Những lối đoạn trường

10:14 SA @ Thứ Hai - 02 Tháng Bảy, 2018

Thư viện quốc gia Hà Nội hàng tháng thường có những buổi nói chuyện về đủ loại vấn đề đang được dư luận quan tâm. Một ngày hè năm 1976, tôi có dịp được nghe một buổi nói chuyện như vậy mà diễn giả là kỹ sư Trần Đại Nghĩa.

Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, ông cũng như nhiều người nghĩ nhiều đến sự phát triển kinh tế, trong đó có việc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài.

Bấy giờ nước Nhật còn là cái gì xa xôi lắm. Trần Đại Nghĩa kể, ở Tokyo các kỹ sư đứng ở ngã tư để nghe mọi người phát biểu về kinh tế, ai nói họ cũng ghi để tham khảo, ai nói hay họ còn trả tiền. Quay về mình, ông bảo đừng ỷ vào tài nguyên mà phải dành nhiều quan tâm cho chuyện quản lý, không quản lý tốt thì nền kinh tế không khác gì thùng không đáy.

Đất nước được quản lý kém thì có độc lập cũng chỉ là độc lập hờ, độc lập giả. Nước mình lạ lắm, càng những ngành then chốt càng lạc hậu, ông nói tiếp. Về hướng phát triển, ông gợi ý đủ thứ, từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn.

Chuyện nhỏ (đúng ra phải nói “có vẻ là nhỏ”) đào tạo công nhân lành nghề khó lắm, thợ hàn cao áp ở Việt Nam đào tạo 100 người chỉ đậu được bốn người. Chuyện lớn (cái này thì lớn thật), phải hiện đại hóa về giao thông và thông tin. Phải tiêu chuẩn hóa mọi chuyện. Tiêu chuẩn hóa là công cụ để đạt tới hiệu lực, biến khó thành dễ.

Một điều lạ nữa với chúng tôi là ở chỗ, tuy làm khoa học kỹ thuật, nhưng Trần Đại Nghĩa lại xem trọng khoa học xã hội. Ông báo động là cả nước có 50 triệu người mà gần như không có ai nghiên cứu tâm lý. Hiểu và xử lý đúng tâm lý xã hội, tâm lý nhân dân không tốt thì quản lý kinh tế cũng không tốt.

Tổng quát hơn, ông nói đến việc mình phải minh bạch với mình, rành mạch với mình. Bấy giờ là những năm tháng đầu tiên sau chiến tranh nên cái sự giấu giấu giếm giếm còn tạm tha thứ được. Song, Trần Đại Nghĩa đã thấy đủ những tai hại mà cái lối “gì cũng coi là bí mật” ấy gây ra. Theo Trần Đại Nghĩa, trong quản lý xã hội, phải xác định bằng được số liệu chính xác. Vì đây là bước đầu để đi tới mình hiểu rõ được mình, tự xác định được vị trí của mình trên thế giới.

"Đất nước được quản lý kém thì có độc lập cũng chỉ là độc lập hờ, độc lập giả".

Trần Đại Nghĩa

Lần giở lại những trang ghi chép được hôm ấy, tôi thấy nó giống như một lời tiên tri. Bởi nó đúng quá, đúng cả với “thời gian lớn” là hơn ba chục năm nay, cả với “thời gian nhỏ” là khoảng dăm bảy năm nay. Cả cái cách nó bị quên lãng nữa chứ! Và tôi thầm nghĩ sao lịch sử oái oăm vậy, những suy nghĩ đúng thì không được thực hiện, những cảnh báo đúng thì không được đề phòng, khiến cho đất nước cứ ì ạch mãi, chưa bứt phá lên được.

Lúc này báo chí đang đăng tải nhiều ý kiến liên quan tới tình hình lạm phát. Nhân đó thử nêu ra những “cách đọc” khác nhau với nền kinh tế. Không kể nhiều chuyên gia nước ngoài, ngay các nhà chuyên môn trong nước cũng nêu được nhiều sự lý giải rất xác đáng. Có người nói nhiều ngành kinh tế của ta đang trong tình trạng học việc mà lại học không đến nơi đến chốn, ngân hàng thì có cái như tiệm cầm đồ cho vay. Vừa rồi có chuyện nông dân nuôi cá ba sa lao đao vì không bán được hàng, còn doanh nghiệp xuất khẩu thì không vay được tiền để mua cá.

Tôi lại nhớ cái buổi nói chuyện hơn ba chục năm trước của Trần Đại Nghĩa.

Hàng ngày có nhiều việc khiến tôi hối hận. Ai mà chẳng thế, có làm là có sai. Nhưng tôi nhớ nhất một số trường hợp rất lạ, trước đó mình đã nghĩ đúng rồi, vậy mà khi bắt tay hành động, vẫn lầm lỡ thảm hại. Những lần như thế khiến tôi đau xót và tiếc nuối bội phần. Tại sao mình lại đổ đốn vậy? Do dốt một phần. Nhưng tôi nghĩ đến một thủ phạm nữa là những thói quen cũ không chế ngự nổi.

Để chỉ cái tình trạng lưỡng phân rất đáng tiếc này, người xưa có nhiều cách nói thú vị: “Hòn chì thì mất hòn đất thì còn, Hoa thường hay héo cỏ thường tươi, Răng cắn phải lưỡi”. Nghe hơi tục thì có câu “Miệng khôn trôn dại”. Nhưng tôi thích hơn cả là câu trong Truyện Kiều: “Ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những lối đoạn trường mà đi”. Đoạn trường ở đây có nghĩa là đứt ruột. Có những lầm lỡ làm người ta tiếc đến đứt ruột, và e sợ hình như ở đây đã có vai trò của ma quỷ.

Cá nhân mắc nạn loại này đã đau lắm rồi. Đến như cả cộng đồng cả xã hội, nếu không tránh được, thì sự đời chẳng phải là oan nghiệt quá sao?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý dân tộc với cuộc cải cách hành chính hiện nay

    01/03/2016Ðỗ Thái ÐồngTrong số những cái mà người phương Ðông học ở người phương Tây thì nền Hành chính công là cái đáng học nhất, sau những cái tân tiến khác về kỹ thuật. Bộ máy hành chính Tây phương cho thấy hai ưu điểm rõ nhất: tinh giản và hữu hiệu. Ðó là cái hấp dẫn người Ðông phương cũng giống như các máy móc khác, vừa tốn ít người, vừa năng suất cao...
  • Quản trị Quốc gia - Một việc của toàn dân

    23/06/2014PSG, TS Phạm Duy NghĩaQuốc gia được quản trị không chỉ bởi Chính phủ. Muốn phòng và chống tham nhũng, làm sạch và mạnh bộ máy nhà nước, chí ít cần tới sự tham gia của một nền kinh tế với các công ty minh bạch, một giới báo chí có trách nhiệm định hướng dư luận và ngàn vạn hiệp hội dân sự giúp người dân nhận biết và học cách bảo vệ lợi quyền. Sau hai thập kỷ đổi mới Việt Nam đã đi qua luật chơi mới giữa bốn tác nhân: Nhà nước, Thị trường, Báo chí và Xã hội dân sự...
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới

    01/01/1900Nguyễn NiênXã hội ta là xã hội dân chủ: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân", "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Cuộc vận động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, ở cơ quan, ở doanh nghiệp đã được triển khai rộng rãi, thực hiện tích cực đã mang lại những kết quả tốt bước đầu. Nhưng còn cần phải làm nhiều hơn, mạnh hơn nữa.

  • Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”

    12/09/2006Tương LaiTrên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trả khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng...
  • Lạm phát sách… “dạy làm quan”!

    08/08/2006Phạm Khải"Dạy làm quan" - Điều ấy không phải không cần thiết, nhưng trước nhất hãy dạy con người sống đúng với đạo lý làm người, thẳng thắn, chân thành và biết yêu thương đồng loại...
  • Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới

    06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
  • Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay

    30/04/2006Ths. Tô Ngọc QuyếtSau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội...
  • "Sinh đồ ba quan"

    07/01/2006Lê Thanh PhongXưa, trường thi của các triều đại phong kiến cũng có lắm người mua bằng để được bổ nhiệm làm quan. Các vị này chẳng học hành gì, bỏ tiền đút lót các quan giám khảo để đỗ đạt. Người đời chê cười những kẻ học giả bằng thật đó là "sinh đồ ba quan". Nhưng thực ra, trò mua bán này không phổ biến lắm vì trường thi ngày xưa rất nghiêm túc...
  • xem toàn bộ