Cộng hòa và cái đình làng!
Xem thêm:
- Bàn về quốc hiệu đất nước "Độc lập – Tự do – Hạnh phúc"(ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn)
Việc Quốc hội bàn bạc và biểu quyết các vấn đề của xã hội như vừa chứng kiến, đã được dư luận vốn “bá tánh, bá ngôn” luận bình nhiều cách. Có người xem đó là sự thắng/thua. Lịch sự văn hóa mà nói, đó là một việc vừa mang tính Việt Nam, tính cộng hòa và tính xã hội chủ nghĩa.
Đầu tiên là tính cộng hòa, từ ngữ đầu tiên trong quốc hiệu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, người La Mã đã để đời cho cả nhân loại khái niệm và thực thể res publica như là nguyên tắc “vàng” của đời sống xã hội Res, việc, chuyện, publica chung, công. Res publica = việc chung, chuyện công. Và ngày ngày, các thân hào nhân sĩ La Mã tụ họp bàn bạc chuyện công. Xã hội hoạt động trên cơ sở những bàn bạc chung về việc chung, chuyện công.
Từ khái niệm Res publica, các nước sau này tự định danh là République, Republic… mà các dịch giả xưa kia phiên dịch ra là cộng hòa trong ước vọng “chung lòng” với nhau để có thể hòa hợp với nhau.
Thực ra, tinh thần cộng hòa, chuyện công hay việc chung là một điều rất truyền thống, rất bản sắc dân tộc, rất Việt Nam. Từ bao đời người Việt mọi miền vẫn sống với cái đình làng của mình. Người Việt ba miền có thể có một số giọng nói và cách nói khác nhau, tập tục và lối sống khác nhau, ăn uống và ăn mặc khác nhau…, song lại có chung một cái không thể thiếu.
Đó là cái đình làng. Nơi nào dân chúng tụ lại với nhau sinh sống thành thôn, xóm, làng…, nơi đó họ dựng một cái đình, cùng ra đó khấn vái trời đất, thánh thần, và bàn chuyện công, từ cưới vợ gả chồng nhà người này đến con nhà kia chửa hoang, từ chuyện con nhà nọ lên kinh đi thi đến con nhà kia sung quân, từ cheo cưới đến sưu thuế… Từ đó đặt ra những hương ước… Có thể, có sự lạm dụng vì “thế thái nhân tình”, song cái đình làng đó đã là cái gì thiêng liêng nhất của mọi thôn, làng của người Việt muôn thuở, cả trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. “Triết lý cái đình” đó của người Việt, từ lâu đã được nhìn thấy.
Có thể tin chắc rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi viện dẫn cả Hiến pháp Hoa Kỳ lẫn tuyên ngôn nhân quyền của Pháp, cũng đã tiếp nối cả hai tinh thần “Cộng hòa” của toàn nhân loại và tinh thần “cái đình” rất Việt Nam khi tuyên cáo thành lập nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Quốc hiệu “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” cũng bao hàm thành tố đó.
Thành ra, khi các đại biểu Quốc hội bàn bạc với tinh thần “việc chung” “chuyện công” thì đó chính là trên tinh thần “cái đình - cộng hòa”, là vì non sông Việt Nam trường tồn.
Thật bình thường “chuyện công”, chớ không phải “thắng/thua” gì cả. Từ Quốc hội chiều hôm kia đến… tổ dân phố tối mai họp, tinh thần “chuyện công” của cái đình ngày nào sẽ… trước lạ sau quen, “chan hòa tình làng nghĩa xóm” dưới mái đình chung.
Xin phép nhắc lại: cái bẫy thắng/thua lớn lắm. Và đó không phải là triết lý “cái đình” hay tinh thần “cộng hòa”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh