Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

07:07 CH @ Thứ Bảy - 02 Tháng Bảy, 2016

Internet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?

Phải thừa nhận rằng sự bùng nổ của lnternet đã làm thay đổi cuộc sống con người. Trong đó, thói quen đọc sách, báo cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra rằng, báo giấy có thể sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2040. Nghiên cứu này đã làm nhiều Tập đoàn truyền thông thế giới đau đầu. Đó là xu hướng thế giới. Còn báo chí ViệtNamliệu sẽ cuốntheodòng chảychungnày? Hoặc nó có ảnh hưởng thế nào đối với văn hóa đọc truyền thống nóichungvà ngành báo chí ViệtNamnói riêng?

Trong mối bận tâm đó, Tạp chí Thành Đạt đã tổ chức buổi tọa đàm xoay quanh chủ đề lnternet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc nhằm tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi trên.

Ảnh hưởng của lnternet

Bà Trần NguyễnThiên Hương (Trưởng đại diện phía Nam của Tạp chí Thành Đạt):Nhân ngày Báo chí Cách mạng ViệtNam21/6, chúng ta cùng ngồi lại nhằm thảo luận về sự phát triển của báo chí ViệtNamtrong tương lai, cả ở nội dung lẫn khía cạnh kinh doanh.

Tác động của lnternet đối với báo chí như thế nào? Đây là vấn đề rất nhiều người quan tâm, nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Thực tế, có không ít lời ca thán về thực trạng nhiều người không còn đọc nhiều như trước vì truyền hình, phim ảnh hấp dẫn họ hơn...

ÔngHoàng (Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ):

Trước hết, chúng ta cần xác định "văn hóa đọc" là gì?Theo tôi, nên phân biệt văn hóa đọc truyền thống tức là đọc trên báo in, báo giấy. Còn văn hóa đọc hiện đại, nghĩa là đọc trên Internet, trên các phương tiện liên lạc, điện thoại di động... Chính vì vậy, không phải ai tiêu diệt ai mà là Internet sẽ tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với văn hóa đọc truyền thống.

NguyễnThịMỹ Loan (Giám đốc Kinh doanh TAHASA):

Trước hết Internet là một nhà giáo dục vĩ đại. Mọi người có thể vào Internet để học hỏi kiến thức, thu thập thông tin ở tất cả mọi lĩnh vực, đọc nhiều cuốn sách, nhiều tờ báo cùng lúc mà không phải trả tiền. Tuy nhiên, Internet cũng có những bất lợi. Nó giới hạn về thời gian và không gian. Người ta không thể đọc sách, báo trên lnternet khi đi tàu, xe.

Chính vì sự hấp dẫn của Internet mà sách, báo, Tạp chí buộc phải cải tiến và phát triển từ nội dung đến hình thức. Năm 2001, lượng tiêu thụ sách FAHASA là 13 triệu bản. Đến năm 2006, FAHASA đã bán được 25 triệu bản. Điều này cho thấy, Internet, dù đã làm mưa làm gió ở Việt Nam 5 năm qua, vẫn không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa đọc truyền thống.

ÔngNguyênCông Khế (Tổng Biên tập báo ThanhNiên):

Tôi và Tổng Biên tập tờ The New York Times của Mỹ đã từng trao đổi khá nhiều về chủ đề thảo luận ngày hôm nay. Câu hỏi là "Khi Internet ra đời và phát triển, báo in có chững lại và đi xuống, có chấm dứt vai trò của nó không? Chúng tôi đều khẳng định là không bao giờ.

Tôi không thể hình dung nổi việc ai đó có thể đọc hết cuốn Chiến tranh và hòa binh cửa Lev Tolstoi trên Internet. Từ khi xuất hiện và phát triển đến đỉnh cao của Internet, tôi cho rằng báo in vẫn phát triển. Tôi có cảm giác Internet còn cổ vũ cho báo in mạnh hơn.

Để việc đọc báo qua Internet thích nghi với con người, nhất là người Việt Nam là cực kỳ khó. Nhiều người có thói quen đọc lướt các tiêu đề qua Internet vào buổi sáng. Tối về, có thời gian rảnh rỗi, họ mới đọc kỹ hơn.

