Cái nhìn mới về thị trường lao động

08:05 CH @ Thứ Hai - 15 Tháng Năm, 2006

Dù muốn dù không, chúng ta vẫn không thể ngăn cản việc nhìn nhận sức lao động là một loại hàng hóa bị chi phốt theo quy luật thị trường. Người làm giỏi được lương cao, người làm dở chịu lương thấp. Sự cạnh tranh trong việc chào bán sức lao động là một yếu tố thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội nỗ lực làm việc tự đào tạo nâng cao chất lượng lao động của mình. Chúng tôi xin mổ xẻ sau đây một số cách nhìn mà theo chúng tôi là không còn phù hợp về giá trị lao động trong nền kinh tế thị trường.

Sức lao động thuận mua vừa bán

Đã một thời gian dài chúng ta xây dựng hình ảnh người anh hùng lao động với sự gắn bó và cống hiến suốt đoiừ cho nhà máy. Đây là một quan niệm có thể đúng trong một giai đoạn lịch sử đầy thử thách của đất nước.Đến nay quan niệm này không còn phù hợp nữa.Với các quyền lợi của người lao động được quy định khá rõ ràng trong luật lao động hiện hành,giảm đóng góp của người lao động được doanh nghiệp trả đầy đủ qua các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm. Theo luật lao động sau khi rời doanh nghiệp, người lao động tiếp tục được đền bù cho sự đóng góp của mình bằng các khoản bảo hiểm mà cả hai bên cùng tích lũy trong quá trình đóng BHXH. Dù là nghỉ hưu hay nghỉ việc, hai suy nghĩ trái ngược quy luật bên sẽ sòng phẳng chia tay và thị trường về lao động. Phải không còn ai nợ ai. Quan hệ lao động lành mạnh là quan hệ không ai lợi dụng ai, do đó doanh nghiệp cũng không buộcngười lao động gắn bó và lao động cũng không nên chịu ơn doanh nghiệp.

Đẩy ra ngoài xã hội

Một quan niệm khác rất phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước là mỗi khi cho nghỉ, buộc thôi việc hay cho thôi việc một người lao động, thủ trưởng cơ quan vẫn có ít nhiều băn khoăn là mình đã đẩy một người ra ngoài xã hội. Đây là lập luận của hầu hết cán bộ công đoàn khi tham gia các buổi họp tinh giản biên chế.Phải chăng xã hội là một cái gì đó đầy đen tối, tệ nạn, xấu xa. Cho một người nghỉ việc là làm một hành động ít nhiều có ác tâm? Đây là một cách cho nghỉ việc một người là đóng góp vào tiềm năng lao động của đất nước vốn là một lợi thế thường được nhắc đến của Việt Nam. Các thủ trưởng doanh nghiệp Nhà nướcthường kết hợp lòng nhân ái với thuộc cấp khi thực thi nhiệm vụ của mình. Chưa nói chuyện dẫn đến quan hệ chịu ơn không bình đẳng. Việc kết hợp này, không chỉ cho nghỉ việc, không đẩy ra ngoài xã hội là một việc làmthiếu tinh thần trách nhiệm với chức nghiệp, đồng lương thủ trưởng mà mình đang hưởng của Nhà nước. Doanh nghiệp có rào cản thế năng lớn, người xin vào làm khó khăn dẫn đếndoanh nghiệp bị suy yếu sức cạnh tranh do thuê mướn lao động giá mắc. Chứa chấp người làm không được việc trong doanh nghiệp, nhìn một góc độ khác thì đó là sự lạm dụng quyền để thể hiện lòng nhân ái của cá nhân. Các vị thủ trưởng này nên thỏa mãn nhu cầu từ thiện bằng cách trích tiền lương của mình đóng góp cho các tổ chúc xã hội giúp người khốn khó hơn là thưởng cho nhân viên bằng chính quyền lục của mình và tiên lương cua cơ quan.

Sa thải nhân viên là đóng góp cho xã hội

Khi kế hoạch sản xuất ổn định như nhau, việc tăng năng suất để giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh là chỉ tiêu phấn đấu hàng đầu cua các doanh nghiệp sản xuất, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lúc đó cứ mỗi năm tăng 10% năng suất mặc nhiên có nghĩa là phải giảm đi 10% lao động bằng hình thức không ký hợp đồng mới mà thực chất là sa thải. Mỗi năm phấn đấu cho nghỉ việc 10% lao động ngoài ý nghĩa đóng góp vào tiềm năng lao động của xã hội còn có ý nghĩa giảm nguồn năng lượng, nguồn tài nguyên, tăng thu nhập đầu người, tăng chất lượng lao động trên toàn xã hội.Suy nghĩ này khá lạ lùng so với nếp nghĩ của hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước nhưng nó phù hợp với quy luật hơn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • Nghịch lý tiền lương

    11/05/2006Nguyễn Vạn PhúNếu như cách đây 10 năm, mức lương 1.500 USD Mỹ/tháng cho người trong nước là rất hiếm hoi, chủ yếu ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì nay mức 3.000 USD, thậm chí 5.000 USD không phải là ít, ở ngay công ty trong nước. Trong khi đó, lương phổ biến của công nhân trước đây 10 năm chừng 700.000 đồng, bây giờ giỏi lắm cũng chỉ trên 1 triệu/tháng...
  • Bù thông tin

    02/04/2006Nguyễn Vạn PhúTrong nền kinh tế thị trường lúc nào cũng có tình trạng một bên có nhiều thông tin cần thiết trong giao dịch hơn so với bên kia - gọi là thông tin bất đối xứng. Và để bù đắp vào chỗ thiếu hụt đó, bên thiếu thông tin phải được đền bù...
  • Ra xuân nói chuyện “dân giàu”

    29/03/2006Nguyễn Long VânTrong dân gian tồn tại một câu thành ngữ khá hay về con chó: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu”. Ngày đầu năm trời rét ngọt, mưa buốt da buốt thịt, lân thẩn ngồi nghĩ chuyện cả một năm, “chó đến nhà " mà dân mình không giàu thì quả là hoang phí...
  • “Lương, cỡ nào cũng sống được - thế mới lạ!”

    23/03/2006Mai LanGiáo sư Hoàng Tụy vẫn thường kêu lên như thế mỗi khi ông phải giải đáp băn khoăn của tôi về những sự việc “không thể hiểu” được trong giáo dục và khoa học. Lần này cũng thế, khi đề cập đến tệ nạn tham nhũng ông lại bắt đầu gọn lỏn: lương thế này thì chống tham nhũng sao nổi!
  • Nhân tài nhìn từ hai phía

    09/01/2006Nhà báo Phan Quang...khi đi tìm minh chúa để phò, những người có tài không chỉ vì muốn thi thố tài năng, mà còn muốn được vinh hiển, có quyền cao chức trọng. Nghĩa khí không loại trừ nhu cầu vật chất. Đãi ngộ vật chất rất quan trọng song chưa hẳn là điều kiện tiên quyết trong việc sử dụng nhân tài
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Phiếm luận về kiểm toán

    21/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCách làm hợp lý nhất là áp dụng nguyên tắc: những người có quyền quyết định việc tiêu tiền thì không có quyền trực tiếp tiêu tiền, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì không có quyền quyết định. Những người có quyền quyết định thì có quyền giám sát, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì phải chịu sự giám sát...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác