Sự cô đơn của đọc

07:01 CH @ Thứ Tư - 27 Tháng Mười, 2010

Văn hóa đọc dần bị thay thế bằng văn hóa đọc miệng người khác nói. Từ chỗ mượn mắt của người khác đọc hộ, nghe người khác nói, đến chỗ mượn cả trái tim và khối óc của người khác nghĩ hộ mình, rung động hộ mình, chỉ là một bước ngắn.

Đọc bao giờ cũng là tự làm cô đơn mình.

Giữa thời đại văn hóa thị giác, người ta chợt hay nhắc đến văn hóa đọc như một đối trọng. Thực sự là hai cái ấy ít nhiều xung khắc với nhau. Văn hóa thị giác làm tươi mát đời sống bằng những biểu hiện bên ngoài của thế giới như màu sắc, hình ảnh và âm nhạc. Còn văn hóa đọc thì trầm lắng, tạo ra sự đa thanh bằng chiều sâu của những tầng tri thức. Một bên như cái tán sum suê, sinh cành đẻ lá. Một bên cứ âm thầm hút nhựa từ đất, càng miệt mài đằm sâu, càng cô đơn.

Đọc có nghĩa là được cô đơn. Khi thưởng thức các loại hình nghệ thuật gắn với môi trường diễn xướng như kịch, âm nhạc, người thưởng thức buộc phải chung sống với số đông. Những ý kiến và nhu cầu tranh luận nảy sinh ở họ phần nhiều là trực tiếp. Còn khi đọc, ta sống trong một thế giới siêu không gian, siêu thời gian, cách ly với mọi hệ lụy bên ngoài.

Ta cảm nhận những điều sách nói bằng cảm giác của thân thể. Bởi sự tuyệt đối "chân không" ấy mà sự đọc khiến độc giả chìm sâu vào một thế giới của riêng mình. Không phải không có những người đọc choáng ngợp trước sách để rồi không thu nạp được gì nhiều ngoài sự hoang mang. Nhưng, đọc đúng hướng và đúng tầm thì cũng như hạt mầm gieo xuống đất. Nó chìm sâu để rồi tự vươn lên như một cái cây, tạo cho con người một phẩm chất đọc riêng, có thể gọi là nhân cách đọc.

Đã có một thế giới khác khi cầm trang sách, tất chúng ta có một địa vị cho mình trong thế giới ấy. Sự đọc dẫn đến sự phân loại độc giả trong mối tương giao với sách, điều người ta hay gọi là “sách kén người”.

Việc người đọc tự phân loại mình là một vận động biện chứng, tự thân, độc lập với sự chia luồng độc giả của người viết sách và giới làm sách nhằm tới lợi nhuận thương mại. Đọc để tự biết mình và làm khác mình bằng sự khác biệt về bản sắc và quan điểm về thế giới. Đọc là được cô đơn, cô đơn để có sự khác biệt và độc lập trong suy nghĩ.

Với sách văn chương, sự cô đơn có nguồn gốc sâu xa ở chỗ, mỗi người đọc có một thể nghiệm riêng với tác phẩm, một tương tác riêng với nó. Người ta làm một cuộc phiêu lưu vào sách, sống cuộc đời nhân vật trong sách, và hơn hết thử làm chủ nhân một thế giới khác, với trật tự lôgích của riêng nó.

Với những cuốn sách thuộc các lĩnh vực khác, sự cô đơn thể hiện thông qua chính kiến và quan điểm riêng của người đọc. Nếu không tự xây dựng định hướng tư duy cho mình thì dù có cập nhật bao nhiêu tri thức cũng vẫn là anh thủ kho kiến thức mà thôi.
Sự định hướng ấy là bản lĩnh tiếp nhận. Bản lĩnh tiếp nhận là một biến thể của sự cô đơn - sự cô đơn của cá nhân từ chối hòa tan vào bầy đàn một cách thiếu suy nghĩ.

