Ba câu hỏi để đọc chủ động
Làm thế nào để đọc nhanh và có thể nắm bắt được chính xác những thông tin bổ ích và thú vị cho công việc mà bạn phải hoàn thành? Câu hỏi này được đặt ra với Ronald Gross (RG), chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tự học, tác giả của 2 quyển sách best-seller "Người học suốt đời (The lifelong learner, 1977) và "Học tập đỉnh cao" (Peak Learning, 1999).
Thưa ông, kỹ năng đọc chủ động được ông giới thiệu trong quyển "Học tập đỉnh cao", trong đó ông cho rằng, máy vi tính dạy chúng ta đọc chủ động?
RG: Khi còn đi học là tôi thường cảm thấy áy náy nếu không bắt đầu đọc quyển sách từ trang đầu đến trang cuối cùng. Nếu ngưng giữa chừng, tôi cảm thấy chưa hề đọc nó. Như vậy, chúng ta đã bị chi phối bởi những tư tưởng và sự lựa chọn của tác giả. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trước máy tính, bạn là người điều khiển. Bạn đánh giá những thông tin và chương trình nào cần thiết thì “ra lệnh” để máy vi tính giải quyết. Bạn có thể đi trực tiếp vào những gì bạn muốn tìm, những gì bạn quan tâm. Kinh nghiệm này giúp chúng ta có một phương pháp chủ động, tự định hướng và sáng tạo khi đọc sách báo hoặc những tài liệu.
Cách đọc nhưng làm việc trước máy vi tính chắc không thể áp dụng cho mọi loại sách?
RG: Dĩ nhiên, tôi không có ý định áp dụng kiểu đọc này để đọc tiểu thuyết. Khi đọc chúng, chúng ta cần tận hưởng trọn vẹn câu chuyện mà cách đọc truyền thống mang lại. Nhưng đối với đa số sách mà chúng ta đọc để tìm kiếm thông tin học nâng cao hiểu biết, phương pháp này tỏ ra thích hợp hơn là cách đọc từ đầu theo sự dẫn dắt của tác giả, chúng ta sẽ chủ động tiếp cận, đánh giá và sử dụng những thông tin có ích về vấn đề cần tìm hiểu, học tập.
Vậy chúng ta sẽ bắt đầu như thế nào thưa ông?
RB: Đây là một bài tập do giáo sư Robert Smith tại Northem University sử dụng trong các khoá huấn luyện về phương pháp học tập của ông. Chúng ta sẽ bắt đầu với một quyển sách nào đó, có thể là một sách tham khảo, một tài liệu nghiên cứu....
Đầu tiên bạn hãy xem NXB đã giới thiệu như thế nào về nó (thường ở trang đầu tiên sau trang bìa). Thông tin tiếp theo cần biết là NXB đã nói gì về tác giả, nhất là những kinh nghiệm của tác giả về đề tài mà sách trình bày (thường ở trang bìa sau của sách).
Sau đó bạn hãy đọc lời giới thiệu, nhất là những định hướng mà tác giả hoặc biên tập viên nói về quyển sách. Tiếp đó là đọc mục lục để xem tác giả đã tổ chức thông tin thành những chương, mục hoặc các phần phụ lục như thế nào.
Bước tiếp theo là bạn đọc lướt qua, chọn những đoạn hoặc đề mục nào mà bạn quan tâm, để có hình dung về cuốn sách.
Đến đây coi như bạn đã xong giai đoạn khởi động ban đầu. Bây giờ hãy đặt sách xuống và viết ra 3 câu hỏi liên quan đến những vấn đề mà bạn muốn tìm hiểu, khám phá khi đọc nó.
Tại sao lại 3?
RG: Điểm chính của kỹ thuật này là bạn phải xác định 3 câu hỏi chứ không phải là sau khi đọc toàn bộ quyển sách. Bạn đã có một cái nhìn tổng thể về nội dung cuốn sách. Bạn đã biết quyển sách này sẽ mang lại cho bạn những gì, nói cáhc khác là trong những điều tác giả trình bày cái nào giúp bạn, làm sáng tỏ những vấn đề mà bạn đang giải quyết, quan tâm hay mong muốn tìm hiểu.
Liệu 3 câu hỏi có quá ít cho một quyển sách không?
RG: Dĩ nhiên là một quyển sách thường có nhiều thông tin hơn 3 câu hỏi mà bạn đã đưa ra. Tuy nhiên, bạn phải biết trong số những vấn đề mà tác giả trình bày có bao nhiêu nội dung đáp ứngd dược vấn đề mà bạn đang quan tâm, đang giải quyết. Thông thường chỉ cần trả lời được 3 câu hỏi này là đủ.
Giả sử là bây giờ đã có 3 câu hỏi, chúng ta sẽ đọc chủ động như thế nào, thưa ông?
RG: Hãy bắt đầu từ câu hỏi thứ nhất. Bạn chọn từ câu hỏi đó một từ khoá hoặc một đoạn nào đó mà bạn nghĩ rằng nó có thể xuất hiện ở bảng chỉ dẫn (index) hoặc mục lục của quyển sách. Trong phần lớn các quyển sách, những từ khoá được liệt kê và giải thích trong bảng chỉ dẫn. Đây là một chuyên gia giúp bạn định hướng khi đọc sách. Mỗi từ khoá có ghi nó có ở những trang nào trong quyển sách. Một điểm cần chú ý khác là có bao nhiêu trang lặp lại từ khoá này. Đây là một tiêu chí giúp chúng ta biết được vấn đề này quan trọng như thế nào trong quyển sách.
Nếu sách không có bảng chỉ dẫn, bạn hãy xem trong mục lục để xác định phần nào, chương nào của sách có thể giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Bây giờ, bạn hãy giở sách những trang, phần mà bạn cho rằng có thể giúp bạn trả lời câu hỏi thứ nhất. Đây là lúc bạn cần đọc thật kỹ và luôn liên hệ với những thông tin mà tác trình bày trong phần đó với câu hỏi của bạn. Đôi khi, có một số nội dung được cập nhật sâu hơn ở những phần khác (tác giả thường nhắc nhở các bạn điều này) thì bạn hãy tuân theo lời hướng dẫn đó. Bạn có thể đọc đi đọc lại cho đến khi bạn tìm thấy những chi tiết ưng ý nhất để trả lời câu hỏi thứ nhất.
Bạn sẽ sử dụng cách thức tương tự như vậy để trả lời câu hỏi thứ hai và thứ ba.
Điều gì là quan trong nhất với người đọc chủ động, thưa ông?
RG: Đọc chủ động là một kỹ năng cũng như tất cả những kỹ năng khác, phải thường xuyên luyện tập. Tôi hy vọng các bạn sẽ không chỉ đọc chủ động để có một kết quả nhanh chóng và hiệu quả mà còn tìm thấy sự thích thú, niềm vui sáng tạo khi đọc sách.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm