Những bước đi đúng hướng cần tiếp tục!
Theo sự cảm nhận của tôi, những đề xuất về văn hóa trong Dự thảo báo cáo chính trị rất đúng vì xuất phát từ dụng ý tốt đẹp, nhưng mang màu sắc ý chí luận, tức là nặng về đề ra cái mà chúng ta muốn, chúng ta khát khao, chứ không phải là cái có thể sớm làm được trong thời gian tới.
Một điều có thể nhận xét là tính liên tục trong đường lối văn hóa nêu ra trong văn kiện. Tức là những phương án nêu ra ở Đại hội lần này nối tiếp những đề xuất ở các Đại hội trước nhưng trong thực tế là thế nào? Là những đề xuất đó không được thực hiện một cách hiệu quả, nếu không muốn nói đến kết quả đôi khi con đi ngược mong muốn.
Thí dụ như trước sau chúng ta đề ra là xây dựng nền văn hóa văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng trong thực tế chẳng những văn hóa chúng ta không tiên tiến, mà cũng không giữ được bản sắc trên nhiều lĩnh vực. Trong hoàn cảnh toàn cầu hóa, sự tiêu điều kém cỏi trước sau dẫn tới chỗ bị lấn lướt và đó chính là tình trạng của văn hóa văn nghệ Việt
Đồng thời, thậm chí trước khi có sự đề xuất và khẳng định lại các chủ trương về phát triển văn hóa văn nghệ trong thời gian tới. Dự thảo báo cáo lẽ ra nên có một phần đánh giá công tác văn hóa văn nghệ năm năm qua và rộng ra 20 năm qua. Không phải chỉ nhìn những công việc cụ thể của đời sống văn hóa văn nghệ nói chung. Một khi chính các phương hướng này được ghi nhận chính xác thì những đề xuất có ý nghĩa thực tiễn.
Trong việc nhìn lại chặng đường qua, có một ý nghĩ tổng quát đã đến trong đầu óc tôi: Chính ra là Đảng đã đi đúng hướng. Nếu những việc làm đúng hướng này được nhân lên, các chỉ đạo mang tính cách tự phát được biến thành tự giác, thì văn hóa văn nghệ còn có cơ may phát triển hơn nữa.
Xin nêu ra hai dẫn chứng:
1.Tuy trong các văn bản bao giờ cũng nói là "Bảo đảm tự do dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật", nhưng trong thực tế chỉ đạo, sự can thiệp sâu vào chuyên môn là quá rõ. May mà thời gian qua những ràng buộc về đề tài, cách viết và về phương pháp... đã được gỡ bỏ. Đó là bước đi đúng cần duy trì. Lại như lâu naychúng ta thường chặt chẽ một cách không cần thiết đối với việc đổi mới, nhất là vớinhững sự sáng tạo thoạt nhìn cực đoan, vượt lên trên trình độ của số đông.Ví dụ cụ thể như trường hợp cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranhcủa Bảo Ninh. Do chỗ có một cái nhìn khác đi về quá khứ, nên mặc dầu đã từng được giải của Hội nhà văn, một thời gian dài, cuốn sách đó vẫn bị ném vào im lặng. Sách cứ được dịch ra đủ các thứ tiếng xem như không tồn tại trong tiếng Việt. Nhưng trong vòng một năm gần đây, sách đã được tái bản đều đều. Riêng với bản thân, qua hiện tượng này tôi thường nghĩ vậy là dư luận đã có sự chấp nhận những gì khác mình. Nó động viên tôi trong việc đánh giá lại quá khứ để cắt nghĩa hiện tại.
Sự cởi mở như thế này còn được chứng minh trong nhiều trường hợp khác không chỉ trong sáng tác mà cả trong lý luận. Những đường biên đã được nới rộng trong một số cuộc Hội thảo,ở đó mọi ý kiến phát biểu không bị bắt chết vào công thức có sẵn. Nên nhớ là những năm trước chúng ta không chỉ có những ràng buộc về nội dung mà cả về hình thức nghệ thuật. Ta thường nệ cổ. Nay trong văn chương viết cách nào là tùy yêu cầu nội dung cũng như trong hội họa, lập thể trừu tượng tha hồ vẽ miễn là vẽ đẹp, trong âm nhạc tha hồ hát tình ca... Đây đó trong giới văn nghệ còn có người cho là thiếu tự do nên viết không hay. Giá cởi mở hơn chắc sẽ góp phần giải phóng sức lực cho nhiều người, nhất là lớp trẻ. Nhưng tôi cho hay hay không còn là vấn đề nội lực của các nghệ sĩ. Mà cái này không thể một chốc một lát mà có ngay được. Nếu tránh được những sợ hãi đã thành ám ảnh ở một số người quản lý thì như thế đã là tạm đủ.
2. Có một vấn đề đặc biệt là việc hội nhập với văn hóa nước ngoài. Mười năm trước, ai nói hội nhập về văn hóa liền bị dằn mặt (bản thân người viết bài này từng đã lĩnh đòn vì cái tội "cầm đèn chạy trước ôtô" này). Nay, không ai co mình lạt như cái thuở mới đi ra vớithế giới đó. Ta không sợ hòa tan vào ai mà chỉ sợ mình không biết cách học hỏi. Tình trạng lại căng cộm lên trên nhiều hoạt động khiến cho nhiều người vỡ ra: càng co cụm giữ miếng càng khiến cho những cái xấu vào ta nhanh hơn. Chi bằng đàng hoàng đi với thế giới, qua người mà hiểu mình.Trong lĩnh vực xuất bản mà tôi đang làm việc, có sự thông thoáng rõ ràng, có bảo là trước kia "nằm mơ cũng không thấy" cũng không phải quá.
Sở dĩ tôi gọi những bước đi trên đây là tự phát vì đại khái nó cũng giống như khoán chui trong nông nghiệp: do bí quá mà phải làm và cũng chưa dám tin ngay là mình làm đúng. Nhưng 20 năm trước, khoán chui còn được công nhận thì những bước đi đúng hướng trên đây cần được hợp pháp hóa và đưa vào tinh thần chỉ đạo văn hóa ngay từ bây giờ. Điều tôi sợ nhất lúc này là sự có mặt còn khá đông của hai loại người:
Một lànhững "nhà văn hóa văn nghệ" bất tài lười biếng, thường có những đòi hỏi quá đáng, sẵn sàng manh động, tức muốn tự do theo nghĩa “cógì văng ra hết", để lợi dụng kiếm chác.
Hailà những cán bộ cấp dưới tầm nhìn hạn hẹp, thích nạt nộ cấm đoán, họ sẵn sàng "bảo hoàng hơn cả nhà vua" cốt giữ ghế và hưởng lợi. (Sinh thời nhà thơ Chế Lan Viên nói đùa: "Đảng cho mình một không gian bằng cả manh chiếu lớn thế này, họ lại khoanh lại chỉ bằng bàn tay thì còn ai mà múa nổi nữa").
Tôi nghĩ rằng cả hai loại người nàyđều đi ngược với tinh thần thời đại do đó đều làm hại Đảng, nhưng loại thứ hai là nguy cơ lớn hơn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt