Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó
Cho đến giữa thế kỷ này, trong mỹ học ngự trị một quan niệm đồng nhất nội dung nghệ thuật với nội dungkhoa học,chỉ thấy sự khác nhau giữa khoa học và nghệ thuật ở hình thức của chúng. Sự đồng nhất đó đã đưa mỹ học tới ngõ cụt: Nghệ thuật tồn tại vì cái gì một khi khoa học đã có khả năng thể hiện được một cách phù hợp và đầy đủ nội dung của cả hai loại hình phản ánh đó!?
Quan niệm đồng nhất nói trên không thể trả lời đúng cho nghệ thuật trong thời đại khoa học - kỹ thuật. Sự tiếp cận giá trị họcmấy chục năm gần đây lý giải được một cách thuyết phục hơn vấn đề đó: Nghệ thuật không chỉ phù hợp mà còn cần thiết trong thời đại khoa học - kỹ thuật, nó càng cần thiết hơn trong thời đại khoa học - công nghệ hiện nay. Bởi lẽ nghệ thuật không chỉ gắn liền với chân lý mà cả với giá trị, hơn nữa đặc trưng của nghệ thuật là giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
Thực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chânlý, còn nghệ thuật gắn liền với giátrị.
Nếu vậy, vấn đề lại được đặt ra là phải chăng sự tiếp cận giá trị học cần phải gạt bỏ khả năng tồn tại của chân lý trong nội dung nghệ thuật? Còn nếu có thì đặc trưng của chân lý nghệ thuật là gì?
Lý luận mỹ học hiện đại cho rằng, sự có mặt của chân lý trong nghệ thuật được thể hiện rõ ở tính đa chức năng của nó, nghĩalà nghệ thuật không chỉ mang bản chất và chức năng giá trị mà còn có cả bản chất và chức năng nhận thức, cho nên nghệ thuật không chỉ đánh giá mà còn nhận thức hiện thực và như vậy có nghĩa trong nội dung nghệ thuật không chỉ chứa đựng các giá trị được nó tạo dựng mà còn có những tri thức đúng đắn về hiện thực.
Cách lý giải đó cũng chưa thuyết phục.
Bởi thứ nhất, trong một tác phẩm nghệ thuật chân chính, các yếu tố nội dung (cả tri thức đúng đắn - chân lý, lẫn yếu tố ngoài nhận thức - giá trị) cũng như các chức năng khác nhau (chẳng hạn chức năng giá trị và chức năng nhận thức) không đơn giản tồn tại độc lập bên nhau, chúng tác động và chế định lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau như một chỉnh thể thống nhất. Cho nên ở đây không thể tách bạch cái gọi là chân lý khoa học hay chân lý nghệ thuật.
Thứ hai, nghệ thuật là đa chức năng, nhưng không phải ở các chức năng đó đều có các giá trị và ý nghĩa ngang nhau. Nhìn chung, tất cả các hiện tượng xã hội, nhất là các kết cấu tinh thần, về nguyên tắc đều là đa chức năng, nhưng với tính cách là hệ thống thì mỗi hiện tượng và kết cấu đó chỉ có một chức năng đặc trưng chủ đạo. Khoa học với tính đa thức năng: nhận thức chân lý, cải tạo hiện thực, đem lại tri thức chocon người, phương tiện giải quyết các mâu thuẫn xã hội...Nhưng chức năng chủ đạo của nó là nhận thứcvà chỉ với chức năng đó nó mới có được các chức năng khác, vận dụng được một cách đa dạng chức năng nhận thức. Nghệ thuật cũng vậy, chức năng chủ đạo có tính bản chất của nó là chức năng thẩm mỹ,còn tính chất đa chức năng của nó được thể hiện ở sự vận dụng các khía cạnh khác nhau xuất phát từ "năng lực" chủ đạo đó của nghệ thuật.
Sự lý giải về bản chất giá trị của nghệ thuật, về giá trị độc lập cũng như về chức năng thẩm mỹ chủ đạo của nó thực chất đã loại trừ sự có mặt của bất kỳ một loại chân lý nào trong nghệ thuật. Bởi vì, chân lý đó là nội dung ý thức phản ánh một cách khách quan đối tượng ngoài ý thức, độc lập với chủ thể nhận thức, còn giá trị đó là ý nghĩa của đối tượng (hiện thực hay tư tưởng đang tồn tại hay cần phải tồn tại) đối với chủ thề, với con người, bên ngoài quan hệ đó thì mọi cái sẽ là vô nghĩa. Trong ý nghĩa đó chân lý và giá trị không những khác nhau mà còn loại trừ nhau. Trong khoa học, chân lý chỉ có được khi chủ thể nhận thức độc lập hóa khỏi mọi quan hệ chủ quan, nghĩa là phải hoàn toàn khách quan để tiếp cận đối tượng, chỉ cần chút pha tạp quan hệ chủ quan đối với đối tượng thì độ trong sáng của ý thức nhận thức bị mờ nhạt và vì vậy cản trở khả năng đi tới chân lý. Đến lượt mình, sự độc lập hóa, Sự giải phóng hoàn toàn chủ thể khỏi đối tượng để vươn tới nhu cầu và khát vọng của chủ thể sẽ làm tiêu tan ở nghệ thuật mọi khả năng nhận chân giá trị ở đối tượng. Rõ ràng, nếu thừa nhận bản chất giá tri của nghệ thuật thì vì vậy, phải loại trừ sự có mặt của chân lý trong nghệ thuật.
Lập luận trên dường như là logic và triệt để. Nhưng tất cả chúng ta trong đó có cả những người theo quan điểm giá trị đối với nghệ thuật đều thấy rất rõ rằng, trongcác tác phẩm nghệ thuậtvĩ đạibao giờ cũng chứa dựng những chânlý vô cùng sâusắc.
Chúng không chỉ không nhường chỗ cho chân lý khoa học, mà trong nhiều quan hệ, nhất là trong lĩnh vực ý nghĩa cuộc sống con người, có thể nói nó còn ưu thế so với chân lý khoa học. Khoa học nào có thể chứng kinh đúng đắn và hấp dẫn hơn điều mà các tác phẩm nghệ thuật bằng các cảm quan tinh tế đã khái quát những chân lý sinh động: "Giá trị cao quý nhất của con người là cuộc sống tinh thần", "Hạnh phúc của con người là đấu tranh cho tiến bộ xã hội", do đó "Chết vinh còn hơn sống nhục"… Và có lẽ cũng không một nhà tâm lý học nào có thể diễn đạt được tâm hồn con người đến độ chính xác sâu sắc như các hình tượng nghệ thuật của các nhà văn thiên tài Balzac, Đoxtoevxki, các nhạc sĩ Moza, Bethôven, các nhà thơ Puskin, Nguyễn Du... Mỗi chúng ta đều có thể tự thể nghiệm lại biết bao chán lý nghệ thuật đã từng lay động tận đáy sâu tâm hồn mình, giúp cho định hướng và ý chí phát triển cả cuộc đời mình!
Song vấn đề không chỉ ở đó. Vấn đề trọng tâm ở đây là các chânlý dược nghệ thuật khơi gọi lênlà những chân lý như thế nào?
Tư tưởng mỹ học đã khái quát rằng, nghệ thuật là nhân loại học (Gorki). Cho nên có thế nói câu trả lời gần đúng nhất cho câu hỏi trên trước hết là nó vạch ra cho loài người, nho cuộc sống từng cá nhân thấy rằng, nghệ thuật là sự nhận thức và sự tự thể hiện đời sống nhân loại, là sự vạch hướng và cung cấp năng lượng tình cảm, ý chí, trí tuệ cho con người vươn tới tương lai. Nhiều vùng nghệ thuật không trực tiếp nói đến con người, xã hội, nó nói tới thế giới, vũ trụ, môi sinh... nhưng cuối cùng thực chất là đều nói về con người và vì con người. Thể giới tự nhiên qua lãng kính nghệ thuật trở thành thế giới có “tâm hồn”, có "tai", có "mắt" có "tiếng nói", "tình yêu" và có cả “tự do"...
Tất nhiên nếu chỉ tiếp cận thế giới đó bằng cách nhìn của chủ nghĩa tự nhiên thuần túy hay chủ nghĩa kỹ tri thì cách nói đó, lăng kính đó của nghệ thuật là hoàn toàn vô nghĩa, đó chỉ là cách nói ước lệ, giả hiệu và duy tâm!
Nhưng không ai có thể chối cãi rằng, về lĩnh vực tinh thần, về bản chất nhân văn, cách nhìn của nghệ thuật đổi với tự nhiên, xã hội, con người có độ chính xác khác thường. Độ chính xáccủa nó giống nhưmột loại chân lý được kết hợp giữa các yếutố tri thức và giá trị tạo nênmột năng lựcdự cảm"siêu thự”cái đúng của nghệ thuật không phải làsự kết hợp các đại luợng, các consố, mà ở sự trùng hợp diệukỳ giữa các đầu mối thần kinhlý trí và tình cảm: tạo nên rung động tộtđộ, thức tính nhữnggì sâu xa nhất nơi đáy sâutâm hồn.Do đó mà nghệ thuật nhìn ra bản chất và các quan hệ kinh tế, cao cả với sự sống đúng nghĩa của nó từ bên trong. Vê khía cạnh này, nó vượt lên trên những khả năng mà khoa học và các hình thái ý thức khác có thể làm được. Vật chất vô tri vô giác dưới con mắt nghệ thuật trở nên những năng lực tinh thần mạnh mẽ.Khoa học dù là hiên đại với tư cách là cái đi chiếm lĩnh chân lý khách quan không sao thâu thái hết được bản chất tinh thần nhân bản của thế giới ở cả hiện tại lẫn tương lai.
Những thành tựu của khoa học hiện đại tin tưởng nêu lên một chân lý rằng, dường như nó có thể biến đổi toàn bộ các quan hệ tự nhiên - xã hội - con người theo ý muốn của mình. Song thực tế mới mấy chục năm thôi, bản thân việc cải tạo tự nhiên thông qua các chân lý khoa học thuần túy đã đưa đến khủng hoảng sinh thái trầm trọng và đang ngày càng đẩy loài người tới thảm họa.
Thực tế đó nói lên rằng, hình mẫu chân lý khoa học thuần túy chưa phải là chân lý tốt nhất và duy nhất. Bởi nó chưa bảo đàm cho những quan hệ hoàn toàn đúng đắn mà mục đích cao cả của loài người hằng vươn tới. Sự khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kỹ trị thực chất là không biện hộ được. Tình trạng khủng hoảng sinh thái và bao nhiêu vấn đề có tính toàn cầu khác đã không chỉ đòi hỏi thái độ phê phán mà vấn đề sống còn là phải tìm ra lối thoát khỏi ngõ cụt duy lý và kỹ trị. Con người hiện đại tự có nhu cầu rằng, không thể bằng cách nhìn, cách hiểu và cách quan hệ thuần túy lý thuyết đối với Người Mẹ tự nhiên của mình cũng như đối với bao nhiêu vấn đề ở tầm nhân loại. Nhu cầu bổ sung cho lý tính khoa học hiện đại phát triển và hoàn thiện một loại tư duy mới bàng cách nhìn, cách nghĩ và cách quan hệ uyển chuyển, sinh động đầy chất nhân văn là xu thế tất yếu và tích cực. Đó là mộtloại tưduy, thếê giới quan, phương thức nhận thứcđộc đáocủa con người: đạođức - thẩm mỹ.Phải thể nghiệm ý nghĩa thế giới quan, hay ý nghĩa lý thuyết nhận thức nhân văn của phương thức nhận thức đạo đức - thẩm mỹ.
Tất nhiên sẽ là ngây thơ nếu chỉ đơn giản nghĩ rằng sự đổi mới quan niệm duy lý sẽ dễ dàng bằng con đường soi sáng của khoa học - nghệ thuật - đạo đức. Nhưng một kinh nghiệm lớn lao mà con người đã rút ra được là đối với bất kỳ một hiện tượng hay cấu trúc sự sống nào chỉ đạt tới ý nghĩa nhân văn khi nó nằm trong sự thống nhất chân - thiện mỹ. Nếu chân lý mà tách khỏi cái thiện và cái đẹp, tức là nếu tri thức khoa học mà thoát ly hoàn toàn khỏi ý nghĩa giá trị thì chân lý đó không thể hy vọng trở thành cơ sở cho hoạt động thực tiên - cải tạo đúng nghĩa của nó. Chân lý đó có thể thắng thế trong một thời gian nào đó, song sớm muộn nó sẽ gây tai họa cho con người, cho văn hóa nói chung.
█Chúng ta đã thấy tính chấtchính xácthực sự của chân lý nghệ thuật. Song trong mỹ học nói chung và trong nghệ thuật học nói riêng, không chỉ ở ta mà trên thế giới, khi nói tới sự phản ánh chính xác (cả hiện tại lẫn dự báo tương lai) của nghệ thuật, người ta chi dùng khái niệm "sự thật nghệ thuật"!
Có thể hiểu sự phản ánh đúng đắn của nghệ thuật là sự thật nghệ thuật. Nhưng dẫu thế nào, cái sự thật đó, ngoài tính đúng đắn như của chân lý khoa học nó còn có cái đúng khác biệt, tính độc đáo ưu trội.
Ở đây không đi sâu phân tích sự khác nhau giữa sự thật đạo đức và sự thật nghệ thuật với chân lý khoa học. Song bàn đến giá trị nghệ thuật không thể không bàn trong quan hệ với đạo đức. Đó cũng là điều kiện để so sánh, làm rõ sự khác nhau giữa sự thật nghệ thuật với chân lý khoa học.
Trước hết, nếu chân lý khoa học phải được trừu tượng hóa và độc lập đối với ý nghĩa giá trị (mong muốn chủ quan) thì sự thật đạo đức và sự thật nghệ thuật bắt buộc phải cùng tồn tại với ý nghĩa giá trị. Sự thật đạo đức, từ trong ngôn ngữ, là sự liên kết giữa cái thiện và cái chính nghĩa, sụ thật nghệ thuật thì cùng với các yếu tố đó còn là cái đẹp và cái cao cả. Và.nếu khái niệm sự thật tất yếu phải bao gồm tư tưởng giá trị thì bản thân khái niệm đó cũng có đối tượng là hiện thực và bản chất của hiện thực cũng như cái lý tưởng và cái mong muốn. Với tư cách là sự phản ánh cái mong muốn, sự thật đạo đức và sự thật nghệ thuật không chỉ là sự xác nhận (hay nhìn thấy) một cách khách quan (hay chủ quan) một đối tượng (hoàn cảnh) nào đó, mà là một lời hiệu triệucó tính mụcđích. Sự đúng đắn của tính mụcđích có thể gọilà chân lý mục đích.Cái nội dung "chết vinh còn hơn sống nhục" không chỉ nói rằng, cái quý nhất của con người là cuộc sống, song phẩm giá con người còn cao quý hơn, vì vậy mà nó còn kêu gọi con người theo đuổi và hành động để trở thành con người biết tôn trọng loài người, phải có nhăn phẩm. Nghệ thuật kêu gọi con người hãy nhìn cho được tâm hồn, tiếng nói, tình yêu, tự do... của thế giới. Sự thật nghệ thuật luôn luôn kêu gọi vươn tới quan hệ chân chính ở những nó phản ánh và thể hiện. Cái đúng đắn, cái chính nghĩa, cái phẩm giá của các quan hệ đối với các giá trị được mô tả và thể hiện vươn tới mục đích trong nghệ thuật chính là nét khác biệt chủ yếu giữa sự thật nghệ thuật và chân lý khoa học.
Nghệ thuật là nhân loại học - định nghĩa đó chứa đựng những chân lý khoa học lớn lao. Nhưng đó là những chân lý chưa đầy đủ có nghĩa, chưa hoàn toàn là sự thật nghệ thuật. Con người luôn luôn sống trong thế giới. Khoa nhân loại học còn thiếu "Thế giới học". Khoa thế giới học không chỉ nghiên cứu cấu trúc thế giới, các quy luật chi phôi các thành tố của nó, hệ thống các thành tố đó vận động ra sao… Điều quan trọng là nó phải nắm được các quan hệ chân lý quan hệ phù hợp giữa con người đối với tự nhiên, sứ mệnh của chính con người đối với toàn bộ cái tồn tại và cái mong muốn trong thế giới. Chỉ có nghệ thuật mới có thể nói với con người về chân lý đó.
Loài người không chỉ cần phải học tập để chiếm lĩnh nghệ thuật mà còn phải biết sử dụng những chần lý (sự thật nghệ thuật) làm cơ sở cho việc mở rộng quan hệ giữa mình đối với thế giới. Không am hiểu nghệ thuật, con người không thể "thấy" gì và không thể "nghe” được gì hết.
Triết học xưa có câu: Có những sự vật, đó không nhìn thấy nó, nên khống tin vào nó, sống có sự vật, do không tin vào nó, nên không nhìn thấy nó. Loại "sự vật" thứ hai là thuộc về giá trị tinh thần, giá trị tư tưởng. Những tư tưởng lý tưởng với nghĩa là quan hệ của chúng đối với thế giới, đó là những lý tưởng của những con người biết "tin" vào chúng và nhờ đó mà "thấy" được chúng. Để có thể thấy được thì con người phải có "cơ quan thị giác" tương ứng. Không có cơ quan thị giác đó, người ta không thề thấy được tâm hồn, không nghe được tiếng nói của thế giới. Giá tu học gọi những người đó là những người "mù giá trị", "điếc giá trị" ở họ, các cơ quan tinh thần còn có sự thiếu hụt hay sự phát triển chưa đủ cần thiết cho việc cảm thụ các giá trị tinh thần.Không có thính giác âm nhạc, lúc đó âm nhạc chỉ là âm thanh. Không có thị giác hội họa, lúc đó hội họa chỉ là màu sắc.
Tất nhiên, thính giác âm nhạc, thi giác hội họa và bất kỳ năng lực cảm thụ nào muốn đạt tới những giá trị đặc thù đều cần được giáo dục bằng sự cảm thụ âm nhạc, hội họa và sự giao tiếp với những giá tri tương ứng của các cơ quan tinh thần đó. Âm nhạc xây dựng nên thính giác âm nhạc, hội họa làm phát triển năng lực cảm thụ các hình thức của cái đẹp (Mác). Nhưng tất cả điều đó chỉ nói lên rằng, các cơ quan cảm thụ giá tri tinh thần có thể và phải được phát triển chứ không phải rằng, chỉ cần có sự hiện điện tự nhiên trong đời sống những giá trị nào đó là đủ cho người ta có thể cảm thụ được chúng. Để có được khả năng đó, phải có điều kiện đặc biệt của ý thức và các cơ quan cảm thụ đặc thù của chủ thể đối với các giá trị. Sự phát triển, thậm chí phát triển cao của trí tuệ trong trường hợp này (cảm thụ nghệ thuật) nói chung là chưa đủ, hơn nữa lại là trí tuệ méo mó theo tinh thần duy lý khoa học thuần túy và chủ nghĩa kỹ trị. Sự am hiểu nghệ thuật chỉ có được bằng cách thông qua việc khám phá bản chất giá trị của nghệ thuật, vạch rõ ý nghĩa nhân đạo hóa và ý nghĩa sáng tạo văn hóa đặc biệt của nghệ thuật, làm sáng tỏ được rằng nghệ thuật phục vụ cái gì và phục vụ như thế nào, khả năng phục vụ đến đâu, ý nghĩa quan hệ thẩm mỹ nói chung đối với hiện thực, đối với sự phát triển con người, phát triển văn hóa.
Tính tư tưởng của giá trị không chi biểu diễn phương thức tồn tại "hình tượng - tư tưởng"của nghệ thuật mà còn nói lên rằng, trong lịch sử văn hóa của loài người, nó còn thề hiện dưới dạng các lý tưởng,các mục tiêuvươn tới của con người. Lý tưởng là cái đem lại cho con người tình yêu và nhìn thấy được hết ý nghĩa cuộc sống. Người ta chỉ có thể tin, yêu và hy vọng đối với cái gì đó khi đó có giá trị hiện thực. Nhưng ở khía cạnh khác, giá trị trong tính hiện thực của nó chỉ có sức cuốn hút thuyết phục khi nó làm cho người ta tin, yêu và hy vọng vào nó, con người cần có lý tưởng để thôi thúc họ hoạt động vươn tới chân lý, cái chân lý được người ta xem như là mục đích hoạt động, như là ý nghĩa cuộc sống của mình nhằm giúp họ trở thành con ngườidễ dàng hơn. Khoa học không thể đem lại cho con người loại chân lý đó. Nó chi có thể đem lại cho họ loại chăn lý có giá trị như là công cụ, phương tiện giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. Chân lý mụcđích trong nội dung nghệ thuật đem lại cho con người những hình thức hoạt động tinh thần đặc biệt. Sức mạnh ưu trội của nghệ thuật là ở chỗ nó đem lại cho.con người loại chân lý mà ở đó người ta có thể tin,có thể yêuvà hy vọng.
Nghệ thuật chân chính luôn luôn cùng với khoa học, triết học, đạo đức học thực hiện sứ mệnh đó của mình. Đó là lúc nó mở ra được con người và bổ sung cho con người toàn bộ cái đẹp của thế giới, cái thiện của tâm hồn, cái chân của lý trí, đó cũng là lúc nó vạch ra cho con người, và gạt bỏ dần ở con người toàn bộ cái thấp hèn, cái xấu xa, cái giả dối trong cuộc sống xã hội. Nghệ thuật có ưu thế trong việc hoàn thành sứ mệnh đó, sự thật nghệ thuậtluôn được soi sáng bởi Tình yêu, Hy vọng và Niềm tin của Con Người, bởi sứ mệnh cho cả của Con Người, và vì cái sự thậtđó chính là cái kết tinh chân- thiện- mỹ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt