Đại học hay học đại?

08:46 SA @ Thứ Ba - 15 Tháng Sáu, 2010

Thành tích xây dựng hệ thống các trường đại học cao đẳng ở nước ta là rất lớn. Nhưng về chất lượng đào tạo thì quả thật là có quá nhiều vấn đề cần bàn.

Thành tích xây dựng hệ thống các trường ĐHCĐ ở nước ta là rất lớn. Không dễ gì có tới 62/63 tỉnh thành đã có trường ĐHCĐ, đấy là một cố gắng đáng kể với con số 180 trường đại học, 232 trường cao đẳng và 28 trường thuộc các ngành quốc phòng an ninh và với tổng số sinh viên ĐHCĐ niên học 2008-2009 lên đến trên 1,7 triệu. Nhưng về chất lượng đào tạo thì quả thật là có quá nhiều vấn đề cần bàn.

Truyền thống hiếu học của nhân dân ta thật quý giá. Không phải có nhiều nước mà hầu hết học sinh đều muốn học tiếp đại học, cao đẳng (ĐHCĐ) và các phụ huynh cũng đều muốn như vậy. Nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng yêu cầu cần có số người tốt nghiệp ĐH không thấp hơn nhiều so với các nước khác.

Từ lâu, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có chỉ đạo rất xác đáng là yêu cầu “Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra tro”.

Hiện nay đâu phải trường nào cũng ra trường! Có tới 15/87 các trường ngoài công lập chưa xây dựng được trường theo địa điểm đã đăng ký. Thậm chí có trường mở trong các hốc trống của sân vận động (!) Có trường thuê mướn rất nhiều cơ sở ở khá phân tán trong thành phố. Các trường tập trung quá nhiều ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Đây là nơi có trên 18 triệu dân nhưng sinh viên trên 1 vạn dân là 393, trong khi ở đồng bằng sông Cửu Long với dân số cũng tới trên 17 triệu dân thì chỉ có 75 sinh viên/1 vạn dân.

Cần tăng cả về số lượng lẫn chất lượng các trường dự bị đại học để nhanh chóng đào tạo cán bộ giỏi cho đồng bào ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Các hình thức đào tạo từ xa, đào tạo chuyên tu, tại chức có thể kéo dài thời gian hơn đào tạo chính quy và cần thi cử thật nghiêm túc để sớm xoá bỏ thành kiến “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”.

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các giảng viên có trình độ Sau đại học yên tâm công tác ở các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về đời sống vật chất và tinh thần. Các trường ĐHCĐ phải đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vậy mà nhẽ nào tỉ lệ ngành khoa học tự nhiên chỉ có 2%, tỉ lệ ngành nông lâm nghiệp chỉ có 8%, trong khi các ngành như khoa học xã hội nhân văn và pháp lý lại chiếm đến 38% (!).

Hiện nay đâu phải lớp nào cũng ra lớp. Ở nước ngoài ngay trường phổ thông nhiều nơi cũng có máy chiếu (projector) để học sinh được thừa hưởng các thành tựu của công nghệ thông tin. Vậy mà liệu có bao nhiêu phần trăm số lớp ở các trường ĐHCĐ ở nước ta có máy chiếu? Số máy tính cho sinh viên đâu có nhiều, vậy mà ngay số lượng giáo trình điện tử còn rất ít (1.830 giáo trình) và bao nhiêu sinh viên có thể sử dụng? Hơn nữa những giáo trình này đã có cơ quan nào thẩm định về chất lượng chưa? Hiện tượng thầy đọc trò chép đang còn rất phổ biến.

Thầy ra thầy là vấn đề bức xúc nhất hiện nay của hệ thống các trường ĐHCĐ. Hiện tượng “cơm chấm cơm” là không thể chấp nhận được. Trong khi giai đoạn 1987-2009 số sinh viên cả nước tăng 13 lần nhưng số giảng viên chỉ tăng có 3 lần mà thôi. Hiện nay trong số 61190 giảng viên các trường ĐHCĐ chỉ có 10,16% là tiến sĩ, 37,31% là thạc sĩ. Có nghĩa là còn tới 52,53% giảng viên các trường ĐHCĐ chỉ là sinh viên đã tốt nghiệp đại học (!). Trong số 61.190 giảng viên chỉ có 2.286 giáo sư và phó giáo sư, chiếm tỉ lệ 3,74%, lại thường là các thầy cô cao tuổi, phần lớn đã về hưu, đã tách rời hoàn toàn với nghiên cứu và cập nhật các kiến thức mới. Đến hôm nay mà nhiều thầy vẫn lên lớp chay, nghĩa là không có giáo trình, thậm chí vẫn còn dùng các giáo trình cách đây vài chục năm của Liên Xô cũ (!).

Chúng ta là một nước nghèo vậy mà lại tách rời các trường ĐHCĐ với các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học. Đó là một chuyện khác hẳn so với các nước khác và gây nên hiện tượng lãng phí rất lớn, rất phi lý. Chúng ta nên biết hiện nay Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có tới 25 Viện nghiên cứu quốc gia với 2.464 cán bộ khoa học, trong đó có tới 207 giáo sư, phó giáo sư, 673 tiến sĩ và 538 thạc sĩ. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam hiện có tới 31 viện nghiên cứu quốc gia với 1.500 cán bộ khoa học, trong đó có tới 600 cán bộ có trình độ trên đại học. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện có trên 10 viện nghiên cứu quốc gia với 1.770 cán bộ khoa học, trong đó có 25 giáo sư, phó giáo sư, 144 tiến sĩ và 277 thạc sĩ.

Ngoài ra trực thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam cũng còn có tới 500 đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với số lượng rất đông các nhà nghiên cứu có trình độ trên đại học. Nhiều trường khi đăng ký thì có một danh sách rất dài các giáo sư, tiến sĩ nhưng khi khai giảng thì mới biết đó chỉ là danh sách ma mà Bộ GD&ĐT đã không hề thực hiện việc hậu kiểm.

Trò ra trò cũng là chuyện đang rất đáng bàn. Đầu vào quá thấp thì làm sao tiếp thu được kiến thức tương xứng với bậc học ĐHCĐ. Có trường ĐHCĐ lấy đầu vào cả những sinh viên chỉ có 13-14 điểm cho 3 môn thi, với sinh viên thuộc diện ưu tiên có khi chỉ cần có điểm thi 9-10 điểm cho cả 3 môn thi (!).

Không có nước nào mà vào đại học mới học ngoại ngữ lại từ đầu, do đó tốt nghiệp đại học, thậm chí tốt nghiệp sau đại học mà chưa thông thạo bất kỳ một ngoại ngữ nào. Việc bắt buộc chỉ lấy tiếng Anh làm tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ là chưa hợp lý với một số ngành, như Đông y chẳng hạn, và càng không hợp lý khi nước ta đang đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Liên minh các Nghị viện Pháp ngữ, vậy mà xoá bỏ tiếng Pháp thì thật là khó hiểu.

Nước Nga cũng vẫn đang là một cường quốc về khoa học và công nghệ lại đang cấp không ít học bổng sau đại học cho sinh viên ta, nhẽ nào cũng loại bỏ nốt cả tiếng Nga? Việc phân ban ở bậc phổ thông không thực sự phân hoá đã làm hạ thấp đầu vào của sinh viên các trường ĐHCĐ. Điều này chúng ta thua kém so với cả một nước rất nhiều như Nepal. Hai lớp 11 và 12, mỗi phân ban họ chỉ cho học có 4 môn cho nên có trình độ rất cao mà không cần học thêm gì cả.

Việc cho học sinh vay tiền để có điều kiện theo học ĐHCĐ là một chủ trương rất tốt, nhưng sau khi ra trường phải chạy một khoản tiền lớn mới xin được việc làm, kể cả việc làm trái chuyên môn, thì phụ huynh còn kiếm đâu ra tiền để trả nợ cho ngân hàng? Một anh bạn tôi có cháu sắp thi ĐHCĐ đã bảo với cháu rằng: “Chọn trường nào dễ vào thì thi, cứ học đại đi, ra trường có đủ tiền hay không để xin việc mới là chuyện quan trọng”. Nghe mà buồn quá!

Phê phán bao giờ cũng dễ nhưng để có trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò thì quả là đâu có dễ. Tôi xin hiến một kế như sau: Em nào muốn học đại học mà ta chưa có điều kiện mở trường đạt chuẩn hay mở ngành thích hợp với nhu cầu của đất nước thì cứ cho các em học ngoại ngữ. Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay thì ai giỏi một ngoại ngữ nào đều có thể tự học để có được một nghề phục vụ tốt cho nhu cầu của xã hội. Hàng vạn cử nhân ngoại ngữ đâu có thừa trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một góc nhìn khác về bằng cấp

    22/03/2016Tạ Thị Ngọc ThảoCó nhiều nguyên nhân khiến người ta không thể tìm đến trường để học: không trang trải nổi chi phí học tập, bận nuôi sống bản thân mình và lo cho nhiều người khác... Nhưng cũng có những người sau khi làm bài toán so sánh họ chọn con đường tự học, tự đào tạo. Theo họ, lợi ích thu được từ việc đến trường không bằng cơ hội, thời gian, tiền bạc… mà họ phải mất đi....
  • Hướng đi của đại học

    13/02/2013Cao Huy ThuầnTôi không biết rõ đại học Việt Nam đang đi thế nào và sẽ đến đâu, nhưng tôi biết đại học ở bên ngoài, trên thế giới, đang đi làm sao, đang biến chuyển thế nào, và tôi cũng biết: với thời đại của toàn cầu hóa, những biến chuyển đó sẽ lan rộng ra đến ta, đại học Việt Nam sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng. Vậy nói chuyện bên ngoài cũng là nói chuyện của ta, tranh luận bên ngoài sẽ giúp ta thấy rõ vấn đề hơn để tự mình tìm hướng đi cho chính mình.
  • Đại học: Tiền không mua được đẳng cấp

    11/11/2010Hồ Đắc TúcMột trong các giải pháp của “đề án đổi mới giáo dục đại học 2006-2020” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là cho phép thành lập nhiều trường đại học để “đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cao”. Nhưng đại học không phải là địa chỉ để “đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ và dịch vụ chất lượng cao”. Đó là một lối suy nghĩ dễ tính. Thành lập một trường, và rồi hệ thống đại học, phải xuất phát từ sự suy tư thâm hậu và sâu sắc về hiện trạng và tương lai của đất nước.
  • Trách nhiệm xã hội của đại học

    12/11/2009Cao Huy ThuầnĐồng thời với chúng tôi hồi đó, tại mẫu quốc, các cậu bé của nước Đệ Tam Cộng Hòa Pháp được dạy để làm công dân dưới mái trường mà mỗi giáo viên tiểu học là một người lính tiền phong chống lại giáo dục của Nhà Thờ ngự trị qua bao thế kỷ.
  • Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN

    21/09/2009Đại AnTuần Việt Nam xin giới thiệu nội dung cơ bản của bản báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.
  • Lối thoát nào cho giáo dục Đại học Việt Nam?

    04/06/2007GS,TS Trần Đình Sử“Trước thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà, đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiện có. Đâu là lối thoát cho giáo dục Đại học Việt Nam. Có niềm tin, biết tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót, nhất định chất lượng Đại học sẽ lên”.
  • Vài góp ý về chất lượng giáo dục Đại học

    01/01/1900Nguyễn Văn TuấnQua theo dõi loạt bài thảo luận và góp ý về giáo dục đại học ở Việt Nam trên các báo trong nước và qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong và ngoài nước tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên.
  • Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại

    05/10/2006Ngô Tự LậpKhác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính...
  • Vị cá nhân trong giáo dục Đại học

    28/09/2006Bùi Trọng LiễuMột xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
  • Triết lý của tự do

    05/09/2006Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà NộiMontesquieu trong cuốn Tinh thần pháp luật đã định nghĩa “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép”. Vậy tự do là gì? Đối với mỗi cá nhân, tự do là sự nhận thức được qui luật và thực hiện theo qui luật. Không thể và không bao giờ con người có tự do tuyệt đối bởi lẽ về mặt khách quan, con người không thể sống không phụ thuộc vào tự nhiên và không trong mối liên hệ với cá nhân khác, về mặt chủ quan, con người cũng không ai có khả năng nhận thức được tất cả...
  • Đại học đẳng cấp quốc tế, nâng cấp hay xây mới

    11/08/2006Thương TùngXây dựng Trường Đại học Đẳng cấp quốc tế của Việt Nam đạt trình độ đào tạo, nghiên cứu hàng đầu, có khả năng cạnh tranh quốc tế là những nội dung chính trong quyết định số 145/2006/QĐ-Thủ tướng của Chính phủ ban hành ngày 20/6/2006. Việc này nhận được sự ủng hộ của nhiều người nhưng vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận là xây dựng hoàn toàn một trường hay nâng cấp các trường Đại học sẵn có?
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • Dân ta cần Đại học đạt chuẩn thế giới

    15/07/2006Hữu NguyênChất lượng giáo dục đại học hiện đang là một trong những nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Nhiều phụ huynh lo xa và có điều kiện đã tìm mọi cách cho con mình đi du học nước ngoài...
  • 7 kiến nghị cấp bách về phát triển giáo dục Đại học

    21/06/2006GS Hoàng TụyTrước đây ta xây dựng Đại học theo mô hình Liên xô cũ, nay nềnĐại học đó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, cần có thời gian và một lộ trình hiện đại hoá thích hợp.
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Đại học để... làm gì?

    18/12/2005Nhà văn Nguyên NgọcCâu hỏi nghe có thể thật vớ vẩn. Còn để làm gì nữa, ai mà chẳng biết: để đào tạo ra những người có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng những yêu cầu ở một cấp nào đó, mà ta thường gọi là cấp cao, của xã hội (đại học hiểu theo nghĩa bao gồm cả cái mà ở ta thường gọi là “trên đại học”). Đúng rồi. Nhưng có phải chỉ có chừng ấy?
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Vì sao tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam cao nhất thế giới?

    20/08/2003TS. Lê Đình TưThực trạng tuyển sinh đại học và cao đẳng ở nước ta, nói một cách có trách nhiệm, đang lên tới mức bi hài. Bi hài bởi chúng ta đang lập một kỷ lục có một không hai: Việt Nam là nước có tỷ lệ thi trượt đại học cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên kìn kìn kéo nhau đi... du học.
  • Tiến tới một nền giáo dục mở cửa, đa dạng

    11/02/2003Có lẽ trừ "dạy học trên mạng" mới bắt đầu xuất hiện năm nay là còn rất mới mẻ, còn thì cứ đãi cát lấy vàng, ta sẽ tìm ra cốt lõi của lời giải cho bài toán nói trên ngay trong lịch sử giáo dục cách mạng nước ta.
  • xem toàn bộ