Bí kíp đọc sách hiệu quả của 'Siêu trí tuệ' Nguyễn Thục Nữ

02:47 CH @ Thứ Bảy - 13 Tháng Hai, 2021

Thu hút sự quan tâm của khán giả khi được giới thiệu tại Siêu trí tuệ Việt Nam: đọc hết lượng sách môtngười Việt đọc trong 833 năm, Nguyễn Thục Nữ cho biết mục tiêu sắp tới: sẽ sang Ấn Độ xác lập kỷ lục thật sự.

Nguyễn Thục Nữ từng được khán giả truyền hình biết đến khi tham gia một sân chơi trí tuệ khác - 'Đường lên đỉnh Olympia', năm thứ 14 (2013-2014) khi còn là học sinh THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam

Bác sĩ Nguyễn Thục Nữ (25 tuổi) đam mê đọc sách từ năm 6 tuổi và sở hữu trí nhớ vô hạn. Cô hiện là quản trị viên của một câu lạc bộ những người thích đọc sách có hơn 70.000 thành viên.

Đến nay, Thục Nữ đã đọc và ghi nhớ được thông tin của hơn 1.000 quyển sách, tương đương với hơn 500.000 trang giấy. Khi tham gia Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 (là thời điểm cô vừa tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa, khoa Y của ĐH Quốc gia TP.HCM), để kiểm chứng điều này, chương trình đưa ra thử thách Thư viện mini: một thư viện nhỏ dựng trên sân khấu, ban giám khảo và MC Trấn Thành chọn ngẫu nhiên và đọc lần lượt một phần nội dung trên bìa của 5 cuốn sách; Thục Nữ phải nhanh chóng liệt kê các thông tin gồm tên tác phẩm, tác giả, năm xuất bản đầu tiên và đơn vị phát hành.

Nguyễn Thục Nữ và MC Trấn Thành tại Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2

“Theo số liệu mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã thống kê: trung bình mỗi năm một người Việt chỉ đọc hết 4 cuốn sách, trong khi người Nhật Bản, Phần Lan… đọc đến 20 cuốn/năm. Nhưng điều đáng báo động nhất là trong 4 cuốn này thì chỉ có 1,2 cuốn là sách ngoài, còn 2,8 cuốn còn lại toàn là sách giáo khoa. Sách mà Thục Nữ đọc toàn bộ là 1.000 cuốn sách ngoài chương trình giáo khoa”, giám khảo khoa học - kỷ lục gia quốc tế Dương Anh Vũ nói. Và như tính toán của Dương Anh Vũ, với tốc độ đọc sách của một người Việt Nam thì phải mất 833 năm mới có thể đọc hết toàn bộ 1.000 quyển sách này.

Dịp đầu năm mới, Thục Nữ đã dành cho Thanh Niên cuộc trò chuyện quanh khả năng ghi nhớ được rèn luyện từ nhỏ, cũng như kế hoạch chinh phục kỷ lục mới. 

  • Nếu như đọc sách khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn, bạn biết đồng cảm, chia sẻ, cải thiện bản thân qua từng ngày… thì bạn đã thành công rồi.
  • Nguyễn Thục Nữ (Thí sinh Siêu trí tuệ VN mùa 2) -

*Thục Nữ bắt đầu thích đọc sách từ khi nào và cuốn sách đầu tiên ấy là gì, có ý nghĩa ra sao với mình?

-Nguyễn Thục Nữ: Năm lớp 2, em được một người bạn tặng cho một cuốn Doraemon. Ban đầu em không thích lắm, nhưng càng đọc càng thấy hay, sau đó em mang nó giới thiệu cho tất cả các bạn trong lớp luôn.

*Từ khi nào bạn (hay gia đình) phát hiện khả năng ghi nhớ đặc biệt của mình?

-Đây không phải là khả năng ghi nhớ đặc biệt, mà là một quá trình rèn luyện bằng những phương pháp ghi nhớ phù hợp từ những năm cấp 3 của em.

*Thục Nữ có thể chia sẻ rõ hơn về phương pháp ấy?

- Phương pháp em sử dụng chủ yếu là mã hóa, sơ đồ tư duy, cộng thêm việc tự gợi lại ký ức vào những khoảng thời gian rảnh trong ngày để những thông tin đó trở thành trí nhớ dài hạn.

*Sách mà bạn tìm đọc, với số lượng nhiều như vậy, thường từ những nguồn nào? Và tất cả sách đã đọc được lưu trữ, cất giữ thế nào?

-Nguồn sách em đọc nhiều nhất là từ thư viện: thư viện trường, thư viện huyện, đặc biệt là Thư viện Trung Tâm của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Em chỉ mua những cuốn sách em thật sự thích và ấn tượng, số sách hiện tại em đang có không quá nhiều, nên việc lưu trữ và cất giữ cũng không quá khó khăn.

  • Bìa sách đối với em rất quan trọng, đó cũng là một trong những yếu tố khiến em quyết định chọn mua một cuốn sách.

*1 ngày bạn có thể đọc tối đa bao nhiêu cuốn sách (tương đương bao nhiêu trang)? Và trung bình mỗi tháng bạn đọc bao nhiêu cuốn?

-Kỷ lục tối đa một ngày của em là 5 cuốn, khoảng trên dưới 1.500 trang. Em đọc số lượng không cố định, mỗi tháng trung bình khoảng tầm 5-12 cuốn.

*Bạn có cảm hứng với những cuốn sách thế nào? Bên cạnh nội dung, tên tuổi tác giả, việc thiết kế bìa hay giấy in, theo bạn, chiếm bao nhiêu % trong việc thu hút người đọc?

-Bìa sách đối với em rất quan trọng, đó cũng là một trong những yếu tố khiến em quyết định chọn mua một cuốn sách. Thực tế trên thị trường sách Việt Nam hiện nay theo đánh giá của em, những đơn vị phát hành sách chú trọng vào thiết kế bìa như Đông A hay Nhã Nam đều rất thành công trong việc thu hút độc giả.

Trong chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam 2020, Thục Nữ gây ấn tượng với thông tin: đã đọc và ghi nhớ 1.000 cuốn sách của 200 tác giả trên thế giới

Sẽ sang Ấn Độ để xác lập kỷ lục thật sự

* Đâu là những tác giả yêu thích của Thục Nữ, họ có ảnh hưởng thế nào với việc phát triển bản thân của mình?

-Hector Malot (tác giả của Trong gia đình, Không gia đình...), Chinghiz Aitmatov (tác giả của Người thầy đầu tiên), J.R.R Tolkien (tác giả Chúa tể những chiếc nhẫn), Dan Brown (tác giả của Mật mã Da Vinci), Nguyễn Ngọc Thuần (tác giả của Giăng giăng tơ nhện, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, Một thiên nằm mộng...), ... Mỗi tác giả đều có những sự sáng tạo, lối viết và cách tạo dấu ấn khác nhau. Mỗi tác phẩm của họ đều khiến thế giới quan, cảm xúc, tư duy của em được mở rộng hơn.

*Mục tiêu của Thục Nữ sau kỷ lục đọc sách bằng lượng sách trung bình mộtngười Việt Nam đọc 833 năm là gì? Bạn có nghĩ mình sẽ tiếp tục tham giaSiêu trí tuệ mùa sau hoặc chinh phục cuộc thi trí nhớ khác?

-Đầu tiên em sẽ sang Ấn Độ để xác lập kỷ lục thật sự. Sau đó em vẫn sẽ duy trì thói quen đọc sách, để học hỏi, trau dồi bản thân. Còn với Siêu trí tuệ Việt Nam, lúc nào em cũng sẵn sàng nếu chương trình còn tiếp tục tin tưởng cho em cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân ở những mùa sau.

Hector Malot, Chinghiz Aitmatov, J.R.R Tolkien, Dan Brown, Nguyễn Ngọc Thuần… là những tác giả yêu thích của Thục Nữ

*Và những ngày tết, bạn dành thời gian cho việc đọc sách như thế nào?

-Tết em chủ yếu dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè. Đây cũng là khoảng thời gian em nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng để sẵn sàng cho những dự định của năm mới. Điểm đặc biệt chắc là em đọc ít hơn, có năm thậm chí tết em không đọc cuốn nào (cười).

*Từ kinh nghiệm bản thân, em có thể chia sẻ “bí kíp” để đọc hiệu quả một cuốn sách?

-Theo em, mỗi người sẽ có những mục đích đọc sách khác nhau, đọc sách hiệu quả không nhất định phải là ghi nhớ được những thông tin có trong sách. Nếu như đọc sách khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn, bạn biết đồng cảm, chia sẻ, cải thiện bản thân qua từng ngày… thì bạn đã thành công rồi.


THỤC NỮ CÔ GÁI VÀNG SIÊU TRÍ TUỆ MÙA 2

Tại sân khấu Siêu Trí Tuệ mùa 2 Tập 2, sẽ có một nhân tố có thể phá Kỷ lục Thế giới Guinness. Đó chính là Thục Nữ siêu trí tuệ Việt Nam. Nguyễn Thục Nữ 24 tuổi, tốt nghiệp ngành Y Đa Khoa vào tháng 10 năm 2020. Sau màn chinh phục thử thách của chương trình và thử thách nâng cao độ khó của kỷ lục gia thế giới Dương Anh Vũ, đạt số điểm chung cuộc 140 từ Ban giám khảo và chính thức gia nhập vào gia đình Siêu trí tuệ Việt Nam.                          

Thục Nữ tại Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2

Đọc sách từ lúc 6 tuổi và kho tàng sách mà cô nàng đọc và ghi nhớ thông tin có số lượng trên 1000 cuốn. Với sứ mệnh làm sống lại giá trị cốt lõi của sách trong tất cả mọi người. Cô gái cảm nhận mình tri thức và thông thái hơn là nhờ vào sách. 

Đọc một cuốn sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Nếu ai không thích đọc sách thì có lẽ là họ chưa tìm được cuốn sách khai sáng cuộc đời mình.

Thục Nữ siêu trí tuệ Việt Nam chia sẻ: Đọc sách có 5 cấp bậc đó là Giải trí, Thẩm mỹ, Nhận thức, Nâng tầm nhận thức và Lan tỏa. Điều cuối cùng trong 5 cấp bậc cũng chính là lý do cô gái trẻ muốn đến với chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam.                  

Thử thách của Thục Nữ tại Siêu trí tuệ Việt Nam là gì?

Chương trình mang đến cho Thục Nữ thử thách Siêu thị Mini. Tại sân khấu, tuyển thủ chỉ được nghe một phần nội dung trên bìa sách để liệt kê đúng các thông tin. Bao gồm: tên tác phẩm, tên tác giả, năm xuất bản đầu tiên, đơn vị phát hành. Liệt kê đúng 4/5 thông tin của 5 cuốn sách thì thử thách thành công.

Lần lượt các cuốn sách được các giám khảo chọn ra là:

1. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chọn Trên đường rong rủi. Tác giả: Phạm Công Luận. Phát hành đầu tiên năm 2014. Do Phương Nam Book phát hành.
2. Kỷ lục gia Dương Anh Vũ chọn tác phẩm Vũ Trụ. Tác giả: Carl Sagan. Năm xuất bản đầu tiên 1980. Đơn vị phát hành: Nhà xuất bản Nhã Nam.
3. Ca sĩ Tóc Tiên chọn Tác phẩm Chiếc Lược Ngà. Tác giả: Nguyễn Quang Sáng. Năm xuất bản đầu năm 1966 do Phương Nam Book phát hành.