Bản thân tôi làm báo cũng lo Internet có “chấm dứt triều đại" của báo giấy. Bởi vì, Internet tiện lợi quá nhưng không bao giờ báo in chấm dứt vai trò của nó. Từ khi có Internet số lượng báo phát hành của ThanhNiên tăng lên gấp đôi, gấp ba. Những tờ báo in khác trên thế giới như The New York Times, The Washinglon Post... không hề giảm lượng phát hành khi có lnternet.

Ở đây chúng ta đang đề cập đến văn hóa đọc. Không dễ thay đổi cái gọi là văn hóa.

Giới trẻ và văn hoá đọc

Bà Trần Nguyễn Thiên Hương: Vậy anh Khế nghĩ thế nào về cách tiếp thu thông tin của giới trẻ hiện nay so với thế hệ trước, những người không tiếp xúc với Intemet? Có sự khác nhau trong việc tiếp nhận thông tin giữa hai thế hệ này?

ÔngNguyễnCông Khế:

Về lớp trẻ, tôi lấy ví dụ con tôi đang du học tại Mỹ. Sáng nào nó cũng vào qua Internet. Nhưng khi tôi đem tập báo in qua, nó tỏ rõ sự vui mừng. Nó vẫn thích đọc báo in hơn, vì cách trình bày và màu sắc của tờ báo.

Có một thực tế là thông tin của các website tại Việt Nam đã trở nên nhàm. Họ không đủ sức nuôi một lực lượng phóng viên lớn để lan tỏa tìm thông tin như ThanhNiên, Tuổi Trẻ. Vì vậy, những website này vẫn sử dụng bài viết của các báo khác và tăng một số chuyên mục giải trí hấp dẫn để thu hút độc giả.

Ông Thẩm Tuyên (Phó Tổng Biên tập báo điện tử Vietnamnet):

Tôi tin văn hóa đọc nói chung và báo in vẫn tồn tại song hành với báo điện tử. Thực tế là báo điện tử chưa có đội ngũ phóng viên rộng khắp để bao phủ thông tin. Đây chỉ là thực trạng ở Việt Nam, không phải của thế giới. Vì hiện nay, vấn đề tác quyền chưa được đặt ra nghiêm túc.

Philip Meyer, chuyên gia về các phương tiện truyền thông ở Trường Đại học Missouri, dự báo rằng Báo chí có trả tiền sẽ chấm dứt vào năm 2011. Còn báo in sẽ được khai tử vào tháng 4/2040.

Các nghiên cứu ở Pháp về hành vi thu nhận thông tin cho thấy hiện nay, nhóm từ 18 - 34 tuổi ở Mỹ và châu Âu chủ yếu đọc báo cho không và sử dụng lnternet để tìm thông tin. Họ loại bỏ tivi, không muốn lệ thuộc giờ giấc và tự do lựa chọn những thông tin mà họ thích.

Đến nhóm trên 12 - 17 tuổi, đang "tấm" trong "cái ao" của văn hóa miễn phí, gần như không mua báo gì cả.Theonghiên cứu của IPSOS 2004 ở Pháp, 61% nhóm này chọn lnternet là kênh thông tin hàng đầu, kế tiếp là tivi ở đây không thấy bóng dáng của báo viết.

Như vậy là đã xuất hiện sự đối đầu. Giải pháp mà nhiều Tập đoàn lớn trên thế giới đưa la là phải nhanh chóng biến báo viết thành báo điện từ in", hội nhập với điện thoại di động thế hệ mới, với những phương tiện điện tử xách tay trong tương lai.

Bài toán ở đây là báo viết sẽ được đọc ra sao như anh Hoàng đã đề cập. Hai vấn đề nảy sinh là biếu không cho độc giả hay còn bán được. Đây là vấn đề mà báo in cần phải giải quyết trong tương lai gần.

Từ đó, tạm thời họ đặt la hướng giải quyết là báo viết càng ngày càng sử dụng nhiều bình luận gia, phân tích gia. Bên cạnh đó là quan điểm góc nhìn của tờ báo về những sự kiện thời sự. Đây là nguồn hy vọng chính để chặn dòng chảy liên tục, ồ ạt của thông tin, thu hút độc giả với phía báo in.

Bà Trần NguyễnThiên Hương:

Anh Thẩm Tuyên nói về độc giả trẻ có cách đọc khác nhau và có khả năng bỏ luôn tivi, thậm chí có thể không cần đọc báo miễn phí nữa. Chúng ta đang xoáy vào tầng lớp độc giả trẻ, tương lai của xã hội. Liệu họ có thích thông tin miễn phí hay thông tin phải trả tiền mua? Giá có nghĩ như thế?

Anh Trần NguyênGiáp (Sinh viên trường Đại học Y dược TP. HCM):

Em đại diện cho thế hệ trẻ, tri thức hiện nay. Như anh Khế đã nói, nhiều người có thói quen lướt sơ qua tờ báo vào buổi sáng. Và tối về, khi có thời gian rảnh, họ mới đọc lại kỹ hơn. Còn chúng em, nếu chỉ cần thông tin, mỗi buổi sáng, chỉ cần lên mạng xem qua. Em ít đọc báo giấy. Có thì đọc, không có cũng được.

Đối với các sách nghiên cứu, em thấy lnternet rất có lợi. Khi cần tìm thông tin cho một đề tài nào đó, em chỉ cần gõ từ khóa, kết quả hiện ra nhanh chóng. Tuy nhiên, khi bắt đầu nghiên cứu thật sự, chỉ cần phải có cuốn sách đó trong tay.

Về giải trí, nhiều tựa sách chưa kịp dịch đã thấy xuất hiện trên mạng có thể đọc trước. Tuy nhiên khi cuốn sách đó được phát hành tại Việt Nam, các bạn trẻ vẫn tìm mua vì họ muốn có một quyển sách thực sự trong tay. Đó là tình cảm giữa sách với người hơn là so với một bản điện tử.

Có rất nhiều loại sách, nhưng với chúng em, chỉ có hai loại: sách nghiên cứu và sách đọc để giải trí.

Sách nghiên cứu thì bắt buộc phải có, dù trên mạng là một kho tài liệu và kiến thức. Internet chỉ thích hợp để tra cứu thêm. Về sách giải trí, nhiều người bạn của em thích đọc trên mạng hơn. Lý do đầu tiên là giá sách vẫn còn khá cao. Kế đến là khi đọc trên mạng tiện hơn một vài điểm như phóng to chữ, cắt ngang đoạn chữ hay thêm vào một vài điều gì đó...

ÔngHoàng:

Là người trong cuộc nên tôi cũng suy nghĩ nhiều về vấn đề giữ bạn đọc trẻ. Bây giờ, chúng ta cần phải nhìn lại mình trước, sau đó nhìn xem thế giới đã làm gì và dự đoán tương lai sẽ diễn ra như thế nào.

Thư nhất, trong nước, báo, sách in với điều kiện hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nếu so với số lượng người đọc. Tiềm năng còn rất lớn. Chưa đáng lo! Tuy nhiên, qua ý kiến của Giáp, tôi thấy Internet hóa đời sống đang tăng lên với tốc độ khủng khiếp. Điều này ảnh hướng đến thế hệ trẻ từ 12, 13 tuổi trở lên rất nhiều.

Khuynh hướng đọc tin trên lnternet nhiều hơn so với khuynh hướng đọc báo giấy và ngày càng phát triển, dứt khoát sẽ ảnh hưởng từ đó dẫn đến đe dọa báo in. Còn tiêu diệt, chắc là không xảy ra. Tại vì. báo giấy vẫn là gu ưa thích của nhiều người và có những tiện ích riêng của nó.

Trên thế giới, họ cùng bị ảnh hưởng và đe dọa, khiến số lượng phát hành của báo in giảm. Tuy nhiên, khi nhìn thấy được sự ảnh hưởng đó, họ đã tìm cách để cai trên báo in, tận dụng những ưu điểm của báo mạng để làm nổi bật cho báo in. Kết quả là họ đã cải thiện được tình hình này.

Điều tra của Hiệp hội Báo chí thế giới gọi là Phong vũ biểu tòa soạn (tháng 4/2007), cho thấy các chủ báo đều rất lạc quan sau khi đã có sự cải thiện. Tôi nghĩ, khi lnternet phát triển, báo in vẫn tìm cách cải thiện đê tồn tại. Nếu chỉ có tin tức mà thiếu bình luận, phân tích, nội dung đa dạng, báo in vẫn sẽ chết. Báo in phải cải thiện để tồn tại trong điều kiện số hóa.

ÔngNguyễnCông Khế: Báo in sẽ còn kéo dài đến năm 2050!

NguyễnThịKim Loan (Chuyên gia nghiên cứu thị trường):

Ai đó cho rằng, báo in sẽ chấm dứt vào năm 2040. Theo tôi, không bao giờ chuyện này xảy ra. Mỗi kênh truyền thông có những đối tượng độc giả, thính giả khác nhau. lnternet là một kênh truyền thông còn rất mới và thu hút rất nhiều lớp trẻ.

Tuy nhiên, nó không bao giờ thay thế được báo in. Theo những nghiên cứu mà tôi đã thực hiện, giới trẻ 16 - 24 tuổi rất thích sử dụng lnternet. Thế nhưng, không phải lúc nào họ cùng đều chọn lnternet. Điều này còn tùy thuộc vào từng thời điểm trong ngày. Nghĩa là lnternet vẫn không hoàn toàn chiếm lĩnh đói tượng này.

Với từng nhóm dân số, phân theo độ tuổi già hay trẻ, họ có nhu cầu tiếp nhận thông tin khác nhau. Cho nên, thị trường sẽ ngày càng bị phân khúc một cách rõ rệt. Đó là điều mà giới truyền thông phải đối mặt trong thời gian sắp tới.

Bà Trần NguyễnThiên Hương:

Hầu như chúng ta đều lạc quan. Như anh Khế đã nói, phải đến 2050, lnternet mới đe dọa được báo giấy. Nhưng chúng ta bắt kịp công nghệ mới của thế giới rất nhanh. Ví dụ như lnternet mới chỉ phát triển từ năm 1 995 - 1996. Vậy mà 10 năm sau, Việt Nam đã có báo mạng và nhiều người đã có thói quen xem báo mạng.

Chúng ta có quá lạc quan hay không khi cơ sở hạ tầng, tốc độ đường truyền tăng lên rất nhanh?

Chẳng mấy chốc, việc đọc báo mạng sẽ mang lại cho độc giả mọi nguồn thông tin, giải tri. Điều này đe dọa sách, báo in?

Ông Thấm Tuyên:

Theo tôi, sự đe dọa của Internet đối với bảo in là khá lớn. Thế hệ tuổi từ 12 sẽ lớn lên và “bồi đắp” nhanh chóng vào "biển" Internet. Dân số Việt Nam rất trẻ, trên 60% dưới 30 tuổi.

Họ sẽ nhanh chóng thích nghi với văn hóa mới, công nghệ truyền thông mới. Vì vậy, muốn duy trì báo in, chúng ta phải dạy họ đọc báo. Không thể lạc quan khơi khơi được!

Bà Trần NguyễnThiên Hương:

Vấn đề quan trọng khác của giới truyền thông là quảng cáo và không thể phủ nhận sự tồn tại của báo chí phụ thuộc vào lượng quảng cáo rất nhiều.

Trong khi đó khách hàng quảng cáo đang chuyển sự quan tâm nhiều hơn với báo mạng. Như vậy báo in không chỉ cạnh tranh để lấy độc giả, mà còn có cuộc cạnh tranh tìm khách hàng quảng cáo. Cả báo mạng và báo in phải làm gì để tâng lượng khách hàng này nhằm đảm bảo sự tồn vong cho những ấn phẩm của mình?

ÔngHoàng:

Tốc độ phát triển quảng cáo của báo in mới chỉ 22% trong khi của Internet là vài trăm phần trăm trong ba năm gần đây. Tuy nhiên, số liệu của thế giới cho thấy quảng cáo trên mạng không thể thay thế quảng cáo trên báo in truyền thống cũng như các phương tiện truyền thông khác.

ÔngNguyễnCông Khế:

Những khách hàng quảng cáo rất thực dụng, họ nghiên cứu rất kỹ. Chúng tôi cũng phải tìm cách nâng quảng cáo trên lnternet lên. Tuy nhiên, việc này hiện nay còn rất khó.

Bà Trần NguyễnThiên Hương:

Hiện nay, chúng ta có một số báo có lượng phát hành rất lớn như An ninh Thế giới, Công an TP. HCM... Tuy nhiên, doanh số quảng cáo của những tờ báo này lại rất thấp so với Tuổi Trẻ, ThanhNiên. Chúng ta có thể lý giải điều này?

NguyễnThịKim Loan:

Trước khi quyết định quảng cáo, khách hàng sẽ nghiên cứu xem một tờ báo có nội dung hay và đáp ứng được tiêu chí của họ hay không. Uy tín của tờ báo đó đối với độc giả cũng rất quan trọng. Người làm quảng cáo luôn tính đến đối tượng độc giả là ai, thuộc tầng lớp nào.

Đói với báo Công an, lượng độc giả của họ rất cao mà quảng cáo chưa nhiều, có thể là do các sản phẩm quảng cáo không phù hợp với đối tượng độc giả này. Ví dụ, một sản phẩm quá cao cấp không thể đăng quảng cáo trên báo Công an được. Một số phương tiện truyền thông chưa chú ý việc tiếp thị về mình. Nghĩa là họ chưa cho độc giả cùng như nhà quảng cáo biết họ tốt như thế nào.

ÔngHoàng:

Tôi cho rằng cái này chính là người đọc có khả năng quyết định chi tiêu. Tuổi Trẻ, ThanhNiên cùng có chung một lượng bạn đọc, từ 20 tuổi trở lên. Đó là lứa tuổi có tiền trong túi. Với đối tượng bạn đọc như vậy, các nhà quảng cáo chọn Tuổi Trẻ, ThanhNiên để đăng quảng cáo. Như thế sẽ có lợi hơn.

Thành đạt: Rõ ràng các nhà báo vẫn rất tự tin về sự phát triển của báo in trong những năm sắp tới tại ViệtNam. Tuy nhiên, chúng ta không thể không chuẩn bị cho tương lai, khi lnternet trở thành phương tiện thông tin không thể thiếu trong cuộc sống mỗi ngày.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người dùng Internet đọc gì trên mạng?

    08/09/2020Thiên Ý (Theo Washington Post)Trong khi tăng trưởng của tất cả các website hàng đầu đều đang chững lại thì blog, mạng xã hội ảo và site thông tin địa phương lại phát triển với tốc độ tên lửa...
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Đọc "báo mạng” Việt Nam

    24/06/2007GS. Trần Hữu DũngNhân ngày 21-6, Giáo sư Trần Hữu Dũng có gửi riêng cho TBKTSG bài viết với những nhận xét rất thẳng thắn về các tờ báo điện tử của Việt Nam...
  • Giải pháp cho báo in: Đưa nội dung lên Internet

    22/11/2005Hiện nay, nhật báo trên toàn thế giới đang vướng phải sự cạnh tranh gay gắt từ truyền hình và các phương tiện nghe nhìn trực tuyến. Các tổng biên tập và nhiều nhân vật cao cấp từ 60 nước đã nhóm họp tại Athens (Hy Lạp) để tìm cách khai thác tối đa mạng thông tin toàn cầu cũng như đề ra những phương pháp mới nhằm lôi kéo độc giả.
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • Công nghệ thay đổi cách xem tin của độc giả Internet

    27/07/2005P.K. (theo AP)J.D. Lasica trước đây hay truy cập từ 20 đến 30 website để đọc tin. Hiện nay, số địa chỉ mà anh tìm đến chỉ còn 3 nhưng lượng tin tức mà biên tập viên của tờ The Sacramento Bee này “tiêu thụ” lại tăng lên nhiều lần.
  • Thực trạng sử dụng Internet ở thanh, thiếu niên Việt Nam

    08/08/2004Internet có vẻ như đã trở thành một thứ rất quen thuộc đối với đông đảo thanh, thiếu niên, nhất là ở các thành phố lớn. Thế nhưng, sự quen thuộc đó liệu đã mang ý nghĩa tích cực như chúng ta nghĩ lẽ ra nó phải vậy?
  • Thực trạng báo chí điện tử tại Việt Nam

    03/07/2004Đăng Bền2003 là năm xuất hiện chóng mặt của các tờ báo điện tử, hầu hết là những toà soạn báo giấy truyền thống nay nhận rõ tầm quan trọng và vị trí trong lòng độc giả của báo điện tử, và thế là những Tuổi trẻ Online, Thanh Niên Online, Hà Nội Mới Online, Thể thao VN Online,.. xuất hiện trên Net, đưa thông tin theo một cách riêng...
  • Người tiêu dùng đang chìm ngập giữa biển thông tin

    29/06/2003Ngày nay, chúng ta thường nghe các giới truyền thông đại chúng nhắc đến cụm từ “Information Age” hay “Thời đại thông tin”. Có thể hình dung “Thời đại thông tin” mà chúng ta đang sống là một đại dương mênh mông kiến thức.
  • xem toàn bộ