"Cầm lái" và "bơi chèo"

07:30 SA @ Thứ Ba - 15 Tháng Mười Một, 2005

Nhà nước của bất kỳ một chế độ nào tựu trung bao gồm 2 chức năng cơ bản:

- Chức năng quản lý (một số nước gọi là chức năng cai trị) và

- Chức năng phục vụ (hay còn gọi là cung cấp dịch vụ cho xã hội).

Cũng cần phải nói rằng hai chức năng này không phải lúc nào cũng được phân biệt rạch ròi, không bị "chồng lấn”, không phải bất biến theo thời gian và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện, trình độ, hoàn cảnh xã hội.

Xu hướng thấy rõ, xã hội càng phát triển, càng dân chủ văn minh thì chức năng dịch vụ càng ngày càng lớn, càng rộng, trái lại chức năng quản lý (cai trị) càng thu hẹp lại. Điều này đúng với quan điểm của Mác là "Xã hội phát triển Nhà nước sẽ tiêu vong". Như vậy, chức năng phục vụ (dịch vụ) của Nhà nước là dịch vụ công. Thế nhưng ngày càng thấy rõ thực trạng việc cung ứng dịch vụ công (giáo dục, y tế, điện nước sinh hoạt, giao thông công cộng...) do Nhà nước cung ứng chất lượng kém hơn với chi phí cao hơn so với các thành phần khác cung ứng do nạn tham nhũng, lãng phí.

Có nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động cung ứng dịch vụ công của khu vực Nhà nước thường kém hiệu quả hơn so với khu vực tư nhân. Trong cuốn sách Kinh tế học công cộng, Joseph E.Stinglitz đã chỉ ra rằng: Các dự án nhà ở công cộng tốn kém hơn của khu vực tư nhân khoảng 20%. Các chi phí thu gom rác thải của khu vực công cao hơn của khu vực tư nhân 20%. Chi phí phòng chống hỏa hoạn của khu vực tư nhân (nhưng do Nhà nước cấp tiền) thấp hơn của công cộng là 47%. Một nghiên cứu về đấu thầu vận tải bằng ô tô buýt của tư nhân ở trường học Indiana cho thấy rằng chi phí của tư nhân thấp hơn chi phí do chính quyền cấp huyện thực hiện là 12%.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 1997, trong đó có nêu lên rằng: Tại Trung Quốc, kể từ năm 1980, hệ thống cung ứng thủy lợi của Nhà nước cho gần 1 triệu ha đất nông nghiệp đã ngừng hoạt động vì bảo quản kém. Khối lượng điện do Nhà nước cung cấp ở các nước có thu nhập thấp bị thất thoát nhiều gấp đôi so với lượng thất thoát điện ở các nước có sự cạnh tranh của tư nhân. Xã hội hóa thực chất là sự chuyển giao một số công việc thuộc về chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, do Nhà nước đang thực hiện cho tổ chức hoặc cá nhân có đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật đảm nhiệm. Xã hội hóa cũng là quá trình chuyển giao áp dụng các ưu điểm ở lĩnh vực tư nhân vào lĩnh vực công hay nói cách khác là quá trình thu hút trí tuệ, sức mạnh của nhân dân thành sức mạnh của Nhà nước.

Ở nhiều nước trên thế giới đang diễn ra xu thế chuyển giao dịch vụ công cộng cho các tổ chức thuộc khu vực tư nhân dưới nhiều hình thức khác nhau. Phạm vi các dịch vụ công được chuyển giao cho khu vực tư ngày càng mở rộng. Hầu hết các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc: cái gì các thành phần kinh tế khác có thể làm được thì Nhà nước không tham gia (trong trường hợp này, Chính phủ chỉ đóng vai trò kiểm soát, điều tiết và bảo hộ để các thành phần khác thực hiện các dịch vụ đó một cách thuận lợi); cái gì mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc chưa tham gia thì Nhà nước phải là người chịu trách nhiệm cung cấp nó cho xã hội.

Ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước đã tiến hành xã hội hóa việc cung ứng một số dịch vụ công. Việc xã hội hóa dịch vụ công ở đây không chỉ đơn thuần là sự chuyển giao các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho các tổ chức ngoài quốc doanh mà còn có nghĩa là động viên và tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động và tích cực của nhân dân vào phát triển các dịch vụ này, đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ, trên cơ sở phát huy tính sáng tạo và khả năng đóng góp của mỗi người. Do đa dạng hóa các thành phần cung ứng dịch vụ công, chất lượng dịch vụ thông qua cạnh tranh sẽ được nâng cao, giá thành sẽ hạ. Điều này đồng nghĩa với việc người dân tốn ít chi phí nhưng được hưởng sự phục vụ với chất lượng cao hơn. Nhưng điểm dễ nhận thấy nhất, do đa dạng hóa thành phần cung cấp dịch vụ công, đồng nghĩa với đa dạng hóa sở hữu từ các thành phần cung ứng, sẽ tạo ra cơ chế hiển nhiên chống thất thoát, tiết kiệm nguồn lực. Lúc ấy Nhà nước giữ vai trò kiểm soát, tránh được tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi". Lúc đấy mới thật sự tách quản lý hành chính Nhà nước ra khỏi sản xuất kinh doanh, ra khỏi cung ứng dịch vụ công.

Quả đúng như Chính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • xem toàn bộ