Mệnh Trời và Ý dân

07:54 CH @ Thứ Năm - 17 Tháng Mười, 2019

“Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng câu nói trên của Lý Thái Tổ trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta.

Mệnh trời phải chăng là quy luật tự nhiên? Trời sinh ra muôn loài, không có loài nào đáng phải tuyệt diệt. Trời sinh ra sông biển, sông phải chảy, biển phải có lúc vơi, lúc đầy. Có nắng, có mưa, đêm ngày tuần hoàn, thay đổi.

Không làm theo mệnh trời là không làm theo quy luật tự nhiên, là phá vỡ thế cân bằng của trời đất, phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, dẫn đến việc phá vỡ tầng ozon mà ta vẫn thường nói…

Có một thời, ta làm theo ý chí, bất chấp quy luật tự nhiên, cái mà ta thường gọi là ý chí luận. Ta phá rừng, ta phá chùa, ta săn bắt thú rừng, ta “Dời non, lấp biển”. Ta muốn thay cả trời đất, quyết “Mạ vô sân, dân vô rú,…” Kết quả là lũ lụt tàn hại khắp nơi, gia phong không còn, tái diễn cái cảnh “Nhà kia lỗi phép con khinh bố, mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”…

Có một thời ta bất chấp các quy luật xã hội, muốn triệt tiêu động lực làm giàu chân chính của người dân, muốn tất cả đều cào bằng, tất cả đều là “Của chung”… Kết quả là đói ăn, đói mặc, nước nghèo, dân khổ!

Công cuộc đổi mới thực ra là chúng ta đã nhận thức được phần nào cái giá phải trả cho sự ấu trĩ, coi thường quy luật tự nhiên, quy luật xã hội. Thực ra là chúng ta đã biết sợ mệnh trời, biết được không làm theo ý dân là thế nào!

Cái giá phải trả cho sự chủ quan, tùy tiện, cho tư duy bao cấp, ý chí luận!

Bây giờ, sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước có nhiều thay đổi, nhưng không phải là chúng ta đã tuân thủ các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội một cách khoa học, một cách triệt để. Nhiều việc chúng ta làm cũng chưa “Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân” như đức Lý Thái Tổ đã viết trong “Chiếu dời đô”.

Việc phát triển kinh tế theo chiều rộng như nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan đã phát biểu trên diễn đàn sẽ tàn phá môi trường, làm tài nguyên cạn kiệt. Một vụ VEDAN, nhiều vụ VEDAN… Việc làm theo ý chí, mong muốn chủ quan đã nảy sinh một VINASHIN!

Có thể kể ra nhiều việc khác nữa, về tàn phá môi trường, về việc chưa làm theo ý nguyện chính đáng của người dân, còn thiếu minh bạch, công khai từ đó nẩy sinh nạn tham nhũng, cửa quyền dẫn đến kiện cáo, tranh chấp, làm xói mòn niềm tin trong dân chúng…

Trong những ngày Đại lễ linh thiêng này, không biết lãnh đạo thành phố Hà Nội, cũng như lãnh đạo nói chung và tất cả chúng ta có đọc kỹ từng câu, từng chữ “Chiếu dời đô”? Để khi làm bất cứ việc gì có liên quan đến nhân dân, đất nước, cũng nhất thiết “Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân”, để rồi "Nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”, chứ quyết không khư khư cho rằng mình đúng.

Có như vậy mới làm cho “Phúc nước lâu dài, phong tục phồn thịnh” và làm cho những ngày kỷ niệm Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội thực sự có ích, thực sự thấm nhuần tư tưởng cao đẹp và luôn luôn mới mẻ của người xưa.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính cách người Hà Nội

    10/10/2010Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà HN mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước...
  • Đọc "Chiếu dời đô" bằng đôi mắt hiện tại

    09/10/2010Vương Trí NhànTrong giai đoạn mới của sự phát triển đất nước, khi mà việc xây dựng nổi lên hàng đầu - "phát triển thật ra là một cách tốt nhất để bảo vệ một quốc gia" - thì việc trở lại với Chiếu dời đô của tiền nhân, luận giải bằng ngôn ngữ văn hóa chính trị thời hiện đại lại có một ý nghĩa riêng, nhà văn hóa Vương Trí Nhàn đặt vấn đề...
  • Ngàn năm có một

    03/10/2010Phan QuangChúng ta đang sống trong những ngày cả nước hướng về thủ đô kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Từ chuỗi suy nghĩ miên man về những giai đoạn lịch sử của đất nước nhân đại lễ này, nhà báo Phan Quang chuyển thành bài viết gửi tới độc giả...
  • Câu hỏi lớn về vận nước

    02/10/2010GS. Tương LaiChính vì những chuyến xe lịch sử không có khứ hồi, cho nên, tiếp bước cha ông không phải là dẫm theo lối mòn có sẵn, mà là dũng cảm gạt bỏ mọi trở ngại để vươn về phía trước, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó.
  • “Chiêu hiền đãi sĩ” bằng cách nào?

    21/09/2010Phạm ThượngNói đến cách dùng người, không thể không nhắc đến quan điểm của Bác Hồ. Năm 1945, Bác đã mạnh dạn mời cả những người tài từng làm việc với chính quyền cũ hoặc những người thuộc đảng phái khác vào làm việc trong bộ máy nhà nước...