Mua sách vứt đi - cách đọc được nhiều sách hơn
Bài viết trước nói về các mục đích khác nhau của đọc sách, cũng như vấn đề mua xong mà không đọc,hoặc đọc xong mà vẫn bị trôi kiến thức.
Hôm nay, mình giới thiệu quy trình đọc sách mà tôi đang áp dụng. Nó không những giải quyết được hai vấn đề trên, mà còn là qui trình đọc sách hiệu quả nhất Việt Nam.
Lí do nó là số 1 vì tôi chưa biết đến… cái số 2. ”Nổ” vui vậy thôi, chẳng có bảng xếp hạng nào cho quy trình đọc sách cả, tôi chỉ bịa ra vậy thôi, (nhưng cũng có thể là… nó đúng).
Quy trình này chỉ đơn giản là do tôi đúc kết sau nhiều tháng đọc sách sai lầm, có thể sẽ phù hợp với ”ai đó”.
Bước 1: Đặt mục đích rõ ràng ĐỂ ĐỌC
Dừng hỏi ”Tháng này đọc được mấy cuốn sách?”. Hãy chuyển nó thành ”Tháng này bạn học được những gì từ sách?”.
Xác định luôn có tư duy và mục đích Đọc để lấy kiến thức – Đọc vì chất lượng thì bạn mới có thể không lạc vào con đường mua sách để khoe hay để lưu trữ nữa. Phần tư duy này cực kì liên quan đến việc ”vứt sách”, vì vậy, bài hôm nay nhảy xuống bước 4 luôn. Bước 2 và bước 3 sẽ giới thiệu trong các bài sau.
Bước 4: Vứt sách. CHỮA THAM + CHỮA LƯỜI
Khi đã quen với tư duy tập trung vào chất chứ không phải lượng, bạn sẽ sẵn sàng làm được việc quan trọng sau: muốn vứt bỏ sách ngay lúc bắt đầu mua.
Trừ phi cuốn sách đó ngay từ đầu được mua với mục đích để tra cứu, hoặc sách mua để cảm nhận qua việc đọc lại (văn, thơ, truyện…), còn không, hãy bắt đầu tư tưởng ”sẽ vứt” ngay từ lúc mua. Việc chất đống sách ở nhà chính là lí do mà chúng ta trì hoãn việc đọc. Bởi vậy, ”vứt sách đi” là một cách mà tôi dùng để đọc được nhiều hơn.
.
Đúng vậy, mỗi khi mua một cuốn sách, câu hỏi đầu tiên của tôi là ”Khi nào thì mình sẽ bỏ nó đi?”. Mục đích của câu hỏi này là tự gia hạn cho việc hoàn thành việc đọc. Hành động ”vút bỏ” sẽ nhắc nhở chúng ta ”chạy deadline” hiệu quả vì nó là một hành động cụ thể, tác động tới tâm lí và ”sự mất mát”, đánh đổi. Với tôi, nó ấn tượng mạnh hơn bất cứ tờ ghi chú hay lời tự nhủ nào mà tôi từng có.
Mặt khác, tôi áp dụng nguyên tắc khi sống tối giản : chỉ mua thêm 1 cuốn mới, khi đã vứt được 1 cuốn cũ đi. Khi đó, việc mất một cuốn lại được đổi bằng việc thêm một cuốn sẽ tạo động lực mạnh mẽ để hoàn thiện ”deadline”. Và đúng là khi xác định sẽ vứt xác sách, bạn có mục tiêu đọc rõ ràng hơn khi mua sách, đó là để vứt đi… đùa thôi, là để đọc được thêm cuốn khác. Không phải chỉ có Mik làm trò điên khùng này. Anh Sasaki Fumio, tác giả của cuốn sách về tối giản, đã bất ngờ vì từ lúc vứt sách, anh đọc được nhiều hơn tất cả quãng thời gian trước đó. Tác giả của blog Flownes này cũng xin xác nhận là từ lúc có tư tưởng bỏ sách đi, tôi đọc được nhiều hơn gấp 4-5 lần. Chính những lúc ra hiệu sách thấy nhiều sách mới đã thúc đẩy tôi về nhà đọc nghiêm túc, để sớm bỏ đi, để hôm sau đi mua quyển mới đó.
Có thể ai đó sẽ rất giận khi nghe tới việc vứt bỏ sách này. Vì với đa số chúng ta, sách là đáng quí, nên cần có thái độ nâng niu như cách chúng ta tôn trọng tri thức. Mà hơn cả tri thức, sách còn thể hiện chính chúng ta. Anh Sasaki đã từng coi giá sách là chính bản thân mình, từng cho rằng ai đó nhìn vào giá sách lớn sẽ thấy giá trị của chủ nhân ”tôi là người có hiểu biết sâu sắc đấy”.
Nhưng khoan đã, thứ nhất, bỏ sách đi không có nghĩa là khinh rẻ tri thức. Vì ở đây, bỏ đi nghĩa là bạn hãy chuyển cuốn sách sang cho người khác. Từ ”vứt” ở đây hàm ý chung cho việc bạn đem sách đi bán lại, cho, tặng, đổi… Theo tôi, tri thức từ sách sẽ đạt được mục tiêu cao nhất là khi nó thấm vào người mình. Còn nếu nó vẫn nằm trên giá, thì giá sách nhà mình hay giá nhà ai cũng như nhau mà thôi, hà cớ gì phải khư khư giữ lấy?
Thứ hai, sách cũng như người, có phần hồn và phần xác. Hồn sách là những thông điệp tác giả muốn nói, phần xác là do nhà xuất bản in ra. Nếu bạn bạn hiểu được tâm ý của tác giả rồi, có thể bỏ đi, có gì sai trái đâu? Cứ khăng khăng giữ ”xác” ở nhà làm gì? Nhất là khi nó làm đầy giá sách, khiến bạn không còn chỗ trống cho những linh hồn tươi đẹp khác.
– ĐỌC VÌ HỒN SÁCH, KHÔNG PHẢI VÌ XÁC SÁCH –
Bài viết này là lí giải cho việc tôi thường xuyên tặng lại sách (chủ yếu cho bạn bè). Ngoài ra, nhờ thế, sẽ có thêm ai đó được đọc và có thêm người cùng mối quan tâm với chính mình, để có thể thảo luận và đào sâu kiến thức. Người yêu thì không nên chung, chứ sách thì nên được san sẻ. Mà thậm chí, đến tình yêu mà chỉ giữ phần xác cũng là vô nghĩa mà. Nếu thực sự yêu sách, hãy chinh phục hồn sách nhé! Và vì thế, tội gì mà không bắt đầu việc bỏ sách đi thôi!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015