Văn hóa chưa tác động tốt tới sự phát triển

03:14 CH @ Thứ Bảy - 29 Tháng Mười Hai, 2007

Năm 2007 sắp khép lại. Trong cuộc trò chuyện cuối năm với TT&VH Cuối tuần, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn - người thường từ phương diện văn học nhìn rộng ra các lĩnh vực văn hóa - thử trình bày một cách nhìn lại đời sống văn hóa – văn nghệ (VHVN) nước nhà trong một năm qua, với tiêu chí “phê bình để xây dựng”. Và từ đó gợi mở đôi điều suy ngẫm về tương lai.


“Vẫn chỉ theo đà của những năm trước”


* Thưa ông, trong sự khởi sắc chung của đất nước ở nhiều lĩnh vực, ông có nhận ra những tín hiệu đáng mừng trong đời sống VHVN nước nhà năm 2007?


- Về mặt này, tôi thấy…hơi khó nói một điều gì cho rõ ràng. Nhìn chung, mặc dù năm 2007 có những bước tiến, đặc biệt là hội nhập quốc tế, song VHVN nước nhà vẫn chỉ theo đà của những năm trước, chứ chưa thấy có sự gì gọi là đột biến. Đã có một số thay đổi nho nhỏ. Chẳng hạn , ta tổ chức được nhiều festival mang "dáng dấp" của nước ngoài để tôn vinh một đặc sản, một sản vật của vùng miền.. . Song, qua báo chí phản ánh , thấy hay ít, dở nhiều, và có cảm tưởng cách thức tổ chức không phù hợp với mình, hoặc chưa được "Việt hóa" để phát huy cái hay, cái đẹp.

Nhìn vào một lĩnh vực, như văn học cũng có giao lưu đấy chứ!. Có tiểu thuyết Nhật hiện đại, sách Harry Potter có mặt ở VN cùng với thời điểm ở các nước; hay cô bé thần đồng văn học Mỹ đến VN gặp gỡ bạn đọc… Nhưng trong thời buổi hiện nay, một vài việc như thế chưa mùi mẽ gì. Một số lý thuyết về văn học hậu hiện đại được "du nhập" nhưng còn gượng gạo, và không thấy hứa hẹn là có giúp gì cho văn chương Việt. Sự hội nhập ở đây

thiếu chiến lược lâu dài, thiếu chiều sâu…

* Có nghĩa là sự phát triển văn hóa - xã hội chưa theo kịp kinh tế chính trị?


- Trên TT& VH, một người nước ngoài, đâu như ông Viện trưởng Viện Goethe cũ, đã nói như vậy. Không chỉ chậm trễ, mà ở nhiều phương diện cơ bản, văn hóa ta còn trượt dài trong lộn xộn, và như vậy xem như không tìm được cách tác động tốt tới phát triển. Khi xem xét VHVN trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội, một điều ai cũng cảm thấy, nhưng lại ngại nói: Đó là sự xuống cấp về đạo đức, sự băng hoại và suy đồi của nhân

cách...

* Xét bao quát, mục tiêu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vẫn chỉ là … mục tiêu?


- Chắc chắn thế, văn hóa của ta chưa thể coi là tiên tiến và cũng không đậm đà bản sắc. Nói thẳng là văn hóa ta đang lạc hậu và bản sắc thì lai tạp không thuấn nhất. Với tư cách một người có sáu chục năm sống ở Hà Nội, tôi có thể nói là văn hóa đô thị chúng ta có những bước lùi. Chẳng hạn như tục ma chay cưới xin, ta đang để cho những hủ tục quay trở lại. Những gia đình ở thành phố chật hẹp có hiếu hỉ là tha hồ kèn trống inh ỏi, loa gọi nhức tai, tự cho là vì việc hiếu nhà mình, mọi người có bị làm phiền cũng không sao... Riêng việc các tập tục đó không thích hợp với xã hội hiện đại đã đòi hỏi chúng ta phải làm khác. Nhưng không ai đủ sức chống lại cái cũ cả.


Khi giao lưu tiếp xúc với nước ngoài, một nét thấy rõ là không những ta ít tiếp thu được tinh hoa của người, mà lại dễ học đòi cái xấu. Ra nước ngoài, các đoàn nghệ thuật chúng ta chẳng có gì mới để nói với họ. Dường như, chúng ta không quan niệm rõ thế nào là tiên tiến, hiện đại, lại càng không hiểu nó cần thế nào cho phát triển...

“Có khi một bước tiến, ba bước lùi”


* Năm 2007 được coi là năm có nhiều "scandal" nhất trong VHVN?


Điều này phần nào phản ánh thực trạng kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh vụ sập cầu dẫn cầu Cần Thơ, hay lở núi ở Bản Vẽ, rồi lũ lụt, rồi học sinh bỏ học đến mức đáng báo động, thì VH-VN có nhiều scandal là đều dễ hiểu và là xu thế chung. Sau một thời gian phát triển, nhiều mặt của đời sống đang bộc lộ những ung nhọt, mà mổ xẻ ra thì ai cũng ngại.

* Một vài giải thưởng ở các LHP quốc tế hay các cuộc thi ảnh đôi khi được làm rùm beng khiến người ta tin rằng, triển vọng đang ngời ngời mở ra trước mắt?


- Các thành tựu ở ta thường xuất hiện tự phát, nhiều khi do "ăn may" và ngẫu nhiên. Lấy thể thao làm ví dụ, vì thể thao cũng là lĩnh vực bộc lộ văn hóa. Nghe tin VN chiến thắng ở một kỳ cuộc nào tôi đã nghĩ ngay đến kỳ sau mà sợ. Ảo tưởng thôi, làm sao lần sau tiếp tục thắng được. Theo dõi những người thất thường và dễ đổ vỡ về tâm lý nhiều khi rất ngại. Chỉ sợ đau lòng! ấy vậy mà cứ bảo nhau nuôi dưỡng ảo tưởng hết đợt này đến đợt khác.

* Ông cho rằng, cọ xát với người là một dịp để nhìn rõ lại mình?

- Thì cũng chỉ còn cách ấy. Lâu nay, chúng ta vẫn nghĩ chỉ cần hội nhập kinh tế, còn văn hóa thì ta ăn đứt người. Hóa ra không phải ... So với mặt bằng của khu vực, chúng ta cũng còn chênh vênh chứ chưa nói đến thế giới.

* Nhưng ta có những bước tiến khi so với chính mình?


- Có khi một bước tiến, ba bước lùi; hoặc so với năm ngoái là tiến, nhưng so với năm năm trước là lùi. Tự so mình với mình, còn thấy có nhiều phương diện văn hóa của ta bây giờ mòn mỏi đi và có phần kém cỏi so với trước. Một người thợ mộc giỏi nhất hôm nay tay nghề không thể tinh xảo bằng các bậc tiền bối của họ. Một diễn viên, một nhạc công thổi sáo hay chơi nhị cũng vậy. Con người thời nay đánh mất tâm lý bình tĩnh để làm sản phẩm thuần thục hoàn thiện, mà chỉ 10 chạy đua theo thời gian và lợi nhuận...

* Năm 2007 có khá nhiều "sân chơi" dành cho các nghệ sĩ trẻ. Những nhân tố mới xuất hiện có thể là tín hiệu đáng mừng, thưa ông?


Hãy để một hai năm nữa, xem những tài năng trẻ có còn tiếp tục phát huy sáng tạo hay không? Tôi ngờ lắm! Theo dõi tình hình trong nhiều năm liền, tôi thấy ta có không ít tài năng bẩm sinh, nhưng đào tạo và giáo dưỡng để tài năng đó phát triển thì lại vụng nên làm họ hỏng. Trong tình trạng nhiều giá trị và chuẩn mực của xã hội tương là ồn định cũng đang trồi sụt, thì đó là chuyện bình thường. Tôi chỉ muốn chúng ta cùng dè dặt, đừng quá bốc với những nhân tố mới đó, rồi lại thất vọng.

"Cái tinh thần thì rơi rụng đi nhiều”


* Có một dòng chảy "hồi cổ” trong đời sống VHVN: cuộc tìm về của những giọng ca trẻ với dòng “nhạc xưa”, làm mới” những kịch bản sân khấu cổ truyền hay các vở cũ được dựng lại...


- Làm mới những giá trị truyền thống là việc nên làm, phải làm và đó là cách tốt nhất để bảo tồn những giá trị này. Nhưng tôi thấy, chúng ta chưa có sự chuẩn bị về lý luận để tổng kết và đánh giá cái cũ; đội ngũ chuyên gia làm công tác này vừa kém lại vừa thiếu nên việc quay về cái cũ chỉ là làm theo kiểu bắt chước, mà cái tinh thần thì rơi rụng đi nhiều.

* Sự ra đi của những "cây đa, cây đề” trong năm qua liệu có tạo nên sự hẫng hụt về đội ngũ ?


- Tôi xin phép được nói một câu có vẻ tàn nhẫn nhưng phải nói: Sự thật là sự hụt hẫng ấy có từ lâu; một số nhân vật nổi tiếng ra đi trong năm qua chỉ làm lộ rõ sự hụt hẫng ấy mà thôi. Cần thẳng thắn nhìn nhận: Trong bản thân nhiều trí thức, nhiều nghệ sĩ ở ta, khảnăng làm mới mình cùng với thời gian là rất hạn chế. Sau thời điểm cao trào tạo ra những tác phẩm có giá trị từ mấy chục năm trước, sự nghiệp sáng tác của một số người này đã chấm dứt hoặc theo biểu đồ đi xuống, có làm ra những tác phẩm mới đấy nhưng không có ý nghĩa gì với đời sống trước mắt... Nhiều giá trị đã chết và trở thành tượng đài. Có những người làm hỏng hình ảnh của mình trong lòng công chúng. Tình trạng này đáng để cho tất cả mọi người rút kinh nghiệm.

* "Cuộc sống số” ngày càng bộc lộ rõ tính hai mặt của nó. Và như ông nói ở trên, ta thườngdễ tiết thu cái dở hơn là cái hay. Sự bùng nổ của thông tin và sức mạnh truyền thông đi kèm với mặt trái của phong trào blog khiến không ít blogger tên tuổi phải dột ngột đóng cửa blog, hay những vụ kiện tụng đã nổ ra vì thông tin trên blog...


- Tình trạng thông tin hiện nay giống như giao thông lộn xộn ngoài đường . Anh nào rồ ga thì phóng lên trước và cứ hơn được nửa bánh xe là hơn tất cả. Truyền thông nhiều khi sa đà vào việc đưa chuyện linh tinh và tỏ ra quá chiều chuộng tốp ca sĩ, diễn viên bất tài.


Xa lộ thông tin vận động hỗn loạn và quá nhiều tiếng ồn thì dễ xảy ra tai nạn. Bởi coi tình trạng này là tất yếu, tôi cho là người trong cuộc nên bình tĩnh bởi nếu mình tin ở tính đúng đắn và sự cần thiết của mình thì cứ kiên trì, trước sau xã hội sẽ công nhận.

“Phải đi tới cùng mọi sự nhố nhăng nhạt nhẽo…”


* Ông nghĩ sao về việc các địa phương sẽ thi nhau tổ chức những lễ hội hoành tráng, nghệ sĩ càng đắt sô càng ào ào tung ra "tác phẩm” ... hào nhoáng sặc sỡ.


- Tôi cũng thấy là nhiều hoạt động văn hóa ở ta đang chạy theo bề ngoài, lấy số lượng thay cho chất lượng. Khổ nỗi là người thì đông, mà ai cũng muốn khoe tài. Bệnh cục bộ địa phương cũng ngày mỗi nặng. Cái độc đáo mà người ta cố tìm ra là cái giả, mà phần giống nhau là chính. Văn hóa không thể cục bộ như vậy được.

* Ông hình dung ra sao về xu hướng mới trong VHVN năm 2008?

- Chắc là vẫn trong tình trạng “tan băng"mà ở trên chúng ta vừa phác họa. Vẫn nhiều scandal nổ ra. Thành tựu thất thường. Giả sử, có cuộc thi nào tìm kiếm được tác phẩm xuất sắc hoặc một trại viết có ra được cuốn tiểu thuyết khá thì đây là ăn may! Loại người làm việc thận trọng có bài bản, có chuẩn bị càng ngày càng hiếm. Nhưng thôi! Phải đi tới cùng mọi sự nhố nhăng và nhạt nhẽo thì rồi chúng ta mới bình tâm mà làm ra một ít giá trị.

* Xin cảm ơn ông đã chia sẻ ít điều người ta thường chỉ nói ở chỗ riêng tư. Trong một cuộc trò chuyện ngắn không hi vọng gói trọn tất cả các mặt, các vấn đề trong một năm. Nhưng, có phải cái nhìn của nhà phê bình thường khắt khe nên dễ bỏ qua những thành tựu đáng ghi nhận? Có bao giờ ông nghĩ là nhiều bạn đọc và các đồng nghiệp không đồng ý với mình?


- Việc ghi nhận thành tựu đã có những người khác. Ở đây tôi chỉ trình bày ý kiến của riêng tôi về những bất cập, và nếu như chỉ có độ một nửa hay một phần ba độc giả và các đồng nghiệp chia sẻ với các nhận định trên, tôi cũng thấy thỏa mãn lắm rồi.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Khao khát hiểu biết, tự tin tìm việc khó mà làm

    31/03/2020Vương Trí NhànMột người bạn tôi đặt câu hỏi: “Theo anh, đâu là những yếu tố mới trong người Việt hiện nay? Nhìn vào lớp trẻ, những phẩm chất nào anh cho là mới mẻ và có triển vọng”? Tôi đã đáp lại bằng hai mẩu chuyện dưới đây, liên quan tới hai bạn trẻ, một là do quen biết riêng và một là đọc được trên báo.
  • Lý do kinh tế và di hại đạo đức

    01/12/2018Vương Trí NhànTrong sự bê bối về giáo dục hiện thời, ai cũng thấy là lỗi trước tiên thuộc về những người quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng chẳng nhẽ những người lên bục giảng vô can chăng? Vậy thì lỗi của các thầy ở đâu? Tại sao không người trong cuộc nào lên tiếng?
  • Nhìn doanh nhân dưới góc độ văn hoá

    10/10/2018Vương Trí NhànNhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những cảm nghĩ của mình, sau gần một tháng nghiền ngẫm bài báo của SGTT: “Đâu là những việc cần làm nếu muốn nhìn giới kinh doanh dưới góc độ văn hoá”...
  • Thói hư tật xấu người Việt chỉ trong 300 trang, có đủ?

    30/06/2016Trần ThanhSau khi cố GS Trần Quốc Vượng, GS Cao Xuân Hạo bày tỏ ý định làm sách về thói xấu người Việt Nam nhưng chưa thành, đến lượt nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn quyết tâm cho ra mắt cuốn sách hứa hẹn hấp dẫn này...
  • Nghĩ về việc học

    27/08/2015Vương Trí NhànĐầu năm 2006, một người Mỹ nói thẳng là thanh niên Việt Nam không có nhu cầu hiểu biết mà chỉ lo học lấy bằng để kiếm sống. Thoạt nghe tôi cũng bị sốc. Một xã hội mà lớp trẻ chỉ lo kiếm sống và không có nhu cầu hiểu biết thì xã hội đó phát triển làm sao được!
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Tìm về văn hóa để hiểu hôm nay

    07/06/2014"Nhân nào quả ấy" là một tập phiếm luận về văn hóa đương thời tổng hợp các bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông đặt câu hỏi về tầm vóc văn hóa hay đúng hơn là sự thiếu văn hóa ẩn hiện đằng sau nhiều hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam thời nay...
  • Hội nhập giữa đời thường

    12/03/2014Vương Trí NhànNhững chuyển biến hôm nay - những biến chuyển mà trong cuộc hội nhập đã diễn ra hai chục năm và được đánh dấu bằng việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo tôi phải xem đây như một nét mới của người Việt hiện đại...
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Biết mình biết người, tỉnh táo đi tới!

    22/12/2010Vương Trí NhànBắt tay vào cuộc hội nhập là chấp nhận rằng chúng ta sẽ tham gia sân chơi lớn của thế giới. Điều cần thiết lúc này là soát xét lại mình, bàn bạc, học hỏi, rút kinh nghiệm, sẵn sàng làm lại mình nếu cần. Bởi mọi cơ hội chỉ có ý nghĩa khi người ta có một phương sách đúng, một chiến lược đúng để tận dụng được nó...
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Con người và tư tưởng thời bao cấp

    14/09/2006Vương Trí NhànMặt nghệt ra như mất sổ gạo.Một yêu anh có may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa.Những câu ca dao tục ngữấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồiđược kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian trưng bày các hiện vật theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà Nội này phải gọi là “hoành tráng”...
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • Chất lượng ngay từ hôm nay

    01/08/2006Vương Trí NhànÍt ra thì vụ thày giáo Đỗ Viết Khoa cũng có một kết quả nhỡn tiền: Xã hội riết gióng yêu cầu ngành phải nghiêm khắc hơn trong việc thi cử. Hình như những người thường kiếm ăn trong việc này cũng hơi chờn. Bởi vậy, chẳng ai “ngã ngửa ra ngạc nhiên cả “, khi nghe tin cái tin mà các báo mấy ngày cuối tháng 7 này vừa đưa : học sinh thi vào đại học năm nay đạt mức điểm khá thấp...
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Tập sống và nghĩ cùng nhịp với thế giới

    27/01/2006Vương Trí NhànSáng tác của Nguyễn Tuân thời tiền chiến thường được xem xét theo một định kiến thiên lệch. Trong khi trình độ nghệ thuật của chúng được đề cao thì nội dung xã hội lại bị lên án. Nhưng đọc lại Nguyễn Tuân, chúng tôi muốn đề xuất một cách đánh giá khác...
  • xem toàn bộ