Nên biết mình là ai

08:51 SA @ Thứ Bảy - 18 Tháng Mười Hai, 2010
Muốn trừ được những căn bệnh trầm kha trong xã hội, phải bắt đầu từ cái nền của nó. Văn hoá có hàng trăm định nghĩa, nhưng chung quy lại vẫn chỉ là một: Chúng ta đã và đang ứng xử với cuộc đời như thế nào?

Ở Huế đang xôn xao về đề thi và đáp án cao học môn lịch sử có những sai sót rất cơ bản và... ngớ ngẩn. Đề thi tuyển sinh vào cao học, tức là "tinh hoa" lựa chọn những tinh hoa, mà ngay cả những từ như Đảng Cộng sản Đông Dương, Cách mạng Tháng Tám mà lại viết thành Đảng cộng sản Đông Dương, cách mạng tháng Tám thì quả là sai hết biết.

Đó là chưa kể không ít hơn 30 lỗi sai khác từ đáp án, từ cách chấm... Người ta còn nói rằng có những PGS không biết đặt câu, không biết phân tích vẫn có thể ngang nhiên ngồi vào hội đồng để phong học hàm PGS cho người khác(!). Và trong đợt phong này, có những người quanh năm ngồi "đọc chép", vẫn "dũng cảm" làm hồ sơ để được tấn phong.

Ngày trước Khổng Tử dạy: Biết thì nói là biết...

Xem ra lời của Tử chỉ là Trí giả nhạo thuỷ mà thôi. Có thể nói, nhiều sai lầm, tắc trách trong xã hội thời nay đều bắt nguồn từ cái nền là: Những người ấy không biết rõ mình là ai. Nếu sợ pháp luật thì đã không tham nhũng. Nếu cho rằng chữ sĩ là đáng quý thì không thể chấp nhận việc doanh nghiệp áp đặt ý muốn, ngang nhiên gạt ra rìa những "con tép, cái riu" theo sự "thẩm định" của doanh nghiệp về tài năng của nhạc sĩ.

Là lãnh đạo, không thể đánh trống xong là thanh thản thả dùi vào im lặng. Là TS, PGS thì nhất thiết phải để cho những người dân bình thường tâm phục, khẩu phục. Viết "hay" đến mức báo chí tặng giải Trái cóc xanh thì làm sao đủ khả năng để bênh, để phong học hàm cho người khác? Tại sao có thể xung phong vào cái "đồn" cao chót vót là PGS mà lại không biết cái tầm của mình đến mức nào?

Các vị thượng thừa của nền giáo dục nghĩ sao khi có không ít những TS và PGS chưa phân biệt nổi đâu là động từ, đâu là danh từ? (trích đề thi cao học: "Hãy trình bày về những chuẩn bị của Đảng cộng sản Đông Dương... (chúng tôi nhấn mạnh)". Phong học hàm, học vị như thế, biết đến bao giờ nền giáo dục nước ta tiến kịp bạn bè?

Hôm trước có thông tin một học sinh người Việt, tên là Nguyễn Lê Vân (ở Đức), thi đỗ học bổng của 6 trường đại học ở Mỹ (trong đó có Đại học Harvard). Hôm nay lại nghe chuyện một học sinh 14 tuổi, cũng người Việt, là Scott Thương thi đỗ vào Đại học Missouri Columbia ở Mỹ...

Rõ ràng, người Việt có thừa thông minh và khả năng. Tại sao ở nước ngoài, nhiều người Việt giỏi thế? Câu trả lời dành cho Bộ GDĐT. Nếu như bộ chủ quản không biết mình là ai, mình đang ở đâu, mình phải thay đổi như thế nào..., thì chắc chắn, Việt Nam vẫn tụt hậu dài dài...

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lẫn lộn và ngộ nhận

    01/11/2018Nguyễn Ngọc ĐiệnCon người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Tìm về văn hóa để hiểu hôm nay

    07/06/2014"Nhân nào quả ấy" là một tập phiếm luận về văn hóa đương thời tổng hợp các bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông đặt câu hỏi về tầm vóc văn hóa hay đúng hơn là sự thiếu văn hóa ẩn hiện đằng sau nhiều hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam thời nay...
  • Tại sao người ta không nhìn thấy voi?

    20/12/2010Nguyễn Quang ThânTôi thường thấy có nhiều người mắt tốt, tinh nhanh hẳn hoi nhưng đi đâu thì đụng rá, đá kiềng, gây đổ bể thiệt hại trong nhà ngoài ngõ không ít. Lại có kẻ lạ đời, không đi đường lớn mà thích ngang tắt, dẫm cả lên cỏ vườn hoa, bỏ đường quang, quàng bụi rậm...
  • Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây

    26/06/2006Hữu NgọcCó thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực...
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Văn hóa

    22/05/2006Phạm ToànChúng ta cần định nghĩa về văn hóa thật chặt chẽ, thật đầy đủ và nhất là định nghĩa đó phải đủ sức dẫn con người đi tới những hành động văn hóa. Đó là một cách làm đi từ gốc của vấn đề...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Thèm nghe một tiếng cựa mình của lúa

    25/04/2006Chu LaiVăn hóa Việt Nam còn là dân tộc Việt Nam còn. Sau bao phen nước mất nhà tan, song dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn, non sông Việt Nam vẫn không bị thẩm thấu, tàn phai, biến mất như không ít các quốc gia khác cùng chung số phận bị xâm lăng tương tự có lẽ trước hết và trên hết vẫn là chuyện người dân ta vẫn bảo tồn, giữ gìn được nền văn hóa thẳm sâu sau lũy tre làng. Đó là hồn vía, đó cũng là khí phách bất diệt của một dân tộc...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Văn hoá và đổi mới

    30/01/2006Phan NgọcHiện nay, ai cũng thấy những đổi mới có thể nói kỳ lạ đến mức ta không thể hình dung được...
  • Cởi mở và khoan dung

    24/01/2006TS. Nguyễn Quang ATính mở, thích nghi, hội nhập của một nền văn hoá là rất quan trọng, vì nó là xu hướng tôn trọng người khác vì tài năng và khả năng của họ, nó có tính khoan dung. Nhân tố then chốt thực sự là tài năng văn hoá của một nước, đặc biệt là mức mà nước đó tiếp thu được các giá trị của lao động chăm chỉ, tiết kiệm, trung thực, kiên trì và nhẫn nại…
  • xem toàn bộ