Tại tác phẩm này giám khảo Nguyễn Quang Dũng có những cảm xúc nhất định khi nhắc đến bậc sinh thành. Với tính cách vui vẻ, anh cũng nhanh chóng kéo lại cảm xúc cho cả sân khấu khi cảm ơn thí sinh không chỉ biết tác phẩm văn xuôi của cha anh, mà còn biết thêm một tác phẩm khác của cha anh nữa, đó chính là anh.

4. MC Trấn Thành sau 3 lần thay đổi, anh đã chọn Tác phẩm Mùa trôi trên quang gánh. Tác giả Sơn Thịnh. Xuất bản 2013 do Phương Nam Book phát hành.

5. Giám khảo Phạm Thành Nam chọn Thiếu nữ đánh cờ vây. Lựa chọn này làm khó thí sinh và Thục Nữ tạm không thể có đáp án. Sau khi MC Trấn Thành yêu cầu Giám khảo Thành Nam đọc một đoạn bất kỳ trong quyển sách. Cô nàng cũng tìm ra được tác phẩm của tác giả Sơn Táp xuất bản đầu tiên năm 2001 do đơn vị Nhã Nam phát hành.

Với kết quả 4/5 – Thục Nữ đủ điều kiện ghi tên mình vào danh sách Siêu trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên, giám khảo Dương Anh Vũ đưa thêm thử thách nâng cao. Theo đó, tuyển thủ phải xác định đúng tên tác phẩm từ các từ khóa mà BGK cung cấp. Thục Nữ chấp nhận và hoàn thành xuất sắc thử thách nâng cao độ khó một cách ngoạn mục. Trước sự thán phục của cả trường quay và khán giả theo dõi chương trình.

Thục Nữ siêu trí tuệ Việt Nam

Với 3 từ khóa “Bà Huyện Thanh Quan”, “New York”, “thế kỷ 19” từ giám khảo Dương Anh Vũ.
Thục Nữ với sự liên tưởng “không thể tin nổi” cô nàng đưa ra đáp án chính xác là tác phẩm kinh điển Đồi Gió Hú. Mặc dù 3 từ khóa hoàn toàn không liên quan đến tác phẩm. Với kiến thức vô cùng phong phú và độ am hiểu gần như tuyệt đối, Thục Nữ đã liên kết mở rộng được năm sinh của Bà Huyện Thanh Quan và tác giả của tác phẩm cùng năm mất 1848.

Với từ khóa New York, bối cảnh vùng Yorkshire của Anh có liên quan đến New York. Năm 1614 Hà Lan khai khẩn và đặt tên vùng đất này là NewAmsterdam. Năm 1664, Anh dưới sự trị vì của Charles II đãm chiếm vùng đất New Amsterdam của Hà Lan. Sau đó đổi tên thành New York nhằm tôn vinh hoàng tử James – Công tước xứ York và Albany.

Thế kỷ 19– Tác phẩm Đồi Gió hú của nhà văn Emily Brontee phát hành đầu tiên vào năm 1847 thuộc thế kỷ 19.

Với 3 từ khóa “Steven Spielberg”, “Polomium”, “Kim Cương”.
Thục Nữ nhanh chóng có câu trả lời chuẩn xác là tác phẩm Danh sách của Schindler. Khi liên kết được tác phẩm với đạo diễn Steven Spielberg – người chuyển thể thành phim và đạt 7 giải Oscar (phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, nhạc phim hay nhất…) và chi tiết kim cương trong tác phẩm.

Riêng “Polomium” là dữ liệu gần như không liên quan. Sau đó được giám khảo Dương Anh Vũ hỗ trợ thêm thông tin Polomium là nguyên tố phóng xạ được tìm ra bởi nữ khoa học gia Marie Curie vào cuối thế kỷ 19. Bà là người Ba Lan nên dùng tên Polomium để đặt tên cho nguyên tố này. Polomium chính là tên tiếng Latinh của đất nước Ba Lan – đất nước diễn ra sự kiện trong tác phẩm.

Giám khảo Quang Dũng và giám khảo Dương Anh Vũ

Giám khảo Dương Anh Vũ cũng là một nhân tố được quan tâm đặc biệt khi xuất hiện tại chương trình. Tại thử thách mà Thục Nữ chinh phục tại Siêu trí tuệ Việt Nam – đó cũng chính là kỷ lục mà kỷ lục gia thế giới Dương Anh Vũ đang nắm giữ (*).

Phong độ đỉnh đạc, trí tuệ và trên hết đó chính là sự đức độ. Nếu như trong xã hội có rất nhiều người muốn nâng bản thân mình lên, thì anh lại sẵn sàng lùi một bước để đề cao và truyền cảm hứng cho trí tuệ trẻ. Anh mang đến cho chương trình những tri thức quý giá. Đồng thời mang đến cho khán giả sự xúc động lớn khi trao cho thí sinh một cái ôm động viên và khẳng định “đủ điều kiện để phá vỡ kỷ lục thế giới của anh… một điều anh tự hào nữa là kỷ lục này lại ở Việt Nam!”

Giám khảo Dương Anh Vũ trao cúp cho thế hệ kế thừa – Thục Nữ siêu trí tuệ Việt Nam

(*) Ba tổ chức kỷ lục thế giới có trụ sở tại Mỹ, Ấn Độ và Hồng Kông gồm: Quỹ Nghiên cứu Hỗ trợ Kỷ lục Thế giới (Research Fundation Assist World Record), Sách Kỷ lục Thế giới High Range (High Range Book of World Records) và Sách Kỷ lục Incredible (Incredible Book of Records) ngày 6.11 đã công nhận Dương Anh Vũ lập 4 kỷ lục về trí nhớ học thuật.

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc sách, đừng làm con mọt sách

    20/07/2015Sau những phản hồi nhiều chiều của bạn đọc về bài viết Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú”, ông Nguyễn Mạnh Hùng - tổng giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà, đã có những chia sẻ về sách self-help...
  • Kinh nghiệm học và đọc

    20/07/2020Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn...
  • Mỗi thời đại, một cách đọc...

    07/07/2020Hồ Sĩ VịnhMỗi một thời đại có cách đọc tác phẩm của mình, và cách đọc theo thời đại của mình. Cách đọc mới không làm thay đổi và sai lạc cách đọc thời đại trước đó. Mọi cách đọc đều bình đẳng như nhau...
  • Chia sẻ về tủ sách 1500 quyển và cách đọc sách

    20/04/2020Nguyễn Thái KhâmMình nghiện mua sách và đọc sách. Đó là khẳng định đầu tiên :3. Bước chân vào con đường “nghiện ngập” này từ năm 1998 khi mà trên đường đi học về là khá nhiều nhà sách cũ...
  • 'Thần đồng tính nhẩm' khai căn 63 số trong 11 giây tò mò về giới hạn não bộ

    16/11/2019Lê HiếuCậu bé 12 tuổi đã khiến các giám khảo, MC Trấn Thành và khán giả bất ngờ trước khả năng tính toán rất nhanh của mình với các phép toán đa dạng trong thời gian rất ngắn...
  • Chàng trai 14 tuổi gây “bão” mạng với khả năng ghi nhớ lịch sử siêu phàm

    06/11/2019Kim Bảo NgânTrong khoảng thời gian 20 phút, Phước Vinh đã ghi nhớ 1.000 mốc lịch sử một cách thần kỳ nhờ việc tư duy và xâu chuỗi các dữ kiện...
  • Có thể não chúng ta sẽ không còn biết đọc!

    25/04/2019Minh thư (lược dịch từ Washington Post*)Claire Handscombe, 35 tuổi, là sinh viên sau đại học ở American University. Cô đọc rất nhiều, đủ loại, từ thông tin trực tuyến tới sách in...
  • Mua sách vứt đi - cách đọc được nhiều sách hơn

    27/09/2018Nguyen AnBài viết trước nói về các mục đích khác nhau của đọc sách, cũng như vấn đề mua xong mà không đọc, hoặc đọc xong mà vẫn trôi kiến thức. Hôm nay, mình giới thiệu quy trình đọc sách mà tôi đang áp dụng. Nó không những giải quyết được hai vấn đề trên, mà còn là qui trình đọc sách hiệu quả nhất Việt Nam...
  • Cách đọc một cuốn sách khó

    09/04/2018Nguyên tắc đọc quan trọng nhất là: Trong khi đọc một cuốn sách khó lần đầu tiên, cứ đọc nó một mạch không dừng lại. Hãy chú ý đến những gì anh có thể hiểu, và đừng dừng lại vì những gì anh chưa nắm bắt được ngay lập tức...
  • Văn hóa đọc ở Việt Nam, cần dựng lại từ nền móng

    21/11/2017Phạm TăngLật lại một vấn đề không mới tại một hội thảo có tính "chiến lược quốc gia", mới nhận ra rằng lâu nay chúng ta chưa hề có văn hóa đọc theo đúng nghĩa...
  • Cách đọc sách để thu được hiệu quả tối đa

    23/10/2017Đọc sách có vẻ là một việc khá dễ thực hiện đúng không? Và điều này đúng trong một số trường hợp. Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc với mục đích giải trí hay giết thời gian thì chắc chắn việc đọc sách sẽ trở nên rất dễ dàng. Tuy nhiên, có một kiểu đọc khác đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực...
  • Bí quyết giúp bạn đọc thêm sách mỗi năm

    23/09/2017Pádraig BeltonVới thời gian đi làm hàng ngày, bạn có thể đọc hàng chục cuốn sách mỗi năm. Pádraig Belton đặt câu hỏi: liệu có một thời gian đi làm trung bình hoàn hảo không?
  • “Bộ não khi đọc” trong thời đại kĩ thuật số: Khoa học của giấy và màn hình

    07/08/2017Những máy đọc sách điện tử và tablet đang ngày càng trở nên phổ biến khi công nghệ phát triển, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng đọc trên giấy vẫn có ưu điểm riêng...
  • Tại sao ta đọc truyện?

    31/07/2017Dorothy Brewster & John Angus Burrell - Dương Thanh Bình dịchTiểu thuyết và truyện ngắn bao giờ cũng có hai mục đích: giải trí và giáo dục. Chúng ta không cần nói nhiều về điểm thứ nhất, trừ ra để nhắc rằng nếu truyện không có tác dụng giải trí thì chẳng ai chịu đọc. Còn sự đọc tiểu thuyết hay truyện ngắn đem lại cho ta nhiều hay ít hứng thú, đó cố nhiên là một vấn đề cá nhân, mỗi người mỗi khác. Đã ghi nhận điều đó rồi, chúng ta có thể bước sang điểm thứ hai, là thảo luận về truyện được sử dụng như một phương tiện giáo dục. Chúng ta sẽ thấy rõ truyện có tác dụng giáo dục như thế nào, sau khi đặt vấn đề sơ khởi: Trong tiền bản thế kỷ này, truyện đã cố gắng làm gì? Và chúng ta sẽ thấy rằng nó đã cố gắng làm rất nhiều việc.
  • Hãy cho, nhận và đọc sách

    13/06/2017Trần Đức Anh SơnTôi ít khi thấy người dân các nước như Trung Quốc, Thái Lan hay Campuchia… dùng thời gian nhàn rỗi để đọc sách. Phải chăng đây là sự khác biệt trong nhận thức về sách và văn hóa đọc giữa các dân tộc?
  • Có thật chúng ta đang đọc?

    21/04/2017Nguyễn Vĩnh NguyênChúng ta đang đọc mọi lúc mọi nơi đó chứ. Lúc nào chúng ta cũng đang đọc cái gì đó nhưng thật ra... chẳng đọc gì cả!
  • Văn hóa đọc phải bắt đầu từ gia đình

    21/04/2017Tuấn Kiệt thực hiệnPV Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân về vấn đề văn hóa đọc trong cuộc sống hôm nay...
  • Xem người ta đọc sách

    07/12/2016Nguyễn Minh HảiTại sân bay quốc tế Nội Bài một buổi xế trưa. Nhiều hành khách chờ chuyến bay ngồi uể oải nhìn đồng hồ. Chỉ có một thanh niên người nước ngoài vẫn chăm chú đọc sách. Anh mặc quần soọc, áo thun, vai đeo chiếc ba lô to, đích thị là một “Tây ba lô” rồi...
  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Hãy đọc sách cho chính mình!

    23/06/2016Ngọc HiểnCác bạn hãy biết mình cần gì và đọc sách cho chính mình! - nhà văn Phan Hồn Nhiên chia sẻ...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • 10 lí do vì sao những người đọc nhiều thường là những lãnh đạo giỏi

    14/01/2016Dung Nguyen. Đọc sách cung cấp nền tảng để trở thành một lãnh đạo giỏi, đó là điều không cần phải tranh cãi. Những lãnh đạo nổi tiếng như Steve Jobs hay Elon Musk rất xem trọng việc xây dựng tư duy bằng cách đọc sách...
  • Một số nguyên tắc đọc sách căn bản

    16/08/2014Thu Giang Nguyễn Duy CầnĐọc sách là phương tiện cần thiết nhất, hiệu quả nhất để đào tạo cho mình một cơ sở học vấn vững vàng. Thật vậy, dầu là bực thông minh đến đâu cũng nhờ đọc sách mà kiến văn ngày một thêm rộng...
  • Đọc sách để thay đổi số phận

    01/08/2014Ngân Hà thực hiện, chân dung nhiếp ảnh - Trần Việt Đức, chân dung hội hoạ - Hoàng TườngVới một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách
  • Nếu bạn muốn đọc sách nhanh

    23/05/2014Lê Nguyên KhôiCuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Dạy cách đọc

    17/03/2014Phạm ToànNhiều nhà văn hoá thường hay lo lắng những chuyện tày đình, ít khi nghĩ đến những tiểu tiết. Chẳng hạn, các vị thích bàn chuyện đọc sách với nội dung cao siêu tới đâu, cách thức nhấm nháp nghệ thuật biểu đạt sách vở, nhưng ít khi chú ý đến chuyện dạy cho học sinh và sinh viên biết cách đọc.
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Kinh nghiệm đọc

    13/02/2014Phần này sẽ bao gồm hai mảng nhỏ: đọc thế nào và đọc gì. Những gì tôi viết ở đây là dựa trên kinh nghiệm cá nhân cộng với quan sát một số người thân cận xung quanh. Bài viết này không nhằm đề cập tới đọc và viết riêng trong học tập hay riêng cho các bạn đi học nước ngoài mà là một vài ý kiến của tôi đối với đọc sách nói chung.
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Thư viện thời Ebook

    30/03/2006Phạm Xuân Nguyên“Ngày nay ít người còn chịu đọc sách”, “Sách giờ ai đọc mấy đâu”, “Văn hóa nghe nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc”, vân vân và vân vân, những tiếng thốt lên như một cám cảnh, và như một báo động. Nhưng có thật chăng văn hóa đọc đang đi xuống?
  • Ba câu hỏi để đọc chủ động

    13/08/2003Làm thế nào để đọc nhanh và có thể nắm bắt được chính xác những thông tin bổ ích và thú vị cho công việc mà bạn phải hoàn thành? Câu hỏi này được đặt ra với Ronald Gross (RG), chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tự học...
  • xem toàn bộ