Vương Trí Nhàn (1942 - )

05:51 CH @ Thứ Sáu - 06 Tháng Ba, 2009


VƯƠNG TRÍ NHÀN(sinh 1942)

- Sinh năm 1942 tại Hà Nội
- Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Vinh (1961-1963) và ĐH Sư phạm Hà Nội (1963-1964)
- Bắt đầu viết phê bình từ năm 1965
- Từ 1968 -1978: Làm phóng viên tại Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội
- Từ 1979-2007: Chuyển sang làm biên tập viên tại NXB Hội Nhà văn
- Năm 2003, Vương Trí Nhàn được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, với tập phê bình Cây bút, đời người
- Từ 2007: về hưu

Quan điểm sáng tác

- Là một tên tuổi quen thuộc trong giới nghiên cứu văn học, gần đây Vương Trí Nhàn được công chúng tìm đọc nhiều hơn bởi những nghiên cứu và phát biểu ở góc độ một nhà nghiên cứu văn hóa. Phải nói rằng, cách tiếp cận văn hóa của ông ngay từ đầu đã dựa hẳn trên những nghiên cứu công phu để bứt khỏi những lối mòn truyền thống và sớm định hình một “phong cách Vương Trí Nhàn” với những chủ kiến sâu sắc, không câu nệ, những nhận định thẳng thắn, có trách nhiệm. Gần 20 năm nay, những kiến thức tự bồi đắp về lịch sử, dân tộc học, xã hội học, kinh tế và thương mại … đã giúp ông kiên trì trên con đường dích dắc, nhiều ngả rẽ, lắm rào chắn của dòng chảy văn hóa đương đại, ngõ hầu tìm kiếm được đâu là chân lý của sự phát triển nhìn từ góc độ văn hóa, nếu có thể nói như vậy. Trên hành trình ấy, Vương Trí Nhàn luôn luôn muốn được chia sẻ phản biện trao đổi.(Doanh nhân Sài Gòn cuối tháng, số 2-2009)

- Con người trong xã hội chúng ta “làm người” như thế nào? Xã hội bây giờ có tình trạng “loạn cương”, phi chuẩn hóa, mỗi chợ một cân, mỗi đồng hồ chỉ một giờ. Trong hoàn cảnh như vậy thì anh nào mạnh mồm, liều lĩnh, anh ta sẽ thắng. Mặt bằng giá trị không còn, con người không còn biết đến sự thiêng liêng. Thậm chí, ngay cả đến thần thánh họ cũng chỉ biết đến cầu lợi, hối lộ. Những niềm tin kiểu đó sao mà chắc chắn được. Có vẻ như dân ta rất thiếu nghiêm chỉnh trong việc làm người. Việc đánh thức lương tâm để mỗi người tự nhận thức và ý thức được sự thiêng liêng của hai chữ “con người”, vì vậy, là vô cùng cần thiết!

Bằng kinh nghiệm và sự nhạy cảm của một người nhiều năm làm văn hóa, tôi tin đã đến lúc chúng ta phải nói thật với nhau: Giống như lạm phát trong kinh tế, văn hóa của chúng ta đang thực sự ở trong tình trạng khủng hoảng/ xuống cấp/ suy thoái. Khi bắt đầu nghĩ như vậy, tôi cũng cảm thấy buồn và muốn tự bác bỏ mà chưa làm nổi. Tôi cầu mong có thêm ý kiến của các bạn, dù là đồng tình với tôi hay phản đối tôi, xin hãy thử trình bày lý lẽ đàng hoàng xem sao!

-Xét trên phạm vi toàn xã hội, nhiều bộ phận di sản văn hóa chưa được tìm được phương án khai thác cho hợp lý, bảo quản cho khoa học. Rồi đến một lúc nào đó toàn bộ những di sản hữu hình (như đền chùa, lăng tẩm, sách vở...) , cũng như vô hình (bao gồm thói quen sinh hoạt, buôn bán, những mối quan hệ phức tạp giữa người và người...). Từ từng bộ phận văn hóa đang có, chúng ta phải tìm cách rút đúc cho được tinh thần độc đáo thực sự của văn hóa Việt Nam, để cái gì tốt đẹp thì bảo nhau noi theo, cái gì lỗi thời thì dần dần loại bỏ. Điều này chưa được toàn xã hội, các nhà chuyên môn quan tâm một cách thích đáng.

Hãy thử đặt câu hỏi: chúng ta xuất phát từ đâu để hội nhập thế giới nếu không phải là xuất phát từ thực tế Việt Nam hôm nay? Vậy dù có đi đâu làm gì thì dòng máu Việt Nam vẫn mãi mãi chảy trong huyết quản chúng ta, và những bộ gien bền vững của nền văn hóa dân tộc còn tiếp tục chi phối mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta. Sẽ là vô lý nếu chúng ta tưởng ở đây có thể đánh bài tảng lờ, hoặc kính nhi viễn chi.

Các bạn trẻ cần mang sự nhanh nhạy và những kiến thức mà thời đại cung cấp vận dụng vào việc tìm hiểu gia tài tinh thần của ông cha, là cách rất tốt để mỗi người bồi dưỡng nhân cách của chính mình, và biết đâu lại có những đóng góp mới, tức mang lại cho tình yêu đối với văn hóa dân tộc sẵn có trong mỗi chúng ta một cơ sở khoa học vững chắc.


Tác phẩm đã xuất bản

Sổ tay người viết truyện ngắn (NXB Tác phẩm mới, 1980, tái bản: 1994, 1999)
Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội (kể chuyện đời sống văn học, NXB Hà Nội, 1986)
Bước đầu đến với văn học (NXB Tác phẩm mới, 1986)
Những kiếp hoa dại (NXB Hội Nhà văn, 1993, 1994, 2000)
Buồn vui đời viết (NXB Hội Nhà văn, 1999, 2000)
Cánh bướm và hoa hướng dương (NXB Hải Phòng, 1999, tái bản 2000 với tên "Nghiệp văn")
Vương Trí Nhàn viết về chân dung các nhà văn dưới nhiều lát cắt khác nhau, bằng những trải nghiệm của mình, theo cách riêng của mình. Tập sách phác hoạ chân dung 39 nhà văn từ cổ điển tới nửa sau thế kỷ XX, vẫn có nét hấp dẫn. Với các nhà văn cổ điển hay các nhà văn qua đời đã lâu mà ông chưa có dịp tiếp xúc, Vương Trí Nhàn dành nhiều công sức khảo cứu, đúc rút những nét riêng. Từ Nguyễn Gia Thiều rực rỡ và khắc khoải, Hồ Xuân Hương ham muốn sống “thật đã đầy, thật trọn vẹn”, Tản Đà tự nhiên, thành thực…đến Phan Khôi hiếu sự, Thế Lữ mở đường táo bạo, Thạch Lam về với cội nguồn từ văn hóa, Hàn Mặc Tử hồn thơ siêu thoát… Nhưng, có lẽ đầy đặn và sinh động hơn cả là những trang viết về những đời văn kéo dài suốt hai nửa thế kỷ: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Tế Hanh, Thanh Tịnh… và gần với chúng ta hơn: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu… Không chỉ qua tác phẩm mà còn qua chính cuộc đời của họ, Vương Trí Nhàn viết với tất cả những gì đã thâu lượm được từ những lần tiếp xúc, trò chuyện với họ.
Chuyện cũ văn chương (NXB Văn học, 2001)
Tưởng như đã rất quen thuộc nhưng thật ra sinh hoạt văn chương ở Việt Nam thế kỷ XX còn ẩn chứa nhiều thú vị. Cuốn sách có kỳ vọng muốn cùng bạn đọc khám phá thêm những nét mới mẻ trong các giá trị cao đẹp đó. Bắt nguồn từ một công phu nghiên cứu kỹ lưỡng, song các bài viết lại dung dị, nhẹ nhàng, dễ đọc. Với ngòi bút Vương Trí Nhàn, giữ chuyện văn và chuyện đời không bao giờ có sự tách biệt...
Cây bút, đời người (NXB Hội nhà văn, 2002)
Tôi nghĩ ngoài đời có bao nhiêu kiểu người thì trong văn chương có bấy nhiêu kiểu người cầm bút, ở đây cũng có thánh thần và có ma quỷ, và trừ một số tài năng sáng chói, thì phần lớn người cầm bút cũng có cả những chỗ tầm thường lẫn chỗ cao quý. Và điều quan trọng hơn: mỗi con người ở đây là một tư cách, một số phận. Không phải chỉ những tài năng lớn tuổi được lưu lại trong lịch sử mới có một cuộc đời thú vị. Ngay những nhà văn tạm gọi là bình thường thực ra nhìn kỹ cũng có cách phấn đấu riêng, những bi kịch riêng. Có thế bảo những cuộc làm người của họ trong văn chương cũng đáng được ghi chép lại. Trong tập sách này tôi thử tìm cách vẽ phác ra gương mặt một số nhà văn mà tôi có dịp nghiên cứu.
Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam : Từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945 (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005)

Việc tìm hiểu và đánh giá lại văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới trước 1945 có thể tiến hành theo nhiều hướng. Tập sách này chủ yếu tác giả xem xét văn học trong giai đoạn đó như hình ảnh rõ nhất của một cuộc vận động mang ý nghĩa đặc biệt, khi những sách văn chương viết bằng quốc ngữ tự nhào nặn để chín dần theo hướng có thể hội nhập với văn học thế giới và do đó, trở thành một trong những giai đoạn đẹp đẽ nhất trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.
Ngoài trời lại có trời (NXB Phụ nữ, 2006)
Những bài phê bình, tiểu luận gợi ra nhiều vấn đề về con người và văn học. Ẩn đằng sau nhiều bài viết về văn học nước ngoài vẫn là những thao thức về đời sống văn học Việt Nam từ những năm 80 đến nay: sự cấp thiết thoát khỏi việc sa lầy vào chủ nghĩa quan liêu, làm sao để văn học trở thành chính mình, thành một tiếng nói trung thực quả cảm, có ích...
Những người làm nghề viết văn (NXB Hội nhà văn, 2006)
Nhân nào quả ấy(NXB Phụ nữ, 2004, 2006 )
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Cuốn sách gồm 5 phần: Muôn mặt đời thường, Nếp sống nếp nghĩ, Về di sản và lễ hội, Từ nông thôn tới đô thị, Nỗi niềm người muôn năm cũ chỉ một phần nào nói lên những nỗi ưu tư, trăn trở của một người yêu và gắn bó với nền văn hóa nước nhà. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...

Có những nhà văn như thế (NXB Hội nhà văn, 2006)
Cuốn sách tập hợp chân dung của 64 nhà văn, từ Carvantes, Rabelais, Hugo, Balzac... qua Hemingway, Fulkner, Brecht đến các cây bút mới đoạt giải thưởng Nobel mấy năm gần đây Naipaul, Jelinek, Heaney...
Đằng sau cách trình bày sinh động, dễ hiểu, người ta vẫn có thể nhận ra một xu thế chung của các bài viết là nỗ lực làm mới các bậc thầy cổ điển bằng cái nhìn hiện đại và phân tích khả năng trở thành cổ điển của những nhà văn còn đang sống và tiếp tục viết.
Tìm hiểu cuộc đời các nhà văn là một trong những phương thức hiệu nghiệm nhất để đến với những tác phẩm muôn màu muôn vẻ đã và đang làm giàu cho kho tàng văn học của nhân loại.

Những chấn thương tâm lý hiện đại(NXB Trẻ, 2009)
Chúng ta đang sống như thế nào?
Tại sao lại có cái tình trạng nhân thế như chúng ta đang thấy?
Ta đã hiện hình ra sao trong sự vận động của thời gian?
Điều gì có thể thay đổi và điều gì sẽ phải chấp nhận mãi?
Khi cảm thấy có một mối liên hệ rõ rệt giữa ngày hôm nay với những thời gian đã qua, cũng là lúc người ta có thể sáng rõ hơn trong việc nhìn nhận chung quanh, có thể hiểu và đỡ bất ngờ hơn trước những diễn biến của đời sống trước mắt.

Khi đặt những cái tưởng như xa nhau bên cạnh nhau, ông dẫn chúng ta tiến sâu vào những quan hệ bên trong giữa chúng. Từ những gì ẩn chìm dễ bị che lấp, ông thường xuyên phát hiện ra những căn nguyên tinh thần bao trùm trong hành động và các mối quan hệ tế nhị giữa người với người.
Qua sự phân tích, ở ông nổi lên thật rõ một khao khát là nhận diện thực chất của các chấn thương tâm lý mà con người hiện đại phải chấp nhận.

Chuyên mục Thói hư tật xấu người Việt (đăng nhiều kỳ trên báo Thể thao Văn hóa)
Chuỗi bài đăng tải hàng tuần xuất hiện bắt đầu bằng việc dẫn lời, trích lục các đoạn viết của các danh nhân xưa. Tôi sẽ còn theo đuổi đề tài này đến cuối đời. Mục đích của tôi là tìm hiểu về quá trình tự nhận thức của người Việt. Tôi cho rằng nó là bước đi tất yếu của mỗi dân tộc trên con đường trở thành chính mình và cũng là con đường đi ra thế giới. Trên phạm vi toàn dân tộc cũng quan trọng mà trong phạm vi từng người cũng rất quan trọng.

Thứ nhất, vấn đề “Thói hư tật xấu” không phải là chuyện nhất thời. Thói hư tật xấu của người Việt bây giờ nó giống y như cũ, chỉ có điều bây giờ nó đậm hơn, nó kỹ hơn và nhiều mặt nạ dối trá hơn. Tôi nghĩ thói hư tật xấu của người Việt không những không thuyên giảm mà có vẻ như còn xuất hiện thêm ngày càng nhiều hơn.

Thứ hai, tôi không đặt vấn đề “thói hư tật xấu” là chuyên lặt vặt. Tôi muốn nghiên cứu sâu sắc hơn là trình độ sống, trình độ “làm người” của người Việt. Chúng ta có một trình độ sống thấp, ở tầm công dân loại 2, loại 3 của thế giới.

Phỏng vấn tác giả

Bàn về lý tưởng của tuổi 20: Hãy nghĩ tới ngày giã từ sư phụ để xuống núi (Sinh viên Việt Nam)

Nâng trình độ sống để thích nghi - phát triển (TuanVietnam)

Cần ý thức về sự thiêng liêng của hai chữ “con người” (Sinh viên Việt Nam)

"Lớp trẻ cần tự hình thành hệ thống giá trị mới"(Vietnamnet)

"Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ" (Vietnamnet)

"Tôi muốn là liều thuốc kháng sinh!" (Netlife)

Văn hóa chưa tác động tốt tới sự phát triển (Thể thao & Văn hóa cuối tuần)

Biết mình biết người, tỉnh táo đi tới!(Tuổi trẻ)

Tìm về văn hóa để hiểu hôm nay

Thói hư tật xấu người Việt chỉ trong 300 trang, có đủ? (Tiền Phong)

“Để người Việt Nam tự nhận thức...” (Hà Nội Mới)

Làng, phố và “nỗi buồn thương nhân”(Doanh nhân SG cuối tuần)


Muôn mặt đời thường

Nhân nào quả nấy
Nếp sống làng quê giữa lòng phố xá
Sự tha hóa của ngôn từ
Nguy cơ của cuộc sống tạm bợ
Lộn xộn tiếng Việt thời giao lưu văn hóa
Nên hiểu thế nào về tiếng cười Thượng Đế
Quan liêu với quá khứ
Cái vội của người mình
Thêm chất trí tuệ cho tiếng cười
Những lối đoạn trường
Tâm lý tiểu nông
Những chấn thương tâm lý hiện đại
Thích ứng một cách khó khăn
Nghèo khó nghĩa là muốn làm gì thì làm?
Sự thật mới là vẻ đẹp chân chính!
Tôi nghiệp dư, anh nghiệp dư, nó cũng nghiệp dư
Đáng sợ nhất là những cách nghĩ tưởng như rất có lý
Mạnh ai nấy sống... và kiếm sống với bất cứ giá nào!
Khổ vì lắm tiền
Lý do kinh tế và di hại đạo đức
Hội nhập giữa đời thường
Trung Quốc hôm nay: Khi cuộc sống trở thành văn hóa
Đồng tình kiểu ấy chỉ tổ chết dân!
Con người và tư tưởng thời bao cấp
Nối lễ hội vào... trụy lạc
Cái đứng đằng sau luật pháp
Sự chuyển pha mấy nét còn dang dở
Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

Ngẫm chuyện học
Chất lượng ngay từ hôm nay
Tại sao bố mẹ cho trẻ bỏ học?
Nghĩ lại về chính… sự nghĩ
Nghĩ về việc học
Từ kiến thức đến nhân cách
Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách
Thừa thầy thiếu thợ
Vì sao người Việt không mê đọc sách?
Nhận diện người đọc hôm nay
Khao khát hiểu biết, tự tin tìm việc khó mà làm
Tại sao trên báo chí lại thưa vắng các bài điểm sách?
Sự nghèo nàn của văn hóa sách ở Việt Nam
Viết về "Sex" để nhanh nổi tiếng?

Ta nhận diện ta

Ta tự nhận diện lại ta
Đọc lại Khổng Tử để hiểu con người hiện đại
Vô cảm và bất lực
Một cách nhìn mới về văn hoá Việt Nam thông qua việc so sánh với văn hoá Nhật Bản
Con người suy thoái?
Nhìn doanh nhân dưới góc độ văn hoá
Văn hóa và hội nhập
Văn hóa và hội nhập
Thất phu hữu trách
Bảy bước tới tha hóa
Có một điểm ở đó phát sinh mọi chuyện
Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay
Cuộc chia tay còn dang dở
Những bước đi đúng hướng cần tiếp tục!

