Người cầm quyền ưa tập trung, người dân ưa dân chủ

12:49 CH @ Thứ Sáu - 29 Tháng Mười, 2010
Xem thêm:

Với nhận định tập trung dân chủ là một hiệu lệnh, một mệnh lệnh, tác giả Minh Quang gửi đến VietNamNet bài viết dưới đây với mong muốn, nói tập trung dân chủ hoặc tập trung và dân chủ hay dân chủ và tập trung là một hiện tượng xã hội, thì bàn cho thấu đáo để nhận rõ hiện tượng xã hội này. Tác giả cũng cho rằng phải bàn thấu đáo để ứng xử sao cho có lợi và phù hợp trong từng giai đoạn phát triển các quan hệ xã hội của con người.


Trên tinh thần tôn trọng tính đa chiều của thông tin cũng như không khí cởi mở tranh luận, VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết này như một góc nhìn riêng cần tham khảo.


Tập trung dân chủ không phải là đặc thù của một loại hình nhà nước nào. Điều cốt yếu là có cơ chế để đảm bảo người cầm quyền phải thượng tôn hiến pháp và pháp luật.

Tập trung và dân chủ trong từng giai đoạn

Ở thời con người còn ăn lông ở lỗ, chưa có của riêng để dành, chưa có nhà nước, có lẽ chưa có hiện tượng tập trung dân chủ. Không có tập trung cũng không có dân chủ. Thời nhà nước nô lệ đã có của ăn của để nhưng mọi của cải đều tập trung trong tay chủ nô, giai cấp chủ nô nên chỉ có tập trung mà không có dân chủ. Thời nhà nước phong kiến càng có nhiều hơn của ăn của để nhưng đa phần của cải tập trung trong tay địa chủ, đại địa chủ và quan lại hay giai cấp phong kiến, tăng lữ và quan lại. Tuy nhiên, vẫn có những nông dân độc lập, có của ăn của để riêng tư.

Như vậy, về cơ bản nhà nước phong kiến là quyền lực tập trung hay còn gọi là quân chủ, là phong kiến tập quyền. Tuy vậy, những người nông dân độc lập cũng có những quyền hạn nhất định như quyền trồng trọt, thu hoạch, mua bán, cất giữ sản vật trên mảnh đất của mình. Họ có quyền làm ra ca dao, hò vè, tiếu lâm về đời sống xã hội, miễn là đừng động chạm đến vua quan nên cũng gọi là có chút dân chủ.

Vì có địa chủ, giới tri thức, tăng lữ và giai cấp nông dân nên các ông vua phong kiến tập quyền vẫn phải đưa ra nhiều chiêu thức dân chủ, chẳng hạn bất kể là ai mà làm trái lệnh vua, cãi vua (ngôn ngữ thời nay gọi là phản biện) đều bị mất dần. Có thể nhà vua muốn mị dân hoặc thực sự cầu thị nên trong cả tá chức quan lại, nhà vua đặt ra chức quan can gián hoặc là vừa có chức quan can gián, vừa có anh hề. Hai người này có thể cãi vua, phản biện vua mà không sợ bị mất đầu. Vậy nghĩa là đã có dân chủ phong kiến bên cạnh tập trung quyền lực tập quyền phong kiến. Một ông Tây ví von thứ dân chủ can gián, dân chủ phản biện, dân chủ hề như trên là thứ dân chủ lá nho.

Các nhà tư tưởng tư sản thường tự nói loại hình nhà nước tư bản là nhà nước dân chủ. Họ không hề nói gì đến tập trung. Liệu sự thật có phải như thế hay không?

Thượng tôn pháp luật

Trước khi mổ xẻ hiện tượng né tránh hoặc là dị ứng với chữ tập trung của các nhà tư tưởng hoặc giới tinh hoa của nhà nước tư bản, cũng nên đảo qua cơ sở kinh tế của xã hội tư bản. Cơ sở kinh tế của nhà nước thường được gọi là dân chủ ấy là gì? Nhắc lại là vô bổ nhưng có thể nói gọn lại, đó là nhà nước đa sở hữu, trong đó có sở hữu nhà nước và vô số loại hình sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.

Dù là môn đồ của chủ thuyết này hay chủ thuyết kia thì về mặt dân trí, các cộng đồng người trong xã hội tư bản, trong kinh tế thị trường của xã hội ấy là một nấc thang khác biệt với các cộng đồng người trong các xã hội trước. Khác biệt ở chỗ từng cá nhân và các nhóm lợi ích không chỉ đòi hỏi quyền có cơm ăn, áo mặc, học hành mà quan trọng hơn, họ đòi hỏi quyền tự do, dân chủ và quyền làm người.

