Có thể não chúng ta sẽ không còn biết đọc!

04:59 CH @ Thứ Năm - 25 Tháng Tư, 2019

Claire Handscombe, 35 tuổi, là sinh viên sau đại học ở American University. Cô đọc rất nhiều, đủ loại, từ thông tin trực tuyến tới sách in.

Giống nhiều người quen lướt web, cô click vào các link trên mạng xã hội, tìm từ khóa, đọc vài câu, sau đó tiếp tục lướt sang trang khác mà lúc đầu cô cũng chẳng định đọc... Cứ thế, cho đến một ngày cô phát hiện khi đọc tiểu thuyết cô cũng “quét” qua y như đọc trên mạng. “Tựa như mắt tôi chỉ lướt qua chữ mà không hiểu nó nói gì. Khi nhận ra điều đó, tôi phải trở lại, chú tâm đọc kỹ”.

Não luôn thích nghi

Với nhiều nhà sinh học thần kinh về nhận thức, trải nghiệm của Handscombe đã thêm một tiếng chuông báo động. Theo họ, con người đang phát triển “não kỹ thuật số” do cách đọc lướt nhanh qua các thông tin ngập tràn trên mạng, một cách đọc khác hẳn với kiểu đọc sâu, truyền thống với các kết cấu chắc của nhiều thiên niên kỷ trước đây.

Bộ não chúng ta không được thiết kế cho việc đọc, không có gen đọc như gen ngôn ngữ hay gen thị giác. Nhưng nhờ sự xuất hiện chữ tượng hình Ai Cập, rồi bảng mẫu tự Phoenicia, giấy từ Trung Quốc và cuối cùng là báo in của Gutenberg mà bộ não chúng ta thích nghi với việc đọc.

Trước khi Internet xuất hiện, não có thể đọc phần lớn là theo hàng, hết trang này đến trang sau... Có thể có tranh ảnh pha lẫn trong trang chữ, nhưng không có quá nhiều chi phối khác. Đọc văn bản in thậm chí còn cho chúng ta khả năng ghi nhớ những thông tin chủ chốt trong một quyển sách qua cách nó trình bày.

Nhưng Internet thì khác. Với quá nhiều thông tin, những đường link, video kèm theo text và tương tác ở khắp nơi, não của chúng ta phải làm việc với tất cả thứ đó - từ quét qua trang mạng, tìm từ then chốt, kéo lên lướt xuống thật nhanh. Không còn cách đọc theo dòng, cách đọc này chỉ còn trong các nghiên cứu học thuật.

Andrew Dillon, một giáo sư ở Texas chuyên nghiên cứu việc đọc, cảnh báo với việc lướt web, đọc link, rê chuột lên xuống mà ông gọi là “hành vi thông tin”, con người sẽ phải đối mặt với một số hậu quả trong thời gian tới.

Hậu quả đó là gì? Theo nhà phân tích Brandon Ambrose, câu lạc bộ sách của ông mới đây tổ chức đọc quyển sách best-seller của Meg Wolitzer - The Intersetings. Khi họp nhóm, ông mới biết đã bỏ qua nhiều điểm then chốt trong cốt truyện. Ông phát hiện não của ông chỉ quét qua để tìm một khía cạnh đặc biệt nào đó của quyển sách, cũng giống như ông đã lướt qua màn hình máy tính, trong khi với sách in, “dường như tôi không còn thói quen đọc như trước nữa”.

Bao nhiêu cú pháp đã mất đi...

Maryanne Wolf, nhà sinh học thần kinh nhận thức tại Đại học Tufts (Boston, Mỹ), cảnh báo trong quyển sách vừa xuất bản Proust and the squid: the story and science of the reading brain: não luôn thích nghi và trong môi trường đọc trên Internet hiện nay, não chúng ta đang quen với việc nhận thông tin bằng tốc độ nhanh nhất có thể.

Bà Wolf kể đã nhận được nhiều email từ các khoa tiếng Anh ở các đại học Mỹ cho biết sinh viên của họ gặp khó khăn trong việc đọc những tác phẩm kinh điển. Đặc biệt là những câu phức với cú pháp rối rắm kiểu của George Eliot (1819-1980, nhà tiểu thuyết Anh) hay Henry James (1843-1916, nhà phê bình văn học Mỹ).

Bà lo ngại với đà nhận gửi tin trên Twitter như hiện nay, với mỗi lần nhắn chỉ 140 từ thì “bao nhiêu cú pháp đã mất đi, khi cú pháp chính là phản ánh tư duy đan quyện của chúng ta”?

Bà cũng là một nạn nhân, khi một ngày nọ phát hiện chính mình gặp khó khăn khi đọc tiểu thuyết của Hermann Hesse (1877-1962, nhà thơ và nhà văn Đức, Nobel văn học 1946) - The Glass bead game. “Tôi không đùa đâu. Tôi đã đọc hết trang đầu như bị tra tấn vì không thể buộc mình đọc chậm. Tôi cứ lướt nhanh, chọn vài từ khóa, tổ chức mắt mình sao cho thu được nhiều thông tin nhất có thể trong một vận tốc nhanh nhất”.

Nhưng thật lòng bà lại đang muốn thưởng thức quyển sách, vì thế bà phải bắt mình trở lại, và khi bà có thể đọc từ tốn, thấu đáo từng nghĩa của Hermann Hess, “tôi cảm thấy như vừa hồi phục. Tôi mừng vì tìm lại được kỹ năng đọc chậm, nhấm nháp và suy nghĩ”.

Quyển sách kế tiếp của bà Wolf, một trong các chuyên gia hàng đầu thế giới hiện nay về việc đọc, là tìm xem thế giới số đang làm gì với bộ não con người. Những nghiên cứu trước đó của Israel cho thấy cần tìm ra được khác biệt trong việc đọc trên máy và đọc trên văn bản, giúp học sinh xử lý sự khác biệt đó một cách thông thạo ngay từ ghế nhà trường.

Tạm thời, trong khi chờ đợi các nghiên cứu sâu hơn, họ cho rằng tốt nhất cho trẻ em trong việc đọc hiểu là nên bắt đầu từ sách giấy. Việc cho chúng sử dụng các thiết bị điện tử quá sớm sẽ ngăn cản sự phát triển kỹ năng đọc sâu. Còn với người lớn, Wolf nói bà đang tìm cách huấn luyện bộ não mình thành bi-literate: đọc tốt sách in lẫn cả trên mạng!

(*): http://www.washingtonpost.com/local/serious-reading-takes-a-hit-from-online-scanning-and-skimming-researchers-say/2014/04/06/088028d2-b5d2-11e3-b899-20667de76985_story.html

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”

    17/05/2019Sử dụng Internet càng nhiều, chúng ta sẽ càng tư duy theo cách và mục đích Internet được thiết kế ra và vận hành : nhanh hơn, nhiều hơn, ngắn hơn, ít kiên nhẫn hơn. Cuối cùng chúng ta dần trở thành một cỗ máy xử lý thông tin bằng xương bằng thịt.
  • Trí thức: bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội

    09/08/2019D. S. Likhachev (Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga) - Phạm Xuân Nguyên dịchTừ “trí thức” trong các thứ tiếng khác được coi là vay mượn từ tiếng Nga. Tôi muốn gọi trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội. Đây không đơn giản là học vấn và những người có học làm việc trong lĩnh vực lao động trí óc. Sự độc lập trí tuệ là đặc điểm tối quan trọng của trí thức. Độc lập với các quyền lợi đảng phái, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, thương mại và thậm chí đơn giản là công danh.
  • Bộ não chuộng sách giấy hơn?

    23/10/2018Ferris JabrĐa phần các nghiên cứu được công bố từ đầu thập niên 1990 trở lại đây đều khẳng định một kết luận không mới: với tư cách là phương tiện đọc, giấy vẫn có những ưu điểm so với màn hình số.
  • Trí tuệ mù lòa*

    14/11/2017Edgar MorinChúng ta đã thu nhận được những tri thức vô song về thế giới vật lý, sinh hoá tâm lý học, xã hội học. Khoa học ngày càng khuếch trương sự ngự trị của các phương pháp kiểm chứng kinh nghiệm và logic. Ánh sáng của Lý Tình dường như đã nhấn chìm tâm trí huyền thoại và u minh xuống tận đáy sâu. Vậy mà đâu đâu, sự lầm lạc, sự ngu dốt, sự mù lòa vẫn luôn song hành với những tri thức của chúng ta.
  • “Bộ não khi đọc” trong thời đại kĩ thuật số: Khoa học của giấy và màn hình

    07/08/2017Những máy đọc sách điện tử và tablet đang ngày càng trở nên phổ biến khi công nghệ phát triển, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng đọc trên giấy vẫn có ưu điểm riêng...
  • Gieo hạt giống cho một trí tuệ sâu sắc hơn!

    14/12/2016Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, lãnh đạo các doanh nghiệp càng cần phải có bản lĩnh kiên cường và trí tuệ sâu sắc để chèo lái doanh nghiệp của mình. Cuốn sách Năng đoạn kim cương – là những chia sẻ của tác giả Geshe Michael Roach khi áp dụng thành công trí tuệ Phật giáo vào quản trị doanh nghiệp và đời sống.
  • Cải cách trí tuệ và luân lý

    26/01/2016Phạm QuỳnhTrong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.
  • Lý tưởng và trí tuệ

    20/01/2016Đào Ngọc ĐệSống có lý tưởng là có hoài bão chân chính, có ước mơ cao đẹp, có hành động phấn đấu vươn lên không ngừng, làm cho đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc...
  • Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả triết học

    29/04/2014Hà YênTriết học Phương đông coi con người là Vũ trụ thu nhỏ. Triết học Phương tây thì khẳng định Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và sau đó sáng tạo ra con người theo đúng hình ảnh của mình. Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?
  • "Hút" độc giả bằng sexy dễ, bằng trí tuệ mới khó

    22/06/2011H. D tổng hợpVới quan điểm rõ ràng, không ngại đụng chạm; phong cách trả lời thông minh, sắc sảo, đạo diễn Lê Hoàng đã làm hài lòng những bạn đọc tham gia cuộc giao lưu trực tuyến của báo TT&VH với chủ đề "Xin đừng Playboy hóa báo chí"...
  • Trí tuệ đám đông - Vì sao đa số thông minh hơn thiểu số

    22/12/2009James SurowieckiĐây là cuốn sách đưa ra một cách kiến giải hoàn toàn mới về sự vận hành thực sự của thế giới. (Sách xuất bản lần đầu năm 2007, tái bản tháng 8/2009).
  • Bí ẩn bộ não và tâm trí

    22/05/2009Đỗ Kiên CườngBa vấn đề phức tạp nhất của khoa học là gì? Đó là cái rất lớn (vũ trụ), cái rất nhỏ (thế giới vi mô) và cái rất phức tạp (bộ não và tâm trí). Thật đáng ngạc nhiên là con người khám phá tự nhiên nhờ bộ não và tâm trí, nhưng lại chưa hiểu chúng được bao nhiêu. Và câu hỏi bộ não sinh ra tâm trí như thế nào có lẽ là một thách thức còn rất lâu dài đối với khoa học...
  • Máy tính sẽ thay thế bộ não con người?

    18/02/2006Gary Anthes (Minh Anh lược dịch)Trong tương lai, trí thông minh của con người và máy tính sẽ hòa lẫn vào nhau và người ta sẽ không thể nào phân biệt giữa chúng...
  • xem toàn bộ