Nhiệm vụ then chốt và khâu đột phá không thể bỏ qua

12:45 SA @ Thứ Bảy - 23 Tháng Mười, 2010
Hiện nay quần chúng nhân dân, những người đảng viên của đảng còn tâm sáng vì dân nước quan tâm nhất, trăn trở nhất điều gì? Phải chăng là vấn đề tham nhũng, thất thoát, lãng phí, hay vấn đề lạm quyền, hay nói chung là nguy cơ suy thoái của đảng cầm quyền?

Trong một cuộc họp trao đổi ý kiến góp ý cho các văn kiện dự thảo của Mặt trận Tổ quốc VN, nhiều đại biểu đã nêu và đề xuất thêm một khâu đột phá bổ sung vào với 3 đột phá khác trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, dự thảo, trình ĐH 11 của Đảng sắp tới, đó là chống tham nhũng.

Một bạn khi đọc bài "Vấn đề phòng, chống suy thoái của đảng cầm quyền..." (Chungta.com)đã viết thư cho tôi là bài viết “rất tốt: thẳng thắn, chân tình, mạnh dạn, và nêu trúng vấn đề "ĐỘT PHÁ" để thực hiện những "đột phá" khác mà văn kiện đã nêu”

Một người khác đã thẳng thắn góp ý chân thành và cảnh báo khá sốc rằng: “Tiếc rằng ĐCSVN hiện nay không còn giữ được bản chất của Đảng Cộng sản thời Hồ Chí Minh…. Nếu càng né tránh sự thật thì ngày sụp đổ chế độ và ngày đau thương cho dân tộc sẽ càng gần”.

Cương lĩnh Đảng CSVN nên nhìn thẳng sự thật và xác định cụ thể việc xây dựng lại bản chất tốt đẹp ngày xưa của mình. Cái tâm mình vì mọi người, hy sinh cho dân tộc đã bị xám đen thì nay phải kiên quyết làm cho nó sáng lại. Mất cái tâm trong sáng ngày xưa, vận mệnh của Đảng sẽ thật sự như ngàn cân treo sợi tóc. Sẽ không thấy điều này nếu hai mắt bị mù loà bởi quyền lực và tiền bạc. Thời gian còn rất ít, nhưng vẫn còn kịp nếu những người lãnh đạo Đảng dũng cảm nhìn nhận sự thật, kiên quyết và khẩn trương quyết liệt hành động khôi phục bản chất cao đẹp CỦA ĐẢNG đã mai một nhiều. Những người cộng sản VN hãy tỉnh táo và dũng cảm, nếu không, sẽ đến ngày dân tộc và lịch sử lên tiếng. Khi đó, các quý vị chỉ còn sống với những ân hận, nuối tiếc muộn màng".

Nghe ra thì vấn đề quá nghiêm trọng, dù có thể cần bàn luận thêm những điều nêu ra ấy. Mỗi thời còn phải nhìn nhận vấn đề theo thời đó, nhưng không thể bị coi thường được.

Về tình trạng suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên không nhỏ cũng đã được Đảng ta nêu ra. Những dư âm dư luận, hết sức lo lắng về nhưng suy thoái ấy trong nhân dân là không thể bỏ qua. Nhưng hiện tượng và tình trạng nối bật nhất của đảng cầm quyền và trong hệ thống nhà nước là quốc nạn tham nhũng, thất thoát, lãng phí rất nghiêm trọng và tình trạng lạm quyền, đặc quyền, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân ở một số cấp, số nơi là khá nặng nề.

Đảng ta phần nào cũng đã chỉ ra một số biểu biển ấy, nhưng vì trong các dự thảo văn kiện nói còn chưa đậm nét, lại chưa coi là một khâu yếu nhất và quan trọng bậc nhất cần đột phá, đồng thời cũng chưa thấy cán bộ lãnh đạo cấp các chỉ ra một cách có hệ thống và thẳng thắn các bệnh có thế gây nên suy thoái chết người của đảng cầm quyền như thời Hồ Chí Minh viết Sửa lối làm việc, mới có nhận xét như bạn đọc viết như trên.

Ở bài viết này, tác giả không có ý mô tả cụ thể thực trạng nói trên mà chỉ bàn luận xem, vấn đề nêu trên có thật sự là một khâu đột phá (bên cạnh các khâu khác như Hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành chính; cải cách toàn diện giáo dục đào tạo- nâng cao nguồn nhân lực; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là lĩnh vực giao thông vận tải).

Chúng tôi nghĩ rằng, vấn đề mà chúng tôi nêu ra trên đây cần tập trung đột phá, giải quyết, vì các lý do sau đây:

1) Quốc nạn tham nhũng và lãng phí, thất thoát tài sản cũng như một biểu hiện đặc quyền, lạm quyền, …, nhìn chung là khá nghiêm trọng không chỉ làm tha hóa, suy thoái từ bên trong chế độ, đồng thời gây bất bình lớn trong nhân dân, làm giảm niềm tin đối với Đảng và Nhà nước ta. Và đây là điểm yếu nhất mà các phần tử bất mãn, lợi dụng chống lại sự nghiệp đổi mới của chúng ta.

2) Những hiện tượng suy thoái nói trện thực sự là lực cản, mang tính “nội xâm”, kìm hãm, phá hoại sự phát triển kinh tế xã hội, làm vẩn đục môi trường xã hội, môi trường đầu tư và kinh doanh làm tổn thất lớn về kinh tế, xã hội.

3) Những tệ nạn tầm cỡ này liên quan nhiều đến cán bộ, công chức, đảng viên của Đảng ta - đảng cầm quyền và nhà nước của dân, do dân vì dân, liên quan tới thể chế, cơ chế hiện hành, nhiều lạc hậu, nhiều khe hở. có khi “dung dưỡng” tham nhũng, lãng pháp, lạm quyền, đặc quyền, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Cho nên khi đột phá vào khâu này sẽ một phát trúng hai đích vừa giải phóng được tiềm năng, lực lượng để phát triển vừa phòng, chống được những suy thoái, tệ nạn trong cơ quan đảng và chính quyền các cấp

4) Trên ý nghĩa là đảng cầm quyền thì đây là khâu then chốt, và là khâu đột phá của mọi đột phá khác để thực hiện những "đột phá" khác mà văn kiện đã nêu, nhất là trong thời kỳ hiện nay, 2011-2015.

Vì vấn đề này liên quan nhiều nhất đến sở hữu công, thể chế, cơ chế, nhất là chính sách, luật pháp hiện hành.

Thực ra thì trong nhiệm kỳ Đại hội 9 của Đảng, Đảng ta cũng đã đề ra nhiệm vụ đổi mới kinh tế là trọng tâm đổi mới, chỉnh đốn, xây dựng Đảng là then chốt. Cuộc vận động chỉnh đốn và xây dựng đảng đã được phát động, thực hiện nhưng chưa thật sự thành công, Hiện nay là Cuộc vận đồng học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng thành công cũng hết sức khiêm tốn. Đảng và Nhà nước cũng đã thành lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng. Cùng với Thanh tra nhà nước, Ban kiểm tra TW Đảng cũng đã phanh phui và đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng, vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng cũng chỉ là phần trên của tảng bảng trôi. Và nhiều lĩnh vực như lãng phí từ các dự án hay quyết sách không đúng và trách nhiệm kém thực thi, hay vấn đề đặc quyền đặc lợi, tiêu xài của công, sắm xe cộ vượt chế độ chính sách, bệnh thành tích, bệnh lạm quyền và nói chung là suy thoái trầm trọng khác dưới nhiều hình thức chưa được chỉ ra và xử lý nghiêm.

Chẳng hạn “Như báo chí đã phản ánh, Việt Nam đang có sự lãng phí quá lớn trong xã hội, nhất là trong nhiều hoạt động liên quan đến lễ hội, đến tổ chức khen thưởng, nhận huân chương, v.v... và nhiều hoạt động không mang lại lợi ích thực chất cho đại đa số dân chúng. So với trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay và so với kinh nghiệm các nước thì tiêu chuẩn chi tiêu cho xe con, cho việc đi lại của lãnh đạo các cấp ở Việt Nam rất cao, còn nhiều dư địa để tiết kiệm, cắt giảm”. Đó là chưa kể lãng phí lớn trong các dự án công trình, nêu ngăn chặn được thì số tiền thu lại không nhỏ để đầu tư phát triển" (GS.Trần Văn Thọ).

Không chỉ là vấn đề tu luyện hay phê bình tự phê bình mà chủ yếu là thể chế, từ sở hữu công, sở hữu các doanh nghiệp, tập đàn kinh tế nhà nước, sở hữu đất đai… đến các quy định về dân chủ và nhiều quy định thành văn, không thành văn bất hợp lý, lạc hậu, chưa phù hợp, nên còn ‘”dung dưỡng” sự tha hóa, suy thoái (cho tham nhũng, lãng phí, đặc quyền, lạm quyền…không giảm, mà có mặt lại gia tăng)…

Nếu không giải quyết từ các vấn quyết đó, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ khac sẽ khó mà đạt chất lượng hiệu quả cao, thậm chí còn tạo thêm nguy cơ đổ vỡ từ bên trong. Còn nếu giải quyết được, từ đó đầy lùi một bước quan trọng các hiện tượng suy thoái, tham nhũng, lãng phí, đặc quyền… thì sinh khí và năng lượng tinh thần của Đảng, Nhà nước và dân tộc phục hồi và tỏa sáng, nhân lên, đẩy lùi bóng tối, góp phần giải phóng nhân tài, vật lực quan trọng vào sự phát triển.

Trong khi đó kinh tế tụt hậu ngày càng xa, “Nhìn Việt Nam trong bối cảnh của vùng Đông Á, ta thấy thành quả phát triển của mình còn rất khiêm tốn. Từ khi có đổi mới đến nay, khoảng cách phát triển giữa Việt Nam so với Thái Lan chẳng hạn có rút ngắn nhưng không đáng kể (GDP đầu người theo giá trị thực của Thái Lan gấp gần 5 lần Việt Nam vào năm 1984 đến năm 2008 cũng còn tới 4 lần) và so với Trung Quốc thì khoảng cách ngày càng mở rộng (GDP đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam 30% vào năm 1984 nhưng vào năm 2008 Trung Quốc cao gấp 3 lần Việt Nam). Rõ ràng, ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận“ (GS.Trần Văn Thọ).

Tại sao vậy? Nguyên nhân thì nhiều, nhưng xin đơn cử mấy lý do và thực tế sau đây để chúng ta biết phải làm gì, làm như thế nào:

- Tình trạnh sở hữu chung như sở hữu đất đai hay sở hữu tài sản nhà nước, “cha chung không ai khóc” nên đã làm nảy sinh và dung dưỡng tệ lạm quyền, tham nhũng, thất thoát, lãng phí rấr nghiêm trọng, chưa cách đẩy lùi, ngược lại vẫn gia tăng.

- Còn cải cách thể chế luôn được xác định là khâu đột phá, nhưng "đột" nhiều mà chưa "phá" được bao nhiêu. Đột chưa đủ mạnh để phá (Viện phó Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung chia sẻ với các diễn giả quốc tế và Việt Nam tại hội thảo "Cải cách thể chế" hôm 9/9/2010.

- Các tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp, thanh tra, kiểm tra, giám sát lại chưa có thực quyền , chưa có tính độc lập cao thực thi theo pháp luật, có khi còn theo chỉ thị này nọ của ai đó. Cho nên thanh tra, kiểm tra, giám sát nhiều mà xử lý khó khăn và không ít vụ việc đâu lại vào đó…

- Chậm đề ra và cụ thể hóa cơ chế để nhân dân làm chủ. "Đề nghị trong nghị quyết Đại hội XI nên cụ thể cơ chế "nhân dân làm chủ" trên mấy vấn đề như: đề ra nguyên tắc làm chủ của nhân dân là nhân dân được làm những gì Nhà nước không cấm, Nhà nước cần sớm ban hành các đạo luật như luật về quyền được thông tin, trưng cầu ý dân, luật phản biện xã hội, hội họp, luật biểu tình và đình công...".( Đỗ Duy Thường). Đó là chưa kể như Thủ tướng Ôn Gia Bảo Trung Quốc còn cho rằng:”Không những nên để người dân có quyền tự do ngôn luận, mà quan trọng hơn nữa là phải tạo điều kiện để họ chỉ trích hoạt động của chính quyền. Chỉ khi có được sự kiểm soát và theo dõi mang tính phê bình của người dân thì chính phủ mới có thể làm việc tốt hơn, và nhân viên các cơ quan chính phủ mới thật sự trở thành công bộc của dân” (Vietnamnet).

- Hệ thống chính trị chậm đổi mới cũng như việc thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội chưa tốt, việc lãnh đạo thể chế hóa những chủ trương về vấn đề chính trị còn khó khăn và chậm như việc ban hành luật về hội, xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội, vấn đề xã hội dân sự ở Việt Nam đã nêu ra và nghiên cứu từ lâu vẫn chưa có kết luận. (LêTruyền).

- Thực tế ở nước ta còn thiếu nhiều thể chế, pháp luật, chẳng hạn như Luật đảng cầm quyền. Chúng tôi đã đề xuất và gần đây nhiều người đã kiến nghị về vấn đề này. Rằng đã đến lúc cần luật về đảng, về đảng cầm quyền. Không như thế khó chống đặc quyền, lạm quyền, thực thi nhà nước pháp quyền.

- Chính Đảng và đảng viên phải thật sự gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, để "lôi kéo" quần chúng đi theo mình. Bản thân Đảng cũng phải cảnh giác, vì mỗi người đều có thể mắc sai lầm, không nên nghĩ mọi quyết định, chủ trương đề ra của Đảng đều đúng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Chẳng hạn, ta có Ban quản trị tài chính quyết định những vấn đề tài chính, kinh tế, quyền lợi liên quan đến hệ thống Đảng. Như thế có đúng không? Tiền thuế của dân đóng góp, Đảng có thể chi tiêu tùy ý không?( Nguyễn Đình Lộc)

Chính pháp luật sẽ giúp Đảng biết đâu là ranh giới của quyền hạn. Chính pháp luật cũng khiến dân có thể giám sát dễ hơn, và như thế sẽ tin Đảng hơn. Cần lưu ý là không điều gì qua được mắt dân. Dân biết hết, nhiều điều dân không chấp nhận, nhưng dân không dám phản ứng công khai. Chính những sự không minh bạch, công khai khiến niềm tin của dân với Đảng dễ lung lay. Mà niềm tin của dân là vấn đề sống còn của Đảng, nếu không cảnh giác thì sẽ mất niềm tin đó…

…Nếu nhận thức như thế, sẽ thấy việc luật hóa quyền lãnh đạo của Đảng là rất cần thiết, và không có gì phải né tránh cả. Đảng cầm quyền phải được thể chế hóa bằng pháp luật, nhất là trong điều kiện là Đảng cầm quyền duy nhất. (Nguyễn Đính Lộc).

Thế giới không có ai luật hóa vai trò lãnh đạo của đảng, nhưng tại sao chúng ta lại cần luật hóa? Bởi vì, một đảng không có thể chế đối trọng một cách tự nhiên, là cơ hội dễ dàng cho việc xảy ra tình trạng chuyên chế, độc tài... (GS. TS Nguyễn Đăng Dung).

- Chậm đổi mới/ cải cách thể chế chính trị, thể chế đảng cầm quyền. Đúng là “Đảng có đổi mới thì mới có thể có những bước bứt phá đưa toàn đất nước”(Nguyễn Lân Dũng). Càng chậm đổi mới, chỉnh đốn đảng mà nói rộng ra là đổi mới, cải cách thể chế chính trị thì càng khó mà phòng chống được tham những và nhiều tệ nạn suy thoái khác cũng như khó mà có phát triển nhanh và bên vững. Hơn nữa có khi lại là bi kịch sẽ xảy ra. Mới đây, Hội nghị TW 5 “Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết cải tổ chính trị”: "Không cải tổ hệ thống chính trị, mọi cải tổ trong hệ thống kinh tế, và các lĩnh vực khác, thậm chí cả công cuộc hiện đại hóa sẽ không thành công".

"Vấn đề phòng, chống suy thoái của đảng cầm quyền..." là rất hệ trong. Vấn đề này lại liên quan rất nhiều đến việc chỉnh đốn, xây dụng Đảng, cải cách hệ thống chính trị, thể chế chính trị là nhiệm vụ then chốt ở nước ta hiện nay.

Những vấn đề nêu trên, đáng tiếc là, không ít vấn đề chưa thấy thể hiện thật sự rõ ràng, nổi bật, dứt khoát và mạnh mẽ trong các văn kiện trình ĐH 11.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mệnh Trời và Ý dân

    17/10/2019Dương Kỳ Anh“Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng câu nói trên của Lý Thái Tổ trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta...
  • Vắc-xin chống tham nhũng

    30/09/2013Nguyễn Ý HýNhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học nước nhà, đề tài nghiên cứu chế tạo vắc-xin chống tham ô tham nhũng đã thành công mỹ mãn. Người được tiêm vắc-xin này sẽ trở nên thanh liêm lạ thường, cho dù ngồi trên đống vàng cũng không tham, được người ta tặng quà cũng không nhận...
  • Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

    21/10/2010Hải Hà thực hiệnCác chủ trương của Đảng nhấn mạnh đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc...
  • Xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân - tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội

    20/10/2010GS. Nhà giáo ND Nguyễn Ngọc LanhCách hành văn trong dự thảo Cương Lĩnh khiến mọi người buộc phải hiểu rằng khi nào ở VN có CNXH hiện thực, các tiêu chí trên cũng mới hiện thực. Trong khi đó, dự thảo Cương Lĩnh lại nhấn mạnh (một sự thật) là: Thời kỳ quá độ sẽ rất dài, rất phúc tạp, phải dò dẫm và tất nhiên rất gian khổ… Liệu có vì thế mà sinh nản lòng cho mọi người?

  • Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh

    15/10/2010TS. Hồ Bá ThâmVấn đề “suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự...
  • Phát huy dân chủ để hạn chế lạm quyền, độc quyền

    15/10/2010Minh CườngNắm chắc ngọn cờ dân chủ thì sẽ có nhiều cơ hội ngăn ngừa bệnh quan liêu, độc đoán, tham nhũng...
  • Chưa thấy hơi thở cuộc sống trong dự thảo văn kiện

    08/10/2010Lê NhungGóp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Viện Khoa học chiến lược Bộ Công an nói, văn kiện đang vắng bóng hơi thở cuộc sống...
  • Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

    02/10/2010Bùi Đức LạiĐất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn...

  • Vấn đề xây dựng nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam và cải cách thiết chế dân chủ

    28/09/2010TS. Hồ Bá ThâmNgười ta đã bàn rất nhiều về dân chủ. Nhưng những vấn đề khó, nhạy cảm thì thường lảng tránh. Chúng ta thấy là các cấp thường thảo luận, quyết sách các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng ít thảo luận quyết sách các vấn đề dân chủ một cách sát thực, cụ thể, nhất là về mặt thể chế...
  • Để người dân thực hiện quyền giám sát cán bộ

    28/09/2010TS Lưu Thị Bích ThuTrước hết cần khẳng định rằng, quyền lực là một khái niệm rất rộng, trong đó có quyền lãnh đạo, quyền quản lý. Trong một xã hội thực sự dân chủ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi quyền lực đều ở nơi dân; nói cách khác, nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực trong xã hội ta...
  • Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản âm thầm rút khỏi vũ đài lịch sử

    23/09/2010Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, loài người chứng kiến sự kiện Liên Xô - cường quốc có diện tích khổng lồ trải rộng trên lục địa Á - Âu, có lực lượng vũ trang hùng mạnh... nhanh chóng sụp đổ mà không phải đối mặt với một cuộc xâm lăng hay gặp một biến cố tự nhiên đặc biệt nào. Cho đến nay, nhiều học giả trên thế giới vẫn cố gắng nghiên cứu, lý giải nguyên nhân tan rã của Liên Xô.
  • Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

    28/09/2006Vũ Quốc TuấnNgười có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực...
  • Chống tham nhũng phải từ dân

    06/09/2006Trần Sĩ ChươngQuy hoàn toàn trách nhiệm chữa căn bệnh tham nhũng cho Nhà nước, trông đợi kết quả nhiệm màu từ một số cá nhân lãnh đạo, hoặc từ một số chính sách chống tham nhũng của Nhà nước có phải chăng là một cách đặt vấn đề lạc hướng và xã hội sẽ tiếp tục bị thất vọng?
  • Chống tham nhũng cần một cách nhìn mới, tư duy mới

    22/07/2006Phạm Quang LêTệ nạntham nhũng từ nhiều năm qualuôn làđiều nhức nhối, lo lắng và bực bội củatoàn xã hội. Bất chấpnhững quyếttâm, những nỗ lực của cáctổ chứccó trách nhiệm, nạn “nội xâm” này vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Vấn đề cầnđược nhìn nhậnnhư thếnào? Còn cần phải làm gìđể có để sớm chặn đứng tệ nạnnày?
  • Những người chống tham nhũng: Họ là ai?

    02/06/2006Hải LanNạn tham nhũng vẫn ngang nhiên tồn tại. Vậy công cụ nào để kiểm soát tham nhũng? Dân chúng đóng vai trò thế nào trong cuộc chiến gay go này?
  • Làm thế nào để phòng chống tham nhũng nhanh và hiệu quả?

    16/04/2006TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (ĐH Kinh tế Quốc dân)Để chống tham nhũng, phải làm sao cho các công chức, quan chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng...
  • Chống tham nhũng - Hãy vận dụng mạnh mẽ yếu tố tâm lý

    06/03/2006Vũ Duy Phú (Viện Những vấn đề phát triển-VIDS)Mấy chục năm nay, tham nhũng không hề thuyên giảm. Thậm chí có nơi, có lúc nó còn trầm trọng hơn, xuất hiện nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm hơn và có tổ chức hơn...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Chống tham nhũng cần nhìn thẳng vào sự thật

    29/11/2005Đỗ Quang ĐánVấn đề đặt ra là lũ tham nhũng này đang ẩn khuất ở đâu? Chân dung, diện mạo của chúng thế nào mà khuynh đảo đất nước ghê gớm thế?
  • Giải pháp góp phần tích cực phòng và chống tham nhũng

    17/08/2005Trọng DânCó thể nói, nếu luật về phòng và chống tham nhũng, lãng phí ra đời, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đã phải sử dụng tới hình thức pháp lý cao nhất, một "đòn phép" tối hậu...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • xem toàn bộ