"Cô giáo nghiêm khắc hay "mẹ hiền"?

08:31 SA @ Thứ Ba - 13 Tháng Sáu, 2006

Không thể phủ nhận vai trò cực kỳ quan trọng của Nhà nước đối với sự phát triển của một nền văn hoá nghệ thuật (VHNT). Nhưng vai trò ấy nên như của một cô giáo nghiêm khắc hay của một người mẹ hiền và thông minh?

Theo mô hình nào?

Vấn đề này đã được trao đổi thẳng thắn trong cuộc toạ đàm, do các viện văn hoá Châu Âu tại VN phối hợp với Bộ VHTT tổ chức ở Viện Goethe HN tối 7.6 vừa qua.

Ông Nguyễn Văn Tình - Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế Bộ VHTT - cho biết, có thể tạm thống kê trên thế giới có 3 mô hình nhà nước quản lý VHNT:

1/Mô hình như của Mỹ: Không có bộ văn hoá, nhà nước quản lý VHNT qua hệ thống luật, hoạt động VHNT chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ từ các "Mạnh Thường Quân" phi chính phủ (tài trợ của chính phủ chỉ chiếm 2% tổng tài trợ cho VHNT).

2/ Mô hình như của các nước Châu Âu: Nhà nước tài trợ thông qua các hội đồng nghệ thuật (các nhà văn hoá, nghệ sĩ có uy tín đóng vai trò quyết định trong những hội đồng này).

3/ Mô hình như ở VN: Nhà nước quản lý thông qua Bộ VHTT và bộ đóng vai trò tài trợ chủ yếu cho VHNT.

Ông Tình cũng cho biết, tài trợ cho VHNT của VN từ 0,9% tổng chi ngân sách nhà nước (từ năm 1991) đã tăng tới 1,1 % (từ năm 2005).

Ông Hoàng Đức Toàn - Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật, khẳng định: Mỗi năm, Nhà nước chi 20 tỉ đồng cho các hội VHNT; tuy nhiên, cụ thể ngân sách nhà nước cho VHNT đã được chi như thế nào, thì không một quan chức nào của Bộ VHTT nắm được, mà "chỉ được biết qua báo cáo của Bộ Tài chính".

Nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Quân cho rằng, đối với tài trợ của Nhà nước, ta đã tiêu nhiều, hiệu quả kém do chi vào những thứ nặng tính khoa trương, ta cũng chưa hình thành được một hệ thống tài trợ phi chính phủ nên nguồn tài trợ này cũng bị chi lung tung.

Chạy đúng hướng, nhưng ngập ngừng

Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Văn Tình tỏ ra thích thú với phát biểu của nhà thơ Hoàng Hưng: "Cỗ xe văn hoá của ta do Nhà nước cầm lái. Cỗ xe này đang chạy trên đường phát triển, nhưng chạy chưa trơn tru, chạy chậm và ngập ngừng". Và ông Hoàng Hưng tạm chỉ ra ba nguyên nhân trục trặc của "cỗ xe" này:

1/ Lệch tay lái: "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" là một định hướng rất đúng đắn, nhưng thực tế yếu tố "tiên tiến" chưa được coi trọng bằng yếu tố "bản sắc dân tộc".

2/ Lệch trọng tâm: Coi trọng tuyên truyền nhất thời, dẫn đến tình trạng đầu tư tốn kém và không hiệu quả cho nhiều tác phẩm không có giá trị nghệ thuật vững bền.

3/ Lệch cơ cấu máy: "Tay ga yếu hơn tay phanh", lo an toàn hơn lo phát triển.

Cần cải tổ

Theo hoạ sĩ Lê Quảng Hà, nhiều cán bộ văn hoá có bằng thật nhưng kiến thức lại là giả, từ sự thiếu hiểu biết thực sự về văn hoá nghệ thuật của họ dẫn đến tình trạng "áp lực ảo" trong kiểm duyệt.

TS khảo cổ học Nguyễn Việt cho rằng: "Vai trò của Nhà nước với văn hoá, đặc biệt là lĩnh vực kiểm duyệt phải được luật hoá rõ ràng, chứ không nên để phụ thuộc vào cá nhân các cán bộ quản lý văn hoá như hiện nay".

Ông Nguyễn Trung (Viện Mỹ thuật): "Cần cải tổ lại cách quản lý VHNT, xây dựng một hành lang pháp lý thật khoa học".

Nhà phê bình nghệ thuật Lương Xuân Đoàn - Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương - nhận xét: "Chủ đề cuộc toạ đàm đặt ra rất tốt. Cần phải có một sự cải tổ trong quản lý nhà nước về VHNT để vừa giữ nghiêm phép nước, vừa tạo điều kiện cho nghệ sĩ sáng tạo".

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó

    21/05/2006TS. Nguyễn Văn HuyênThực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chân lý, còn nghệ thuật gắn liền với giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
  • Văn học không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo cuộc sống

    13/05/2006Hoàng HoaThực tế đời sống văn học trẻ trong 5 năm qua đã được đánh giá một cách xác đáng, phải nhẽ từ lời những người có trách nhiệm trong lễ khai mạc Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII. Trong 5 năm qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, đời sống văn học ngày càng cởi mở hơn, dân chủ hơn. Bên cạnh những lớp nhà văn đi trước, nhiều nhà văn trẻ đã vượt lên, đồng thời nhiều cây bút mới lại xuất hiện...
  • Thèm nghe một tiếng cựa mình của lúa

    25/04/2006Chu LaiVăn hóa Việt Nam còn là dân tộc Việt Nam còn. Sau bao phen nước mất nhà tan, song dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn, non sông Việt Nam vẫn không bị thẩm thấu, tàn phai, biến mất như không ít các quốc gia khác cùng chung số phận bị xâm lăng tương tự có lẽ trước hết và trên hết vẫn là chuyện người dân ta vẫn bảo tồn, giữ gìn được nền văn hóa thẳm sâu sau lũy tre làng. Đó là hồn vía, đó cũng là khí phách bất diệt của một dân tộc...
  • Lý luận - phê bình văn học và các “vấn nạn”

    27/03/2006vài năm trở lại đây tình trạng “khủng hoảng” của lý luận - phê bình đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người, nhiều báo chí đã đề cập một cách trực tiếp và về mặt tổ chức, một số hội thảo, hội nghị do Hội Nhà văn, Viện Văn học… đã được tiến hành để mọi người cùng bàn thảo tìm cách tháo gỡ. Các động thái ấy mang lại một niềm tin vì đây chính là thể hiện của ý thức trách nhiệm...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Sống với nghịch lý

    21/03/2006Nguyễn Thúc HảiNhững nghịch lý về thời gian và công nghệ luôn luôn tồn tại và mỗi con người sẽ phải chọn cho mình cách ứng xử thích hợp để…
  • Những bước đi đúng hướng cần tiếp tục!

    06/03/2006Vương Trí NhànTrong việc nhìn lại chặng đường qua, có một ý nghĩ tổng quát đã đến trong đầu óc tôi: Chính ra là Đảng đã đi đúng hướng. Nếu những việc làm đúng hướng này được nhân lên, các chỉ đạo mang tính cách tự phát được biến thành tự giác, thì văn hóa văn nghệ còn có cơ may phát triển hơn nữa...
  • Xây dựng chính sách văn hóa cần cụ thể và thiết thực

    24/02/2006Nguyễn HòaTừ luận điểm “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” của Đại hội IX đến luận điểm: “phát triển văn hóa để thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội” của Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội X, có thể thấy một vấn đề đặt ra đối với văn hóa Việt Nam trong những năm tháng trước mắt là yêu cầu về tính cụ thể và thiết thực...
  • Nghề văn và những động lực sáng tạo

    19/02/2006Hồ Sĩ VịnhLý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Những cơ sở cho việc kiểm duyệt

    07/02/2006Cuộc tranh luận về vấn đề kiểm duyệt đã có từ thời xa xưa và đến nay vẫn còn tiếp diễn. Đây là một câu hỏi khó khăn và tế nhị, như tất cả những câu hỏi liên quan đến quyền kiểm soát chính thức đối với những vấn đề tác động đến đạo đức công chúng...
  • Tập sống và nghĩ cùng nhịp với thế giới

    27/01/2006Vương Trí NhànSáng tác của Nguyễn Tuân thời tiền chiến thường được xem xét theo một định kiến thiên lệch. Trong khi trình độ nghệ thuật của chúng được đề cao thì nội dung xã hội lại bị lên án. Nhưng đọc lại Nguyễn Tuân, chúng tôi muốn đề xuất một cách đánh giá khác...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • xem toàn bộ