suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự...
"/>suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự...
"/>

Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh

07:49 CH @ Thứ Sáu - 15 Tháng Mười, 2010
Vấn đề “suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự. Chúng tôi nghĩ rằng trong Cương lĩnh cũng như Văn kiện trình ĐH 11 của Đảng cần nêu bật, đậm nét vấn đề này.

Đảng ta cũng đã biết và quan tâm nhưng chưa đủ mức cần thiết, chưa nổi bật, chưa mạnh, chưa chính diện và còn thiếu. Cách diễn đạt có khi còn quen thuộc (đúng nhưng nhàm) như Xây dựng đảng trong sạch vững mạnh.

Nghiên cứu Cương lĩnh sự thảo, trong mục nói về Đảng, có viết: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái”…v.v

Nói về mặt cần đấu tranh như “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái.” Thế nhưng những biểu hiện, cần chống khác như: xa dân, không thật sự lắng nghe dân, không có cơ chế trưng cầu dân ý; hoặc bệnh đặc quyền đặc lợi, tham nhũng; hoặc tư tưởng giáo điều, nóng vội, sai lầm về chủ trương đường lối, hoặc bao biện, làm thay chính quyền, vô trách nhiệm; chuyên quyền độc đoán…thì lại không thấy nhắc đến. Chúng ta điều biết bài học cay đắng xảy ra đối với Đảng cộng sản Liên Xô cũ và một số đảng phái cầm quyền khác. Và ngay cả bài học của các triều đại phong kiến ở VN trước đây cũng vậy. Môi trường kinh tế xã hội ở nước ta dễ làm nảy sinh tha hóa nhân cách và quyền lực của đảng cầm quyền còn rất lớn. Thực tế cũng đã và đang chứng tỏ ít nhiều như vậy. Thậm chí có nhà khoa học còn cảnh báo rất nghiêm túc rằng, sứ mệnh, “sự sống còn của Đảng ta đang tính hàng ngày một”. Chúng ta không được chủ quan, coi thường, cho rằng đó là tầm phào!

Trong Cương lĩnh phần nói về nhà nước có khẳng định: “Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân”.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, vẫn không đủ.Vấn đề chống biểu hiện đặc quyền đặc lợikhông thấy nêu lên trong các văn kiện của Đảng. Ai dám bảo ở nước ta không có. Một trong những nguyên nhân lớn nhất, trực tiếp tác động xấu nhất đến niềm tin của nhân dân, qua kinh nghiệm Liên Xô cũ đối với ĐCS là tệ nạn đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, độc đoán,mất dân chủ. Đây là những điều mà gần đây báo chí nước ra cũng đã có bài viết về tình hình này. Cho nên rất cần bổ sung vào Cương lĩnh: Chống chuyên quyền độc đoán, đặc quyền đặc lợi …Nhưng bao trùm hơn cả là Phòng và chống tha hóa quyền lực, nhân cách của đảng cầm quyền.

Có lẽ cần có một đoạn riêng, thậm chí mục riêng (cho cả hệ thống chính trị) nói đậm hơn, tập trung hơn về vấn đề này. Tuy nhiên các văn kiện khác cũng phải cụ thể hóa, nhất là quan điểm và cơ chế, luật pháp thì mới có cơ sở cho thành công.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin phản ánh đến Đảng thêm tình hình. Về các khuyết điểm, hay sự tha hóa nào đó trong đảng cầm quyền nhìn chung trên các văn kiện chính thức thường nói có mức độ, vừa phải dễ chấp nhận trong nội bộ (ở đại hội đảng các cấp cũng vậy), nhưng trong giới chuyên gia, các nhà khoa học lại thường nêu lên khá nổi bật và cảnh báo mạnh mẽ hoặc có ý kiến khác biệt khá rõ (đã thể hiện một phần qua kênh báo chí). Nhưng một tầng dư luận phi chính thức (quanh bàn trà, tâm sự hàng ngày…) rất đáng quan tâm, là rất nhiều ca thán, phê phán khá nặng nề, với tâm trạng thiếu niềm tin ở Đảng ta. Đáng chú ý không phải là phần tử xấu mà phần nhiều là cán bộ đảng viên. Tôi không hiểu các cấp đánh giá tình hình này như thế nào cho đúng, trúng, nhìn thẳng vào sự thật, có hơi thở của cuộc sống.

Chúng tôi cũng đề nghị cần có quy định về thăm dò uy tín đối với Đảng và Nhà nước, với các cán bộ đứng đầu, như các nền dân chủ văn minh thường làm (Bảng đo lường, chỉ số tín nhiệm). Chỉ số này sẽ cảnh báo cho đảng cầm quyền tránh tình trạng cứ bình chân như vại rằng tình thế không thể đảo ngược!

Vấn đề là không phải bắt buộc có tính pháp lý mà quan trọng nhất là Đảng phải thật sự làm gương như thế nào để nhân dân “tâm phục khẩu phục” là Đảng cầm quyền duy nhất, đảng của chúng ta, của nhân dân của dân tộc, của sự phát triển tiến bộ, “là đạo đức, là văn minh” (Hồ Chí Minh). Có như thế thì mới đảm bảo rằng bất luận tình huống nào đi nữa thì đảng CSVN (dù tên gọi là gì) vẫn là đảng duy nhất (hay chủ yếu, chính yếu) là đảng cầm quyền và hoàn thành tốt nhất sứ mệnh lịch sử mà nhân dân và dân tộc giao phó. Tinh thần này có thể cần ghi vào Cương lĩnh.

Cuối cùng, thiết nghĩ Cương lĩnh và cả các Văn kiện nên có cách diễn đạt mới, tránh cách thể hiện quá quen thuộc, nhàm chán, biết rồi, nói mãi, và nhẹ về khí phách, tâm huyết, tinh thần thực tiễn, ít lửa, kém thu hút.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống cơ quan dân cử

    13/10/2010Minh Nam (thực hiện)Vai trò, vị trí của các cơ quan dân cử phải ở “đỉnh cao” thật sự trong hệ thống chính trị, trong hệ thống quyền lực nhà nước. Cần làm đậm nét điều này trong cương lĩnh, trong báo cáo chính trị, trong các định hướng chủ trương lâu dài cũng như trước mắt. Và, không chỉ thể hiện ở việc định hướng chung chung mà cần có những thể chế, quy định cụ thể...
  • Cương lĩnh: Những quan niệm chưa nhất quán

    11/10/2010TS. Hồ Bá ThâmNghiên cứu Cương lĩnh bổ sung, phát triển trình ĐH 11 của Đảng, chúng ta dễ nhận thấy nổi bật sự kiên định con đường phát triển tiến lên XHCN và những mục tiêu, những phương hướng, những quan hệ chính cần giải quyết, nhưng trong đó có một số quan niệm chưa nhất quán...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Chưa thấy hơi thở cuộc sống trong dự thảo văn kiện

    08/10/2010Lê NhungGóp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Viện Khoa học chiến lược Bộ Công an nói, văn kiện đang vắng bóng hơi thở cuộc sống...
  • Vấn đề xây dựng nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam và cải cách thiết chế dân chủ

    28/09/2010TS. Hồ Bá ThâmNgười ta đã bàn rất nhiều về dân chủ. Nhưng những vấn đề khó, nhạy cảm thì thường lảng tránh. Chúng ta thấy là các cấp thường thảo luận, quyết sách các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng ít thảo luận quyết sách các vấn đề dân chủ một cách sát thực, cụ thể, nhất là về mặt thể chế...
  • Người nữ cộng sản và sự “đúng đắn đến ngạc nhiên”

    27/09/2010Nguyên Hải (tổng hợp từ tài liệu nước ngoài)Chiến sĩ - nhà lãnh đạo cộng sản nữ Rosa Luxemburg của nước Đức luôn cho rằng bản chất của xã hội Xã hội chủ nghĩa là ở chỗ đa số quần chúng lao động không còn là quần chúng bị thống trị mà là người chủ toàn bộ đời sống chính trị - kinh tế của mình, làm chủ một cách có ý thức trong sự tự do, tự quyết...
  • Dân chủ là chìa khóa, là đòn bẩy cho sự nghiệp đổi mới

    25/09/2010Hà Nhân, Phạm Tuyên ghiNhiều ý kiến đều chung nhận định, phải thực hiện dân chủ trong Đảng,
    dân chủ ngoài xã hội. Mong muốn Đại hội XI của Đảng phải toát lên không
    khí dân chủ, bởi dân chủ là chìa khóa, sức mạnh, đòn bẩy để đẩy mạnh sự
    nghiệp đổi mới...
  • Nguyễn Khắc Viện và những “di cảo” chưa công bố

    12/09/2010Trung SơnBác sỹ, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện (1913-1997)đã viết hàng trăm bài báo, hàng chục bản “kiến nghị” bàn về nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Trong di cảo của Nguyễn Khắc Viện có một tư liệu chưa hề được công bố chính thức đó là gần 30 bản kiến nghị, tham luận, thư gửi các cơ quan, lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong 16 năm (1976-1993). Xin trích một vài đoạn trong tư liệu này.
  • Sẽ là nguy cơ nếu quyền lực không được kiểm soát

    11/08/2010Nghĩa Nhân - Thu NguyệtMột trong những mục tiêu căn bản của lập pháp là kiểm soát quyền lực nhà nước, mở đường cho nhân dân thành lực lượng kiểm soát quyền lực nhà nước. Chống tham nhũng cũng vậy. Chống tham nhũng mà lại bằng chính cơ cấu nhà nước thì hiệu quả sẽ không triệt để...
  • xem toàn bộ