Thói hư tật xấu của người Việt: Trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX

Sống luôm thuộm, nói thô tục
Ỷ lại, viển vong, tư tưởng gia nô...
Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...
Dân khí bạc nhược, ra vẻ ái quốc...
Tham giàu cho mau, cạnh tranh tầm thường
Nhắm mắt bắt chước, ngại thay đổi, đổ tại trời
Ăn xổi ở thì, trí tuệ tầm thường
Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín...
Thị hiếu tầm thường, Thời gian phí phạm
Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...
Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước
Tùy tiện giao tiếp, thạo sử người, chẳng học ai cả
Không có can đảm, chưa thoát khỏi tư cách học trò
Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan
Co mình trong hủ lậu, Văn nặng về đùa giỡn, Lười và hay nói hão
Trọng mê tín- xem nhẹ trách nhiệm, ham hội hè, "thần mãn"
Mê muội hưởng lạc, Lười nhác, ốm yếu, Tệ nạn
Không ham phiêu lưu, thêm bớt tùy tiện...
Học không biết cách, giỏi bắt chước
Cam chịu bất công, thù ghét thay đổi
Mưu lợi trên dân kém cỏi, Tuỳ tiện trong quản lý
Mong yên lành, hóa ra bảo thủ; Không hình thành dư luận sáng suốt
Nặng óc hư danh, Sống không lý tưởng
Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm
Thói tục di truyền, ỷ lại
Suy đồi, Nghi ngờ - Hại nhau, Cách chống tiêu cực
Tầm thường, Phù phiếm, Hiếu danh
Quan lớn như hạ lưu, Ảo tưởng thoái hóa, trì trệ bất lực
Hủ bại tầm thường, bóc lột thay quản lý
Giả dối, khao vong nặng nề
Bán quẩn buôn quanh, bôi bác giả dối
Cần mẫn bất đắc dĩ, không thiết gì, trống rỗng
Quan không có chuyên môn, hư hỏng cả hệ
Dân sợ quan, việc quan hỗn hào lẫn lộn
Nông nổi, hời hợt, tín ngưỡng xen hoài nghi
Thô tục, vô duyên, luộm thuộm
Tự giam hãm, kéo bè cánh, kiếm chác
Cường hào gian giảo, cẩu thả, khó cai trị
Nhiều mâu thuẫn, phá hoại, thiếu khiêm nhường
Thiên về sầu não, kẻ yếu
Giáo dục, đào tạo nhiều yếu kém
Học bề ngoài, khách sáo
Tang ma xa xỉ, hủ bại
Giỏi diễn trò, đạo đức giả
Không thật bụng, không hết lòng
Quen lêu lổng, ăn chơi, cờ bạc
Thiếu tận tâm, tôn trọng, chờ may rủi
Gì cũng cười, Nói năng lộn xộn, Học hời hợt
Thiếu tri thức, học vụ lợi, dễ tầm thường
Tầm nhìn hạn hẹp, cam chịu, lẫn lộn, kìm hãm nhau
Văn hóa vay mượn, thiếu tự tin, nói láo, thích ăn nhậu
Nhiều thói xấu, tin nhảm, giới hạn yêu thương
Lãng phí, mất gốc, học đòi
Huyền hồ, than vãn, học để thi
Tha hóa tự nhiên, đáng chê cười
Thủ cựu, ngại thay đổi
Hư danh, kém hợp quần, không hiệp tác, hư hỏng
Quá viển vông, tầm thường hóa, quá tin sách, tín ngưỡng nông
Bệnh thành tích, ỷ lại, thích bắt chước
Phù phiếm, sợ mang tiếng, nói liều làm ẩu, mưu danh bằng hạ nhục
Tính toán thiển cận, mê tín gây lãng phí, không chuyên nhất, dễ dãi tiếp nhận
Một nền văn chương bấp bênh, thiếu tư tưởng, nhu nhược, phô trương
Không biết học hỏi, bỏ không biết cách, hiếu kỳ, tinh vặt
Một quan niệm đơn sơ về thế giới
Khéo tay mà trí không khôn, thiếu tinh thần cầu học
Gánh nặng đông dân, lỗi giáo dục, kiêu ngạo hão huyền
Trống rỗng, dễ dãi, chê bai bừa, thô lỗ
Tốt lẫn xấu, nặng về gia tộc, học đòi quên chuyện lớn, buôn không thành nghề
Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: