Độc đoán, chuyên quyền làm đắm con tàu lớn (...)

10:35 CH @ Thứ Sáu - 22 Tháng Mười, 2010
Con tàu lớn (...)*) quyết định làm theo ý mình**) là một việc cố ý làm trái với chỉ đạo của Chính phủ.

Chiều 20.10, tại phiên họp đầu tiên của QH, Chính phủ đã gửi một bản báo cáo dài 18 trang tới các ĐBQH để giải trình về vụ con tàu lớn (...)*). Theo đánh giá của Chính phủ thì nguyên nhân xảy ra sự “đắm tàu lớn” (...) là do có sự độc đoán, chuyên quyền của người lãnh đạo và sự thiếu kiểm soát của cơ quan quản lý...

Bên cạnh những đánh giá về thành tựu mà con tàu lớn (...) đã đóng góp cho Việt Nam, báo cáo của Chính phủ cũng đã nghiêm khắc nhìn nhận vấn đề dẫn đến tình trạng thua lỗ, nợ nần của con tàu lớn (...) này. Cụ thể, Chính phủ khẳng định do công tác dự báo kém nên việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của con tàu lớn (...) không chính xác. Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay, nhiều dự án chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi. Phần lớn dự án chỉ được bố trí chưa đến 50% tổng vốn. Cho vay và bảo lãnh cho các công ty liên kết vay trong khi đây là đơn vị làm ăn kém hiệu quả, không trả được nợ. Có những việc làm còn cố ý làm trái với sự chỉ đạo của chính phủ nhưng con tàu lớn (...) vẫn cứ làm theo ý mình**)...

Nhiều năm liền con tàu lớn (...) báo cáo không trung thực về sử dụng vốn, về đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009 lỗ 1.600 tỉ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỉ đồng, quý I/2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỉ đồng. Trong 3 năm đã có 11 cuộc thanh tra, kiểm toán, giám sát nhưng các bộ chức năng được giao trách nhiệm đã không phát hiện được việc con tàu lớn (...) báo cáo không trung thực. Khuyết điểm này của lãnh đạo con tàu lớn (...) làm cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ sở hữu cấp trên nắm không đúng thực trạng nên chỉ đạo không phù hợp, không kịp thời và đã để xảy ra tình trạng trên.

Sau khi đánh giá những hạn chế, yếu kém, Chính phủ khẳng định, đang tiến hành khẩn trương, quyết liệt giải pháp tái cơ cấu, sớm ổn định sản xuất, củng cố uy tín, thương hiệu con tàu lớn (...). Cương quyết không để vỡ nợ, sụp đổ, gây tác động xấu đến sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, mức độ tín nhiệm vay, trả nợ quốc tế và môi trường đầu tư chung của đất nước. Trong đó giải pháp trước mắt là thu hẹp phạm vi sản xuất kinh doanh, cắt giảm đầu tư, quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tập trung sức để duy trì ngành đóng, sửa chữa tàu. Kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cố gắng đảm bảo tối đa việc làm, đời sống cho người lao động. Cũng theo báo cáo của Chính phủ thì đến 2012 sau khi tái cơ cấu con tàu lớn (...) sẽ chỉ còn khoảng 60 DN thành viên. Các DN còn lại sẽ được xử lý dưới các hình thức chuyển nhượng vốn, bán, sáp nhập, giải thể phù hợp.

Đối với các cá nhân vi phạm, báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ đang có những bước thích hợp để xử lý nghiêm những người vi phạm.

Ông Hà Văn Hiền - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH: Quốc hội đã cảnh báo từ năm 2008

Trao đổi với báo chí về Con tàu lớn (...) - vấn đề nóng đang được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết: "Nguyên nhân dẫn tới sự đổ vỡ của Con tàu lớn (...) không phải là mới, nó đã diễn ra một thời gian. Trong đợt giám sát năm 2008, QH đã cảnh báo rồi nhưng rõ ràng các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có chức năng thanh, kiểm tra đã làm không triệt để, chưa đến nơi đến chốn”. “Nếu chúng ta kiểm tra, kiểm soát sát sao hơn, kịp thời hơn và xử lý kiên quyết hơn thì đã hạn chế được khó khăn, thiệt hại của Con tàu lớn (...)” - ông Hiền nói.

Lam Sơn

*)Con tàu lớn (...): Tập đoàn Vinashin
**)Làm theo ý mình: Việc mua tàu Hoa Sen
Nguồn:Lao Động
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tầng lớp đặc quyền của Đảng CS Liên Xô

    24/02/2014Vào một ngày mùa thu năm 1988, đột nhiên có hàng trăm, hàng nghìn nguời tụ tập bên ngoài của một cửa hàng ở Thủ đô Moscow. Nguyên nhân gì đã khiến cho cửa hàng không phải là lớn này trở thành tâm điểm của báo chí và dư luận đến vậy?
  • Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh

    15/10/2010TS. Hồ Bá ThâmVấn đề “suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự...
  • Câu hỏi lớn về vận nước

    02/10/2010GS. Tương LaiChính vì những chuyến xe lịch sử không có khứ hồi, cho nên, tiếp bước cha ông không phải là dẫm theo lối mòn có sẵn, mà là dũng cảm gạt bỏ mọi trở ngại để vươn về phía trước, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó.
  • Người nữ cộng sản và sự “đúng đắn đến ngạc nhiên”

    27/09/2010Nguyên Hải (tổng hợp từ tài liệu nước ngoài)Chiến sĩ - nhà lãnh đạo cộng sản nữ Rosa Luxemburg của nước Đức luôn cho rằng bản chất của xã hội Xã hội chủ nghĩa là ở chỗ đa số quần chúng lao động không còn là quần chúng bị thống trị mà là người chủ toàn bộ đời sống chính trị - kinh tế của mình, làm chủ một cách có ý thức trong sự tự do, tự quyết...
  • Quản trị quốc gia nhìn từ điều hành của Vinashin

    26/08/2010Phùng Hoàng CơChúng ta hình dung năng lực quản trị và điều hành của các lãnh đạo Vinashin hiện nay như là khả năng bình thường của bé trai 10 tuổi ăn được 02 bát cơm nhưng được bố mẹ giao ăn 04 bát cơm. Đứa trẻ sẽ phản ứng điều gì?
  • Tập đoàn nhà nước và cỗ xe kinh tế Việt Nam

    30/06/2010Nguyễn Trần BạtNền kinh tế VN hiện nay được vận hành như một cỗ xe ngựa. Cỗ xe ấy phải loại bỏ những yếu tố đã quá lạc hậu để tạo điều kiện cho con ngựa chạy với tốc độ phát triển mà đời sống đòi hỏi. Ngược lại, con ngựa cũng phải lường hết được những "ổ gà" trên đường...
  • Luận bàn về quản lý: Nhà nước, mô hình tập đoàn và cổ phần hóa

    27/04/2008Sau một năm gia nhập WTO, bên cạnh những thành tựu thu được, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề lớn có xuất phát điểm từ điều hành quản lý kinh tế. Giới doanh nghiệp, người dân tiếp tục trông đợi sự chèo lái của Nhà nước nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn ở phía trước. Bàn về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế khẳng định, để đáp ứng sự trông đợi đó, đã đến lúc cần một sự đổi mới về quản lý Nhà nước...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • xem toàn bộ