Hãy đọc sách cho chính mình!
Đó là chia sẻ của bà Tôn Nữ Thị Ninh tại buổi tạo đàm Chọn "ngọc" giữa "biển sách", dễ hay khó? diễn ra tại Trường THPT chuyên Quốc học Huế sáng 1-3-2014...
Buổi tọa đàm có sự tham gia của ba vị khách mời là nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, nhà văn Phan Hồn Nhiên và ca sĩ Hồ Trung Dũng, cùng với 500 bạn trẻ yêu sách tại Huế. Chương trình do công ty điện tử Sam Sung, báo Tuổi Trẻ, công ty cổ phần phát hành sách Fahasa và Nhà xuất bản Trẻ phối hợp tổ chức.
Theo nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, sách là hành trang vào đời rất phù hợp với mỗi cá nhân. Ngày nay, các bạn trẻ đọc sách nhưng vấn đề là đọc cái gì và đọc như thế nào.
"Chúng ta đọc sách để tìm hiểu thông tin, tìm kiếm kiến thức, tìm sự hiểu biết. Cuộc sống ngày nay gấp gáp nhưng chúng ta phải làm sao để làm chủ thời gian, đôi khi bạn phải đi đến một không gian nào đó, chúng ta tránh bạn bè để ở đó chúng làm chủ được thời gian để đọc sách. Sách có thể tạo động lực để ta phấn đấu trên con đường mà ta đã chọn, đó là ý nghĩa lớn nhất của sách" - bà Ninh chia sẻ.
Các khách mời của buổi tọa đàm chia sẻ về cách đọc sách với gần 500 bạn trẻ yêu sách tại Huế. Ảnh: Ngọc Hiển
Ca sĩ Hồ Trung Dũng thì cho rằng bản thân mỗi người phải biết mình cần gì và đọc gì trước khi tìm đến mỗi tủ sách.
"Có thể những cuốn sách bắt mắt, lời tựa hay thì mình sẽ đọc. Và riêng Dũng thì thường gắn thói quen đọc sách với những sở thích khác như đi du lịch, đến nước nào thì sẽ mua sách của nước đó, tìm hiểu văn hóa nước đó qua trang sách", ca sĩ Hồ Trung Dũng nói.
Tại buổi tọa đàm, hầu hết trao đổi của các bạn trẻ yêu sách tại Huế đều bày tỏ mối băn khoăn về cách đọc sách và cách chọn sách phù hợp với bản thân mỗi người.
Bạn Trần Văn Huy, học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng Huế, hỏi: Nên đọc sách của các nhà văn trẻ hay là các nhà văn lừng danh?
Nhà văn Phan Hồn Nhiên chia sẻ: Đọc sách như một con đường, mình đã chọn thì nên đi tới cùng, kiên định con đường đó. Tới một độ tuổi nào đó, chúng ta trưởng thành, và chúng ta hãy mở rộng đối tượng sách để phù hợp với công việc, độ tuổi.
"Các bạn trẻ ngày nay thích đọc ngắn, đọc để thu nhập thông tin, đọc theo trào lưu hơn là đọc để cảm nhận. Do vậy, các bạn trẻ hãy quay về để đọc cho chính mình, đọc để cảm nhận chứ không phải đọc để giống như mọi người", nhà văn Phan Hồn Nhiên nói.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn