“Cứ sống thế này thì nhắm mắt sao nổi”

03:55 CH @ Thứ Năm - 12 Tháng Hai, 2015

Câu nói của nhà văn Nga Tchekhov được Vương Trí Nhàn trích lại trong “Những chấn thương tâm lý hiện đại”. Dường như, đó cũng là tiếng cảm thán của chính tác giả, và của nhiều người về sự xuống dốc của lối sống hiện nay.

“Ai bảo tôi lạc hậu tôi xin nhận”

Vương Trí Nhàn tự nhận về mình cái tiếng lạc hậu, để phát biểu lên những suy nghĩ về lối sống hiện đại mà theo ông là đang trong một cơn chấn thương mạnh.

Ông tẩn mẩn xem xét khắp lượt cái cách người ta đi lại, ăn nói, giao thương, lễ lạt, ăn uống, tiêu dùng… để chỉ ra: “Triết lý hưởng thụ thấm sâu trong những người dân thường”,“thô bạo đã trở nên một thứ khí hậu trong mối quan hệ bình thường.”, “lối sống ô-sin” hay “sự tha hóa trong tiếng nói của ta đã bắt đầu tư lâu lắm”…

Đau đầu nhất, đáng phiền muộn nhất trong những câu chuyện ở một đất nước đang đô thị hóa chóng mặt là chuyện giao thông. Cái hỗn loạn trong giao thông là hệ quả, hay cũng là phản chiếu của sự hỗn loạn trong tâm lý.

Trong sự hội nhập của người mình – theo tác giả - vẫn không theo được lề luật chung, không bỏ được lối làm ăn tủn mủn, vụn vặt, trông tránh được gian dối. Hội nhập làm rõ thêm những khuyết điểm cố hữu trong bản thân xã hội tiểu nông.

“Còn những cái mất, những hư hỏng như học đòi học mót, đua đả hưởng thụ quên cả lịch sử tổ tiên mà gần đây ai cũng thấy chướng? Bởi chúng xuất hiện nhiều trong thời hội nhập nên ta tưởng tất cả lỗi là từ ngoài vào. Nhưng nói thế là nhầm.

Cái chính là những căn bệnh đó đã sẵn có trong nội tạng xã hội, quá trình hội nhập chỉ làm chúng bộc lộ rõ mà thôi.” (Qua tiếp xúc với người mà hiểu thêm mình)

"Thế nghĩa là thế nào?"

Nhiều sự chướng tai gai mắt thế, lắm cảnh ngược đời thế, thế nghĩa là thế nào? Cái đạo lý nào lại sinh ra những chuyện ấy?

Trong mỗi mẩu chuyện riêng, tác giả dần đưa ra một vài kiến giải riêng. Cái căn nguyên cội rễ được nhắc lại khá nhiều lần là những tàn tích tinh thần từ chiến tranh.

"… Tuy đã ra khỏi chiến tranh, song cái thói quen sống một mình ở cả cộng đồng càng được cố kết lại để làm nên nhiều ảo tưởng. Khả năng tự nhận thức lúc ấy bị hạn chết. Ta bằng lòng với mình. Ta ngại thay đổi. Ta thấy chỉ có ta là nhất.

Từ góc độ của những người từ chiến tranh bước ra, cái tội không thạo việc thạo chuyên môn chỉ là chuyện nhỏ, đánh nhau khó bằng mấy còn làm được, nữa là quản lý kinh tế, cứ quyết tâm và có kỷ luật là hoàn thành tất. Nhưng có phải sự đời đơn giản thế?" (Tôi nghiệp dư, anh nghiệp dư, nó cũng nghiệp dư)

Hay như trong một mẩu chuyện khác ông viết:

"Không khó khăn gì lắm để tìm ra lý do khiến chúng ta có nhiều thói xấu như vậy. Trước hết là cuộc chiến tranh kéo quá dài. Trong Câu chuyện triết học, phần viết về H. Spencer, W. Durant cho rằng “xã hội chiến tranh thường ca ngợi một vài đức tính (nguyên tắc ứng xử - VTN) và dung túng cho những việc mà các dân tộc khác xem là có tội”.

Nếu nơi không chiến tranh, con người quảng đại và nhân đạo, thì nơi chiến tranh kéo dài, người ta quen với cướp bóc phản bội. Đây là luật phổ biến song người ta thường quên và tự cho mình là một ngoại lệ.

Con người hôm nay lao vào cuộc làm ăn kinh tế, mà thói quen sống kiểu chiến tranh còn nguyên vẹn. Kinh tế thị trường rút lại được hiểu là thói cạnh tranh không lành mạnh, nói nôm na là chúa đã chết, ai luốn làm gì thì làm. Thành thử có xảy ra lộn xộn hỗn hào thì cũng là điều dễ hiểu. Từ chỗ chăm chăm chửi bới kẻ giàu cho rằng kẻ giàu là xấu, nay người ta lao vào làm giàu để rồi lãnh đủ những xấu xa bỉ ổi đó, và đưa cái ác lên một trình độ hiện đại đáng sợ.

Trong trạng thái như lại muốn thốt lên “cứ sống thế này thì nhắm mắt sao nổi”, tác giả nảy ra một ý:

Tòa án thường chỉ xét những tội cụ thể. Nhưng tôi tưởng tất cả các quan chức một khi hư hỏng, ngoài hành vi phạm pháp, còn phải xét thêm một tội nữa: Tội ngấm ngầm thúc đẩy và dung túng dân làm bậy. Tội làm hư dân." (Tội làm hư dân)

Không lẽ, lại như lời của một nhân vật, mà tác giả đã nhận là “vô cảm, nhưng là thực tế”:

“Khi không thay đổi được hoàn cảnh, tốt hơn hết là chấp nhận cho xong. Chứ đã biết là không ngăn chặn được tình trạng này từ gốc, mà thỉnh thoảng lại nổi cơn sụt sùi thương xót, cho phép nói thật nhé, thấy buồn cười lắm.” (Tổ chức đời sống nông dân sao đây?)

Và đôi lời về sự bế tắc…

Chỉ ra những khuyết điểm trong đời sống tinh thần của xã hội là một điều quan trọng để tiến đến nhận thức đầy đủ về bản thân xã hội. Và điều được mong đợi hơn cả là chỉ ra một lối thoát. Cả hai điều này, người đọc đang rất trông chờ ở giới nghiên cứu VN.

Dù có không ít cuốn sách tự trào, tự giễu về các thói hư tật xấu của người Việt Nam, (chưa kể, hàng ngày trên báo chí có rất nhiều bài viết cùng dạng này), nhưng hiếm thấy một cuộc điều tra xã hội học nào rộng khắp, hay một nghiên cứu đầy đủ nào với các dữ liệu thực tế, thực hiện trong một thời gian đủ dài với số lượng mẫu hỏi đủ lớn để đưa ra các kết quả thực tế.

Các nhà nghiên cứu thường chỉ dừng ở góc độ quan sát các nhân, trong vùng phạm vi trải nghiệm của họ về cuộc sống xung quanh. Do vậy khó tránh khỏi sự thiếu tính phổ quát về các vấn đề mà họ gọi là “người Việt”, hay “xã hội ta”.

Tương tự, các khái niệm thời gian thường chỉ được nói đến một cách chung chung “ngày nay”, “bây giờ”…, thay vì được xác định cụ thể trong một giai đoạn thực hiện nghiên cứu cụ thể.

Vì những điều nói trên, nên có lẽ việc đòi hỏi người viết đưa ra các giải pháp để giải quyết các hạn chế nhận thức xã hội và tâm lý của người Việt là một điều chưa thể. Vẫn biết các biểu hiện của các “thói hư tật xấu” có muôn hình vạn trạng, nhưng làm thế nào để thay đổi, thay đổi bắt đầu từ ai/cái gì? Khi không có những cứ liệu phân tích cụ thể trên diện rộng, thì làm sao có thể đưa ra giải pháp có tính thực tiễn?

Người đọc – bao gồm cả những người đang nhận thức được chấn thương tâm lý của bản thân mình và những người xung quanh – vẫn đang chờ đợi ở các nhà tâm lý một sự kiến giải rõ ràng hơn.


Cùng đối mặt với Những chấn thương tâm lý hiện đại

(Nguyễn Văn Thành,Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Về tập phiếm luận Những chấn thương tâm lý hiện đại của tác giả Vương Trí Nhàn, do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tuyển chọn, vừa được NXB Trẻ phát hành.

Có thể nói diện vấn đề được đề cập ở Những chấn thương tâm lý hiện đạirất rộng rãi.

Từ những việc nhỏ nhặt tưởng chừng chẳng đáng quan tâm như đôi dép dưới chân, cái mũ bảo hiểm trên đầu hoặc cái túi ny lông đựng rác, thùng nước gạo của mỗi gia đình... đến những hiện tượng nhạy cảm hơn như tác hại của tiếng ồn đã vượt ngưỡng chịu đựng, rồi nạn cờ bạc lan tràn từ đàn ông đến đàn bà, từ người dân thường đến quan chức nhà nước, hoặc sự bất cập đáng phàn nàn của hiện tượng lạm phát lễ hội, sự tha hóa của ngôn từ, sự lan tràn của thói ứng xử thô bạo, hung hãn giữa người và người, cung cách thông tin trong một xã hội tiểu nông, bệnh ảo tưởng thâm căn cố đế của người mình…

Từ những vấn đề mang tầm quốc kế dân sinh như vấn nạn ùn tắc giao thông, hiện tượng diện tích nông nghiệp thu hẹp vì bị lấy đất mở mang đô thị, quá trình khó khăn chuyển từ lối sống thời chiến sang thời bình... cho đến những điều động chạm tới niềm âu lo chung của cả loài người trên khắp hành tinh như hiện tượng rác thải, ô nhiễm môi trường sinh thái, quá trình hội nhập giữa các quốc gia, tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu…

Khi đề cập tới những vụ việc lẫn vấn đề miên man, tản mạn và trọng đại như thế, Vương Trí Nhàn thường từ tốn khoanh phạm vi bài viết trong những giới hạn tương ứng với dung lượng của các trang báo… Mỗi bài chỉ nhằm vào một khía cạnh nào đấy, khía cạnh khác sẽ được bàn bổ sung bằng bài viết khác. Có cả một loạt bài cùng quy tụ về vấn đề đô thị hiện đại ở Việt Nam. Riêng hiện tượng ùn tắc giao thông được dành riêng một cụm bài, hiện tượng hỗn loạn ở các lễ hội lại có một cụm khác.

Cách tiếp cận của Vương Trí Nhàn với các hiện tượng khá linh hoạt, uyển chuyển. Bên cạnh những quan sát cụ thể từng hiện tượng, vụ việc riêng lẻ, là khả năng huy động tối đa tri thức sách vở. Bên cạnh hiểu biết về tình hình hôm nay là những bài học từ lịch sử. Bên cạnh chuyện ở ta là chuyện bên Tây, bên Tàu… Khi đặt những cái tưởng như xa nhau bên cạnh nhau, ông dẫn chúng ta tiến sâu vào những quan hệ bên trong giữa chúng. Từ những gì ẩn chìm dễ bị che lấp, ông thường xuyên phát hiện ra những căn nguyên tinh thần bao trùm trong hành động và các mối quan hệ tế nhị giữa người với người.

Qua sự phân tích, ở ông nổi lên thật rõ một khao khát là nhận diện thực chất của các chấn thương tâm lý mà con người hiện đại phải chấp nhận.

- Chúng ta đang sống như thế nào?
- Tại sao lại có cái tình trạng nhân thế như chúng ta đang thấy?
- Ta đã hiện hình ra sao trong sự vận động của thời gian?
- Điều gì có thể thay đổi và điều gì sẽ phải chấp nhận mãi?

Có lẽ không riêng tôi mà nhiều bạn đọc cũng đang đối diện với những câu hỏi loại đó.

Khi cảm thấy có một mối liên hệ rõ rệt giữa ngày hôm nay với những thời gian đã qua, cũng là lúc người ta có thể sáng rõ hơn trong việc nhìn nhận chung quanh, có thể hiểu và đỡ bất ngờ hơn trước những diễn biến của đời sống trước mắt.

Những con người khác nhau trong tôi vừa nghĩ vừa bàn với nhau, tranh cãi với nhau. Và tôi ghi nó ra đây vì tôi biết rằng đó là cách tốt nhất để mời những bạn khác cùng nghĩ tiếp...

Chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị, khi bắt gặp trong tập phiếm luận những phân tích, lý giải mạnh bạo, thẳng thắn, sâu sắc mà thuyết phục của tác giả khi tìm ra được những liên hệ mang tính bản chất từ các hiện tượng ngỡ như rất xa cách nhau. Chẳng hạn từ thảm cảnh đau xót về thân phận các cô dâu Việt Nam lấy chồng ngoại mà đa phần là các cô gái gốc gác nông thôn, Vương Trí Nhàn thấy được ở đây có sự tác động ghê gớm của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn. Hoặc qua phong thái vội vàng, chen lấn tìm mọi cách để vượt lên trước trong đi lại trên đường phố hôm nay, ông phát hiện ra dấu vết của lối sống vội vã, nôn nóng và hời hợt, quen đặt số lượng trên chất lượng vốn phổ biến trên nhiều phương diện khác nhau của đời sống chúng ta hiện nay. Bài Cái vội của người mình là một trong những bài khá nhất của tập sách. Qua cách sử dụng thời gian của con người, tác giả hướng đến khái quát về sự có mặt của một tầm nhìn chật hẹp chỉ biết cái trước mắt, không thấy cái lâu dài, toàn diện. Rồi ông còn nhìn ra được ở đây có dấu vết của tâm lý tự ti: “Biết rằng mình đã quá lạc hậu với thế giới nên phải truy đuổi trong tuyệt vọng”. Sau nữa, tác giả còn chỉ ra ở đây bóng dáng của tình trạng “hỗn loạn trong cảm giác về giá trị, từ đó tạo nên ám ảnh lấy thịt đè người, chỉ có nhanh mới hốt được của thiên hạ”.

Có thể ai đó chưa chia sẻ với lối truy nguyên hiện trạng để đi tới đoán bệnh, luận bệnh một cách riết róng ở đây, vì cảm thấy nó tàn nhẫn quá? Lại có thể cho rằng, trong tâm thế bột phát khi suy nghĩ, tác giả đã bị đà suy luận cuốn đi mà dẫn đến những nhận định cực đoan quá mức? Thì xin mời bạn cứ việc phản biện bằng lý lẽ và nêu chứng cứ ngược lại. Biết đâu từ những cuộc đối thoại thẳng thắn như thế, chúng ta sẽ đến gần được hơn với sự thực!

Tiếp tục suy nghĩ là quyền của bạn và tôi có cảm tưởng người viết tập phiếm luận này sẽ rất sung sướng khi biết điều này - bao nhiêu giấy mực viết ra, cuối cùng ông chỉ mong có thế.

Mục lục

Lời dẫn

I. Phần thứ nhất

1. Cái vội của người mình
2. Dục vọng và tai nạn
3. Sống trên đường
4. Hỗn loạn trong giao thông, hỗn loạn trong tâm lý
5. Hàng giả vẫn đang được ưa thích
6. Từ tham lam, nông nổi, đến càn rỡ bất lương
7. Tiếng ồn đáng sợ
8. Thô bạo nơi nơi
9. Mệt mỏi, bừa bãi, buông thả
10. Ngày một hung hãn
11. Nhạt hội bởi chưng... hội nhạt
12. Bế tắc nên sinh cờ bạc
13. Nối lễ hội vào... trụy lạc
14. Tình trạng mất thiêng
15. Chưa chắc đã là niềm tin thực sự
16. Nhân danh hiếu thảo làm việc dã man
17. Tất cả có thể làm khác!
18. Túi nylông và một tư duy hiện đại
19. Năng lực tự kiềm chế
20. Thích ứng để tồn tại
21. Con người suy thoái?
22. Vô cảm & bất lực
23. Chống tham nhũng kiểu Chí phèo
24. Những bao khoai tây lủng củng
25. Xin nhớ nhắc nhau mỗi khi bàn chuyện hội nhập!
26. Qua tiếp xúc với người mà hiểu thêm mình
27. Hội nhập giữa đời thường
28. Ngày mỗi phụ thuộc?
29. Rác ngoại
30. Cái vạ chết lòng hay là những chấn thương tâm lý hiện đại

II. Phần thứ hai

1. Những dư âm của thời xa vắng
2. Từ đôi dép đến chiếc mũ bảo hiểm
3. Cái nghèo dai dẳng
4. Bữa ăn ngoài chợ
5. Hiện đại đấy mà cổ lỗ đấy
6. Dân nhập cư trong văn chương và báo chí
7. Hồn Trương Ba, da hàng thịt
8. Ảo tưởng, đâu dễ từ bỏ
9. Tất cả đã có trong lịch sử
10. Một lần Lỗ Tấn nổi cáu
11. Độc đáo với bất cứ giá nào!
12. Một ngàn lý do để... mãi mãi lãng phí
13. Ẩn kín một triết lý chung
14. Nghĩ mình công ít tội nhiều
15. Cần những kháng sinh cho những căn bệnh tâm lý
16. Tội làm hư dân
17. Tâm lý ôsin
18. Khổ vì lắm tiền
19. Thông tin trong một xã hội tiểu nông
20. Tôi nghiệp dư, anh nghiệp dư, nó cũng nghiệp dư
21. Sự tha hóa của ngôn từ
22. Thái độ trơ tráo, lời lẽ ráo hoảnh
23. Những lối đoạn trường
24. Lấy tương lai làm tiêu chuẩn
25. Ăn lận vào tương lai của con cháu!
26. Sự cố trường diễn
27. Tổ chức đời sống nông dân sao đây?
28. Đọc lại Khổng Tử để hiều con người hiện đại
29. Sự đỏng đảnh của mùa xuân
30. Ta chịu trách nhiệm về bản thân ta

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và thói háo danh

    05/02/2018Vương Trí NhànTrí thức là một thành phần quan trọng, đóng vai trò định hình tư tưởng, dẫn dắt xã hội. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, không phải toàn bộ nhưng ít nhất một bộ phận trong số họ có những nhược điểm cố hữu...
  • Quan liêu với quá khứ

    17/05/2019Vương Trí NhànSuốt mấy chục năm chiến tranh, nhiều di sản cũ cũng trở thành nạn nhân như con người. Kế đến là những năm hậu chiến gian khổ, người đang sống lo ăn còn không đủ, lấy đâu tâm huyết và tiền của lo cho người xưa. Bởi vậy nhiều di sản như các thành quách, chùa chiền của chúng ta trong tình trạng đổ nát và cần tôn tạo lại. Nghe tin nơi này nơi kia dựng lại chùa, tô lại tượng ai mà chẳng mừng.
  • Tôi nghiệp dư, anh nghiệp dư, nó cũng nghiệp dư

    19/02/2019Vương Trí NhànTai nạn giao thông thường chỉ được nhắc tới trên báo chí khi xảy ra ở các trục đường lớn, người đi lại đông đúc, vụ việc ở mức độ nghiêm trọng, chắc chắn là có người chết. Còn theo lời Liên, một cháu giúp việc làm với gia đình tôi thì ở quê nó, tai nạn như cơm bữa, gãy chân trặc tay là chuyện thường ngày, đi đâu chẳng nghe người kể...
  • Nếu biết nghĩ như Kiều

    17/12/2018Vương Trí NhànChiến tranh cần đến sự có mặt của văn nghệ sĩ ngay ở chiến trường. Bởi vậy từ hồi ấy, giới văn nghệ chúng tôi đã tự nguyện tôn vinh những người làm nghề dám có mặt ngay bên cạnh người lính để sáng tác. Bất kể tác phẩm của họ chất lượng ra sao, riêng sự ra đời của chúng đã được xem như những chiến công.
  • Nguy cơ của cuộc sống tạm bợ

    15/09/2018Vương Trí NhànChỗ tôi đang sống là một cửa ngõ để ra vào Hà Nội, một thứ "đầu ô" hiện đại. Sáng sớm, cùng với tiếng gà gáy, tôi nghe râm ran tiếng người đi chợ trên đê. Mỗi người mỗi xe đạp, sau xe là cái giá gỗ buộc tạm, trên đặt cây cảnh. Đây là thứ hàng mà họ sẽ phải lang thang suốt ngày ở Hà Nội để bán bằng hết...
  • Tâm lý tiểu nông

    11/07/2018Vương Trí NhànChỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh trong thời điểm hiện nay...
  • Những lối đoạn trường

    02/07/2018Vương Trí NhànĐể chỉ cái tình trạng lưỡng phân rất đáng tiếc, người xưa có nhiều cách nói thú vị: “Hòn chì thì mất hòn đất thì còn, Hoa thường hay héo cỏ thường tươi, Răng cắn phải lưỡi”. Nghe hơi tục thì có câu “Miệng khôn trôn dại”. Nhưng tôi thích hơn cả là câu trong Truyện Kiều: “Ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những lối đoạn trường mà đi”. Đoạn trường ở đây có nghĩa là đứt ruột. Có những lầm lỡ làm người ta tiếc đến đứt ruột, và e sợ hình như ở đây đã có vai trò của ma quỷ.
  • Ta tự nhận diện lại ta

    27/05/2018Vương Trí NhànHơn bao giờ hết, việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản cần được đặt ra. Cần biết chính mình là gì, trước khi tính xem mình cần làm gì. Việc tìm tòi gian khổ để có được câu trả lời đích thực cho câu hỏi "ta là ai?" sẽ giúp cho xã hội tự nâng mình lên, vượt qua những khốn khó mà éo le thay, chính là tự ta gây ra cho ta và làm chậm bước tiến của ta.
  • Cái vội của người mình

    05/01/2018Vương Trí NhànNăm 1982, Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ đã đặt ra thuật ngữ “căn bệnh thời gian” để mô tả một tín điều đang ám ảnh nhiều người. Những người này thường tự nhủ: “Thời gian đang trôi đi, không còn đủ thời gian, và bạn phải nhanh hơn, nhanh hơn nữa mới bắt kịp nó”.
  • Sau tội là bệnh

    15/09/2017Vương Trí NhànChúng ta đang ở trong một hoàn cảnh chung. Đất nước từ chiến tranh chuyển sang hòa bình mấy chục năm nay, những di lụy của nó để lại trong tâm lý con người kể sao cho xiết. Đặc điểm của chiến tranh là bạo lực. Trở về từ chiến tranh, mải làm ăn kiếm sống, ta tưởng ta thoát khỏi nó...
  • Sự tha hóa của ngôn từ

    30/03/2017Vương Trí NhànTục ngữ Việt Nam có câu "Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Hóa ra sự tha hóa tiếng nói ở ta đã bắt đầu từ lâu lắm. Điều cần nói thêm là đến nay trong xã hội hiện đại, khuynh hướng này ngày càng phổ biến.
  • “Khoan cắt bê tông”

    22/11/2016Vương Trí NhànTrên Tuổi Trẻ Cười, tôi nhớ có lần đã có một bức biếm họa, ghi lại sự có mặt của những thông tin quảng cáo về khoan cắt bê tông ở khắp nơi. Lần ấy hàng chữ này được đặt ngay ngắn chững chạc giữa một bức tường, cạnh đó là một mũi tên chỉ rằng phía trước là cổng lên thiên đường!
  • Những nỗi đau của thời nay

    19/06/2016Vương Trí NhànNghề nghiệp buộc tôi luôn luôn phải trở lại với văn chương quá khứ. Qua các trang sách đã đọc, tôi hiểu con người thời nào cũng có những nỗi đau khổ lớn lao. Song, nếu được so sánh, tôi vẫn cảm thấy so với họ, con người thời nay đau đớn gấp bội.
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Ráo hoảnh

    22/04/2016Vương Trí NhànThuở chưa có cân bàn, các chợ ở xứ ta chỉ dùng một loại cân thô sơ, gồm một cái cần có khắc hoa thị và có một cái đĩa nhỏ. Tôi nhớ một câu đố vui “Có cây mà chả có cành - Từ gốc đến ngọn rành rành những hoa - Người bán thì bảo rằng già - Người mua thì bảo thực thà còn non” và câu giải đúng là “cái cân”.
  • Lố nhố một đám đông lộn xộn

    23/02/2016Nhà văn Vương Trí NhànNông thôn, làng quê, người nông dân… nghĩ tới xã hội Việt Nam là phải nói ngay tới cái bộ phận thiết yếu đó. Có lẽ bởi vậy mà trong truyện dài “Thiếu quê hương” ( in lần đầu năm 1940, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản năm 2006), mặc dù lấy đô thị hiện đại là địa bàn chủ yếu của các nhân vật, song cuối truyện nhà văn Nguyễn Tuân cũng phải một lần đưa họ về làng quê.
  • Cần ý thức về sự thiêng liêng của hai chữ “con người”

    17/12/2015Nhà nghiên cứu Vương Trí NhànViệc các cơ quan chức năng liên tục phát hiện các phi vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; gian lận trong kinh doanh xăng dầu; “trộm” cước taxi… trong thời gian gần đây, thực sự không chỉ là bài học về công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành. Nó còn gợi lên một chủ đề rất đáng suy nghĩ: phải chăng, người Việt đang lâm vào một thời kỳ suy thoái/ xuống cấp về văn hóa – như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhìn nhận?
  • Đọc lại Khổng Tử để hiểu con người hiện đại

    13/11/2015Vương Trí NhànNhiều năm làm nghề phê bình văn học, song mấy năm nay, mỗi lần cầm trên tay một sáng tác, dù văn hay thơ, tôi đều rất ngại. Đọc vào cứ thấy tức tức. Hoặc đây không phải văn chương, hoặc cảm quan văn học mình bị hỏng...
  • Con người suy thoái?

    28/10/2015Vương Trí NhànĐịnh mệnh của con người là vươn tới tiến bộ; nhưng mọi sự tìm tòi sẽ là vô nghĩa và kết quả sẽ là tai họa nếu vận động đó lại dẫn đến sự suy thoái về nhân cách. Có nghĩa gì một sự tiến bộ kỹ thuật nếu nó giết chết tinh thần?
  • Lộn xộn tiếng Việt thời giao lưu văn hóa

    10/10/2015Vương Trí NhànVới một niềm tin dai dẳng, các phương tiện thông tin đại chúng ở ta thường không mệt mỏi trong việc nhắc nhở mọi người là phải giữ gìn bản sắc dân tộc, hoặc trong ngôn ngữ thì nhắc nhau là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy mà mọi chuyện cứ diễn ra theo hướng ngược lại, tại sao lạ vậy?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

    02/03/2015Vương Trí NhànDưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn...
  • Thêm chất trí tuệ cho tiếng cười

    05/11/2014Vương Trí NhànKhi nói nhiều phen mình và bạn bè đã cười quá tùy tiện, quá dễ dãi cũng là lúc chúng ta cùng thành thật mong ước với nhau rằng trong những ngày vui mỗi người có thể ít cười hơn nhưng đó thật sự là những tiếng cười... có chất lượng cao (tương tự như các loại hàng xịn, hàng xuất khẩu, hoặc xe khách chất lượng cao đang được ưa chuộng).
  • Nên hiểu thế nào về tiếng cười Thượng Đế

    29/10/2014Vương Trí NhànCòn gì khổ hơn trong những cuộc trò chuyện tiếp xúc hàng ngày chúng ta luôn gặp phải những bộ mặt đưa đám. Ngược lại thật dễ chịu khi được sống bên cạnh những người vui vẻ. Thế nhưng chung quanh tiếng cười cũng có thể có dăm bảy cách hiểu...
  • "Tôi muốn là liều thuốc kháng sinh!"

    30/09/2014Bùi Dũng - Xuân Anh (thực hiện)Vài năm nay, nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn tiến hành công việc khá đặc biệt là sưu tầm, tuyển chọn và thể hiện những bài viết về "Thói hư tật xấu của người Việt". Đây là ý định đã có người theo đuổi nhưng sớm phải từ bỏ, đứt gánh giữa đường hoặc có người khác đang "ẩn mình" thực hiện.
  • Nghĩ lại về chính… sự nghĩ

    09/06/2014Vương Trí NhànCổ nhân có câu "chớ có tham bát mà bỏ cả mâm". Dịch câu nói ấy ra ngôn ngữ hiện đại, tức là trong khi giải quyết mọi việc, ta phải từ bỏ lối nghĩ thực dụng chật hẹp, lối chạy theo thành tích "mì ăn liền”, để hướng tới một cách nghĩ bao quát và sâu sắc hơn...
  • Đi tìm một hướng nghĩ về sử Việt Nam

    29/04/2014Vương Trí NhànMấy năm nay ở ta có hiện tượng điểm sử của các học sinh trong các kỳ thi trung học kém một cách thảm hại. Và nói rộng hơn, lớp trẻ hiện nay ngán các bài sử ở trường đến tận mang tai, bất đắc dĩ phải học sử, lúc học lên có không biết thi vào trường nào khác mới chịu thi vào sử.
  • Khổ vì lắm tiền

    24/04/2014Vương Trí NhànĐã dính vào nghiệp buôn, hẳn ai cũng biết cái câu "Buôn tài không bằng dài vốn . Ấy vậy mà nhiều bà buôn bán nhỏ ở chợ Đồng Xuân gần đây bảo với tôi rằng có lúc thấy sợ cả những đồng vốn giời ơi đất hỡi...
  • "Lớp trẻ cần tự hình thành hệ thống giá trị mới"

    17/03/2013Hoàng Lê (thực hiện)"Lớp trẻ hiện nay mang trong mình cả một tiềm năng ghê gớm lẫn cả tai hoạ tiềm tàng. Nếu không biết khai thác, thật khó đoán biết điều gì sẽ xảy ra... Tôi muốn nói rằng, các bạn trẻ cứ yên tâm. Xã hội ta luôn đón chờ những tài năng trẻ"...
  • Vương Trí Nhàn (1942 - )

    06/03/2009Nhà văn, nhà phê bình văn học...
  • Nếp sống làng quê giữa lòng phố xá

    03/03/2009Vương Trí NhànTrong khi người Hà Nội chưa đủ sức nâng mình lên, thì dân các vùng nông thôn chung quanh lại như là vẫn muốn kéo Hà Nội xuống, và đây mới thật là chuyện "hai lần thương khó". Có một lẽ công bằng mà không luật pháp nào quy định, song ai cũng thấy phải, ấy là Hà Nội chỉ trở thành đô thị thực thụ nếu nó có thể góp phần giúp cho cuộc sống các vùng chung quanh ngày một ổn định, người dân nông thôn thu nhập khấm khá tới mức nhìn về bà con của mình ở thành thị với con mắt thiện cảm và yên tâm ở lại quê hương "phục vụ" Hà Nội. Nhưng "ốc chưa mang nổi ốc" thì "làm cọc cho rêu" sao được?!
  • Những chấn thương tâm lý hiện đại

    31/10/2008Vương Trí NhànMãi tận kỳ vào Sài Gòn hồi tháng 6 vừa qua, tôi mới thật chứng kiến cảnh thành phố kẹt xe triền miên đến vậy. Một tài xế taxi nói: Bây giờ thì chẳng ai nhường đường cho ai nữa, ai cũng cố chen lên bằng được, thành thử đường càng thêm kẹt. Mà con người sao đối xử với nhau quá tệ. Con người bây giờ ác quá!
  • Văn hóa chưa tác động tốt tới sự phát triển

    29/12/2007Lê Vọng (thực hiện)Năm 2007 sắp khép lại. Trong cuộc trò chuyện cuối năm với TT&VH Cuối tuần, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn - người thường từ phương diện văn học nhìn rộng ra các lĩnh vực văn hóa - thử trình bày một cách nhìn lại đời sống văn hóa – văn nghệ (VHVN) nước nhà trong một năm qua, với tiêu chí “phê bình để xây dựng”. Và từ đó gợi mở đôi điều suy ngẫm về tương lai.
  • xem toàn bộ