Ai cũng biết rằng người cầm quyền, dù là cá nhân hay một nhóm người đều muốn thâu tóm quyền hành, tập trung quyền hành. Tập trung quyền hành vừa dễ cai quản, vừa dễ dàng đạt được mục đích.

Nhưng các cộng đồng người trong xã hội tư bản và kinh tế thị trường ấy đã giác ngộ quyền tự do dân chủ. Quan trọng hơn cả cơm ăn, áo mặc và có đủ lực lượng và sức mạnh buộc những người cầm quyền phải chia quyền, phân quyền đáp ứng với các quyền ấy. Nhà nước tam quyền phân lập, nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật ra đời có lẽ là trong điều kiện của xã hội như vậy. Nó là kết quả của cuộc đấu tranh giữa các cộng đồng người, các nhóm lợi ích trong xã hội tư bản mà cơ sở là kinh tế thị trường.

Tuy vậy, nhà nước tam quyền phân lập và pháp quyền không chỉ có dân chủ mà còn có tập trung. Tập trung không chỉ là mong muốn cố hữu của giới cầm quyền nói chung. Tập trung là phương tiện tất yếu của việc cầm quyền. Không có quyền lực tập trung khác gì tình trạng năm cha ba mẹ, dù ai cầm quyền cũng khó bề làm nên công cán gì. Nhưng sự tập trung ở đây dựa trên cơ sở của kết quả cuộc đấu tranh đa lợi ích. Kết quả ấy được thể hiện trong nội dung hiến pháp và pháp luật. Tập trung kiểu này chỉ ở trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

Hình thức tam quyền phân lập là hình thức giám sát, kiếm tra, là cơ chế buộc quyền tập trung của những người cầm quyền của những nhánh quyền lực trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Có lẽ bởi có cơ chế ấy mà người ta chỉ nói đến mặt dân chủ mà không nói đến quyền tập trung hay quyền lực tập trung của người cầm quyền.

Như thế có nghĩa tập trung dân chủ không phải là đặc thù của một loại hình nhà nước nào trong thế giới văn minh chúng ta đang sống. Điều cốt yếu là có cơ chế để đảm bảo người cầm quyền phải thượng tôn hiến pháp và pháp luật. Thượng tôn hiến pháp và pháp luật đến mức nào thì nhà nước tự cho là dân chủ ấy là nhà nước dân chủ nhiều hơn hay dân chủ ít hơn. Không có nhà nước nào dân chủ tuyệt đối, tự do tuyệt đối.

Do đó, nói gọn lại, tập trung và dân chủ hay dân chủ và tập trung không phải là điều kiêng kị đối với loại hình nhà nước nào cho đến lúc này.

Tuy vậy, hễ cứ là người cầm quyền thì bao giờ cũng ưa thích tập trung hơn. Hễ cứ là người dân thì bao giờ cũng ưa thích dân chủ hơn. Vì thế, dân chủ là khát vọng ngàn năm, ngàn đời từ khi sinh ra cái gọi là nhà nước là vậy.

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
(Theo báo Tiền Phong)

Ngày 28/10/2010, các đại biểu Quốc hội làm việc ở tổ góp ý kiến về các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

Đại biểu Ngô Minh Hồng bày tỏ, văn kiện nêu rõ "Đảng không bao biện, làm thay". Nhưng cách tổ chức hiện nay chưa khoa học. Bà Hồng dẫn chứng, một việc không lớn, nhưng cũng phải đưa cấp ủy bàn rồi mới thảo luận ở chính quyền. Điều này dẫn đến cách thức quyết định công việc không hiệu quả, trách nhiệm cá nhân không rõ ràng.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng, "giữa lý luận và thực tiễn, giữa cương lĩnh và thực tiễn, giữa đổi mới và nhận thức của ta có vấn đề". Đảng lãnh đạo trong điều kiện có chính quyền trong tay. Nhưng lần nào bàn đến "Đảng lãnh đạo Nhà nước thì chúng ta vẫn lúng túng". Theo ông Thuận, trong thời bình, xây dựng đất nước, Đảng phải hóa thân vào Nhà nước và các cơ quan Nhà nước phải tham mưu để cho Đảng quyết định. Đảng lãnh đạo thông qua các đảng viên, tổ chức của mình. Nghị quyết của Đảng muốn đưa ra xã hội thực hiện trước hết phải thể hiện bằng pháp luật.

Ông Thuận khẳng định, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, thiết chế nào cũng phải mạnh, làm đúng việc của mình, không ai lấn ai. Cần loại bỏ tư tưởng "chỉ cần Chính phủ mạnh, không cần Quốc hội mạnh; chỉ cần Ủy ban nhân dân mạnh, không cần Hội đồng nhân dân mạnh". Chúng ta nói xây dựng Nhà nước pháp quyền nhưng lại chưa tuân thủ nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền.

Ông Dương Trung Quốc cho rằng dự thảo văn kiện nhấn mạnh sự lãnh đạotuyệt đối, toàn diện của Đảng. "Tuy nhiên, nếu chỉ nhấn mạnh nội dunglãnh đạo thôi thì chưa đủ, vì nói vậy là chỉ nói một chiều. Đảng lãnhđạo tuyệt đối thì phải chịu trách nhiệm tuyệt đối trước các vấn đề củaquốc gia, dân tộc".
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) kiến nghị, trong đại hội này, nên tập trung thảo luận chủ đề xây dựng Đảng. Mà muốn xây dựng Đảng thì phải tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân. Dân chủ phải được biểu hiện trong toàn bộ cuộc sống. Đại biểu Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng, dân chủ cần được mở rộng cả ở cấp vĩ mô và vi mô. Ví như, sửa Hiến pháp, mở rộng Hà Nội thì cần lấy ý kiến của nhân dân. Ông Lợi cho rằng, phải bổ sung nội dung "kiểm soát quyền lực Nhà nước". Hiện nay, Quốc hội giám sát các cơ quan hành pháp, tư pháp, thế nhưng ai giám sát Quốc hội? Trong cương lĩnh của một đảng cầm quyền phải làm rõ điều này.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mệnh Trời và Ý dân

    17/10/2019Dương Kỳ Anh“Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng câu nói trên của Lý Thái Tổ trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta...
  • Ngày Quốc khánh ngẫm về bản tuyên ngôn lập quốc

    02/09/2018GS NGND Nguyễn Ngọc LanhNhững ngày này, mỗi người Việt Nam chúng ta thường bồi hồi nhớ về chặng đường đã qua, và nghĩ tới tương lai của dân tộc, nghĩ đến những gì còn trăn trở, còn phải làm tốt hơn để tương lai Việt Nam đạt được những di nguyện của Bác Hồ, xây dựng một nước Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc...
  • Các Giới trong Xã hội và sự tương tác phát triển

    30/10/2017Nguyễn Tất ThịnhChúng ta đã ở trình độ hiểu biết cao hơn, lại có quá nhiều thông tin, sự kiện chính trị / kinh tế / xã hội trong và ngoài nước để có được chính kiến, cách nhìn nhận đánh giá về các Giới trong đó và tư cách , năng lực của những người thuộc Giới của họ…Bản thân điều này tạo nên một thế năng / động năng lớn lao tạo nên sự thay đổi tích cực của xã hội ..
  • Về tiêu đề “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”

    31/08/2014“Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” là tiêu đề bắt buộc phải sử dụng theo một sắc lệnh số 49 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12/10/1945. Cùng ngày, Bác viết bài báo: “Sao cho được lòng dân?” dưới bí danh “Chiến Thắng”...
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Kết luận về các bài học phát triển đất nước (phần 1)

    28/05/2011GS. Đặng PhongLenin nói: Tổ chức quyết định tất cả. Tổ chức được hiểu theo nghĩa: Là những thiết chế của toàn bộ xã hội từ trên xuống dưới, từ lĩnh vực này tới lĩnh vực kia, theo một mô hình như thế nào để toàn bộ các mối quan hệ có thể vận hành tốt nhất. Trong đó phải có cả những khích lệ thích đáng lẫn những răn đe và trừng phạt thích đáng. Một hệ thống mà khích lệ thói cơ hội, giả dối, kiêu ngạo… sẽ chỉ có thể là một xã hội trì trệ. Một hệ thống không đủ khả năng ngăn chặn những quyết sách sai lầm thì khó tránh khỏi hiểm họa...
  • Hai mối quan hệ

    25/10/2010Nguyễn Thanh YếnTrong dự thảo đã ghi: "...phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn như: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị...". Đổi mới hệ thống chính trị sẽ tạo điều kiện tạo lập được một nền kinh tế lành mạnh, bình đẳng và bền vững cho mọi người...

  • Chính khách và lòng dân

    23/10/2010GS. Tương LaiQuý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “ Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thực cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật.
  • Độc đoán, chuyên quyền làm đắm con tàu lớn (...)

    22/10/2010Chí TùngCon tàu lớn (...) quyết định làm theo ý mình**) là một việc cố ý làm trái với chỉ đạo của Chính phủ...
  • Chiến lược “dân dã”

    21/10/2010Vũ KhoanNhân ba văn kiện chuẩn bị Đại hội XI được công bố để thu thập ý kiến toàn dân, tôi đã chuyện trò với nhiều người dân bình thường để xem tâm tư của họ ra sao...
  • Chủ nghĩa tư bản thân hữu

    20/10/2010TS. Nguyễn Sĩ DũngNhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), TS Nguyễn Sĩ Dũng có bài bàn về chủ nghĩa tư bản thân hữu, một thứ quan hệ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia...
  • Xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân - tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội

    20/10/2010GS. Nhà giáo ND Nguyễn Ngọc LanhCách hành văn trong dự thảo Cương Lĩnh khiến mọi người buộc phải hiểu rằng khi nào ở VN có CNXH hiện thực, các tiêu chí trên cũng mới hiện thực. Trong khi đó, dự thảo Cương Lĩnh lại nhấn mạnh (một sự thật) là: Thời kỳ quá độ sẽ rất dài, rất phúc tạp, phải dò dẫm và tất nhiên rất gian khổ… Liệu có vì thế mà sinh nản lòng cho mọi người?

  • Tìm hiểu thêm về giải thưởng Nobel Hòa bình thế giới năm 2010 cho Lưu Hiểu Ba

    16/10/2010Bùi Quang MinhQua bài viết này, Chungta.com xin được trả lời một số câu hỏi bạn đọc nêu ra cho chúng tôi nhằm cung cấp một cái nhìn của chúng tôi cho sự kiện giải Nobel Hòa Bình 2010 và hiểu thêm về nhân vật được giải thưởng này tôn vinh...
  • Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh

    15/10/2010TS. Hồ Bá ThâmVấn đề “suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự...
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Phát huy dân chủ để hạn chế lạm quyền, độc quyền

    15/10/2010Minh CườngNắm chắc ngọn cờ dân chủ thì sẽ có nhiều cơ hội ngăn ngừa bệnh quan liêu, độc đoán, tham nhũng...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Câu hỏi lớn về vận nước

    02/10/2010GS. Tương LaiChính vì những chuyến xe lịch sử không có khứ hồi, cho nên, tiếp bước cha ông không phải là dẫm theo lối mòn có sẵn, mà là dũng cảm gạt bỏ mọi trở ngại để vươn về phía trước, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó.
  • Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

    02/10/2010Bùi Đức LạiĐất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn...

  • Vấn đề xây dựng nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam và cải cách thiết chế dân chủ

    28/09/2010TS. Hồ Bá ThâmNgười ta đã bàn rất nhiều về dân chủ. Nhưng những vấn đề khó, nhạy cảm thì thường lảng tránh. Chúng ta thấy là các cấp thường thảo luận, quyết sách các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng ít thảo luận quyết sách các vấn đề dân chủ một cách sát thực, cụ thể, nhất là về mặt thể chế...
  • Để người dân thực hiện quyền giám sát cán bộ

    28/09/2010TS Lưu Thị Bích ThuTrước hết cần khẳng định rằng, quyền lực là một khái niệm rất rộng, trong đó có quyền lãnh đạo, quyền quản lý. Trong một xã hội thực sự dân chủ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi quyền lực đều ở nơi dân; nói cách khác, nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực trong xã hội ta...
  • Dân chủ là chìa khóa, là đòn bẩy cho sự nghiệp đổi mới

    25/09/2010Hà Nhân, Phạm Tuyên ghiNhiều ý kiến đều chung nhận định, phải thực hiện dân chủ trong Đảng,
    dân chủ ngoài xã hội. Mong muốn Đại hội XI của Đảng phải toát lên không
    khí dân chủ, bởi dân chủ là chìa khóa, sức mạnh, đòn bẩy để đẩy mạnh sự
    nghiệp đổi mới...
  • Lãnh tụ Đảng nhiều thế hệ xa rời quần chúng, vô nguyên tắc, bất tài

    01/09/2010Đối với một Đảng cầm quyền, khi người bảo vệ hàng đầu cho các nguyên
    tắc mà nó dựa vào để sinh tồn và phát triển lại biến thành người đi đầu
    phá hoại các nguyên tắc đó, nếu không bị ngăn chặn kịp thời, chính đảng
    ấy sẽ đi đến vực thẳm của thảm họa...
  • Tình trạng tham nhũng khắp nơi và nghiêm trọng

    01/09/2010Dưới thời Brezhnev, tình trạng tham nhũng tại Moscow và các nước cộng hòa thuộc Liên bang ngày càng nghiêm trọng...
  • Cộng hòa và cái đình làng!

    28/06/2010Danh ĐứcViệc Quốc hội bàn bạc và biểu quyết các vấn đề của xã hội như vừa chứng kiến, đã được dư luận vốn “bá tánh, bá ngôn” luận bình nhiều cách. Có người xem đó là sự thắng/thua. Lịch sự văn hóa mà nói, đó là một việc vừa mang tính Việt Nam, tính cộng hòa và tính xã hội chủ nghĩa...
  • xem toàn bộ