khác mình, hẳn là điều rất cần thiết cho chúng ta!

Việc diễn giải nghệ thuật hiện nay ở Việt Nam đã đáng tin cậy? Cuốn sách này cần cho đối tượng nào nhất trong bối cảnh nghệ thuật Việt Nam- Những nghệ sĩ tiên phong, những nhà phê bình, nhà báo, giám tuyển hay đại chúng?

Diễn giải nghệ thuật, nói một cách nào đó, chính là việc ứng xử với nghĩa-nghệ-thuật. Liệu nghệ thuật có sở hữu những nghĩa y như kiểu một cái cốc nước đựng nước bên trong? Hay còn có một dạng nghĩa-nghệ-thuật nào khác. Nhìn từ góc độ này, việc hiểu thế nào là nghĩa-nghệ-thuật sẽ giúp ích cho sự diễn giải của chúng ta. Tôi cho là chương về diễn giải nghệ thuật là một trong những chương hay nhất của cuốn sách này, trong đó Cynthia Freeland đã cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa nghĩa-nghệ-thuật, với các dạng nghĩa khác. Còn về câu hỏi lấy tiêu chuẩn nào để đánh giá một sự diễn giải tốt, xin trích lời của chính Cynthia Freeland : “Dẫu không một diễn giải nào là “đúng” theo nghĩa tuyệt đối, dường như có một số diễn giải nghệ thuật XE "nghệ thuật" tốt hơn những cái khác” và “Một diễn-giải-hay phải dựa trên nền tảng suy lý và bằng cớ, cũng như phải cung cấp được một sự thấu tỏ phong nhiêu, phức hợp và có tính sáng tỏ vào nghệ phẩm. Đôi khi diễn giải có thể chuyển hóa một kinh nghiệm thưởng lãm nghệ thuật XE "nghệ thuật" , từ đầy ác cảm thành ra hân hưởng và thấu hiểu.”

Một cuốn sách quan trọng nhưng dường như bản in còn có quá nhiều lỗi để phải in kèm theo đính chính? Xin ông “diễn giải” ngắn gọn về nguyên nhân?

Đây chính là một điều băn khoăn của tôi, mà ngay trong bài viết giới thiệu ở đầu cuốn sách tôi cũng đã có đặt ra. Có lẽ nguyên nhân chính yếu cho việc này là bởi, dẫu đã từng có chút ít kinh nghiệm trong việc dịch thuật, song đây là lần đầu tiên tôi tham gia dịch sách và làm việc từ xa với BTV. Bởi thế, việc xảy ra một số sơ sót trong quá trình làm việc từ xa này giữa chúng tôi có lẽ cũng là điều dễ hiểu [dù không dễ tha thứ]. Bản đính chính đi kèm cuốn sách chính là một minh chứng cho điều đó. Xin các bạn hiểu cho là bản thân tôi còn “ xót xa” gấp mấy. Qua đây tôi thành thật xin lỗi độc giả vì những lỗi đó và tin chắc rằng trong lần tái bản sau chúng sẽ được giải quyết hết.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về cái Đẹp

    21/11/2017Nguyễn Hào HảiBàn về cái đẹp, Socrate chỉ nói một tư tưởng ngắn gọn: Cần phải xây dựng được một khái niệm (ý niệm) về cái Đẹp và một cái Đẹp được coi là lý tưởng. Ông chỉ nói có vậy. Nhưng có thể nói toàn bộ nền mỹ học phương Tây cả trong quá khứ và trong tương lai nữa đều chỉ nằm trong câu nói rất ngắn ấy.
  • Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi?

    17/01/2017TS Chu Văn SơnTrong giai đoạn có tính bước ngoặt để sáng tạo nên thành tựu mới cho văn chương như hiện nay, các khái niệm “cách tân”, “cái mới”… đã được nhiều tác giả đặt ra và thảo luận để đi tìm sự thống nhất (dù tương đối).
  • "Thế Mà Là Nghệ Thuật Ư?"

    12/04/2014Như HuyCuốn sách “Thế mà là nghệ thuật ư?” (but is it art?) của Cynthia Freeland (và ấn bản tiếng Việt của nó, được in ấn và phát hành bởi nhà xuất bản Tri Thức), nhìn một cách nào đó, chính là một trong những thực hành thuộc mô hình giáo dục xã hội hóa nghệ thuật nói trên. Trong suốt gần 300 trang sách, ngắn gọn và cô đọng, được viết với một văn phong trong sáng và thông tuệ, cả một lịch sử dài các khái niệm về nghệ thuật, không chỉ của riêng phương Tây, mà còn từ phương Đông, đã được điểm qua và phân tích.
  • Tranh Nguyễn Thái Tuấn và con mắt Internet

    08/03/2013Không vẽ được là chết tươi. Không mới hơn, chết héo. Nguyễn Thái Tuấn đã vẽ trong nỗi sợ “chết” không ngừng đó. Những con mắt to với những đường viền đậm quanh mi đang nhìn, liếc vào cuộc đời từ trên mặt toan (toile), là những cánh cửa mở ra mời gọi ta bước vào thế giới tranh của Nguyễn Thái Tuấn. Và bây giờ, khuất lấp đâu đó là những con mắt hình chữ @: Con Mắt Internet..
  • Thế kỷ XX: Từ chủ nghĩa hiện đại đến “chủ nghĩa cổ điển mới”

    02/04/2009Hoàng Ngọc HiếnThế kỉ XX, có sự thâm nhập vào lĩnh vực phê bình văn học (và nghiên cứu văn học) nhiều quan niệm lý thuyết, nhiều thủ pháp của những bộ môn ngoài văn học (triết học, mĩ học và nhiều ngành khoa học khác: xã hội học của Mác, hiện tượng luận của Husserl, những mô hình tâm lý học của S.Freud, C.Jung, cấu trúc luận ngôn ngữ học và nhân học của F. de Chaussure, Lévi Strauss...). Từ đó xuất hiện nhiều điển mẫu, mô thức về văn học...
  • Một hành trình của nghệ thuật Đương Đại Thế Giới

    07/12/2008Phạm Trần LêXuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa nhân loại, gánh nặng hoa tiêu được đặt lên vai người nghệ sĩ tiên phong. Nghệ sĩ tiên phong (advant-garde), cái danh hiệu đầy trân trọng, thường chỉ được nhìn ra và công nhận sau khi người nghệ sĩ đã nếm trải rất nhiều sự hiểu lầm và ghẻ lạnh từ số đông.
  • Ghi chú về nghệ thuật

    25/10/2008Nguyễn QuânTâm trí tôi như một vùng đồi núi hoang vắng rộng rãi nhưng cũng chật hẹp vì không có cơ cấu hạ tầng của xã hội hiện đại. Sự học hành của tôi không cho phép mở những con đường lớn vào khoa học. Tuy vậy tôi cũng đã lần mò ở mọi ngõ ngách của các lĩnh vực và các ngành khoa học qua những cuốn sách dày, mỏng, Đông, Tây, cứ ngẫu nhiên rơi xuống tay mình...
  • Thế nào là "toàn diện"?

    29/09/2008Phạm ToànĐây thực sự là một thách đố: Người nào chủ trương sản phẩm của nền giáo dục phải toàn diện xin hãy tự ngẫm chính bản thân mình, rồi ngẫm sang con cháu mình, ngẫm đến những bè bạn thành đạt của mình... xem có ai thực sự là con người toàn diện?
  • Vấn đề tự do trong sáng tạo nghệ thuật

    01/01/1900Phong LêNhà văn cần được hoàn toàn tự do trước trang viết của mình. Nhưng để trang viết trở thành trang in còn là cả một cuộc hành trình qua nhiều cửa ải gồm những mạng lưới, những mắt xích móc nối vào nhau, và người viết không thể tự do trốn lánh hoặc băm bổ xé rào. Trong mạng lưới đó, tạo nênchỉnh thể "Tác giả, tác phẩm, công chúng" không được phép quên những ông (hoặc những cơ quan) chủ báo, chủ xuất bản, nơi quyết định trực tiếp số phận của bản thảo, những cơ quan cung cấp giấy in, xưởng in nơi quyết định khả năng và phương tiện.
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • xem toàn bộ