Một câu hỏi đặt ra: Nếu đọc để đạt đến sự cô đơn, liệu có phải những kẻ đọc sách đều là nhưng người lập dị không? Ngày nay đang tồn tại giữa chúng ta một cách đọc mang tính bầy đàn, dựa vào quan điểm đánh giá của một số nhà điểm sách. (Về sự đáng ngờ của các quan điểm đó - sự chênh lệch giữa giá trị ảo được thiết lập nhờ các bài điểm sách trên báo với giá trị thực của cuốn sách, thiết tưởng chúng ta sẽ cần tiếp tục bàn nhiều vào những lần khác).

Thay vì tự tạo cho mình một chính kiến văn hóa, một thái độ độc lập, người ta buông mình theo sự a dua đến mức kinh ngạc. Số đông ấy tuy có âm lượng to, dung lượng lớn, nhưng chỉ là hiện tượng nhất thời. Họ bị những mốt này mốt nọ “cưa đổ" như quân bài đôminô mà không hay cái sự ấy khởi phát từ đâu.

Con người bị cuộc sống hiện đại lấy mất khoảng thời gian tự tại, đi đến chỗ ỷ lại vào những giá trị văn hóa tinh thần thập cẩm, pha loãng, không cần phải mất công sức cũng có được.

Văn hóa đọc (sách) dần bị thay thế bằng văn hóa đọc miệng người khác nói. Từ chỗ mượn mắt của người khác đọc hộ, nghe người khác nói, đến chỗ mượn cả trái tim và khối óc của người khác nghĩ hộ mình, rung động hộ mình, chỉ là một bước ngắn. Liệu có phải vì vậy mà có nhiều người đọc mà chỉ có rất ít đôi mắt nội tại không? Chúng ta tự tước đoạt lá phiếu của chính mình hầu bỏ phiếu tín nhiệm cho mỗi cuốn sách để thay bằng sự áp đặt và đô hộ của những mốt đọc. Trong khi đó, sự cô đơn thực sự giúp người đọc có sự đánh giá của riêng mình. Càng cô đơn trong ý nghĩ, người đọc càng có nhiều thắc mắc và động lực đào sâu tìm kiếm mạch nguồn, tìm sự liên hệ bề sâu với cộng đồng những người đọc với đúng nghĩa của nó.

Chính sự cô đơn làm nên vẻ đẹp lấp lánh cho những cuốn sách.

Nguồn:Tia Sáng
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái đọc với người viết

    28/10/2016Hoài NamSự đọc cần cho tất cả những ai yêu chuộng tri thức, yêu chuộng một đời sống tinh thần phong phú; riêng với người viết, đọc trở thành một điều kiện mang tính cốt tử nếu người viết thực sự muốn sống chết với nghề viết, thực sự muốn tạo lập những giá trị văn chương có thể không bị bụi thời gian che phủ; nói cách khác, phải đọc, nếu người viết muốn hiện diện với tư cách một người viết chuyên nghiệp...
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Đọc sách để thay đổi số phận

    01/08/2014Ngân Hà thực hiện, chân dung nhiếp ảnh - Trần Việt Đức, chân dung hội hoạ - Hoàng TườngVới một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Lời nguyện cầu nhỏ khi đọc báo

    19/06/2010Thiên TriềuThú thật, sáng sáng khi giở báo, nhiều khi thấy chán vì các trang thời sự quốc tế sao cứ na ná nhau, cho dù dưới mỗi bài tác giả ký tên rõ to.
  • Làm gì để xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện mới?

    29/07/2007Thành DuyKhái niệm văn hóa đọc mà chúng ta quen dùng chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có sự đầu tư nghiêm túc về nghiên cứu lẫn thực tiễn. Các nhà quản lý cần phải đưa ra được một sự định hình tương đối chuẩn xác về khái niệm này, cùng với đó là đưa ra những quy định, những phong trào đọc sách rộng rãi trong công chúng...
  • Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc sách

    07/11/2006...không có một quy chuẩn nào về chuyện đọc sách, có quyển sách (nhất là nếu được coi là kinh điển) thì nên đọc kĩ, nhưng nhiều quyển thì chỉ cần đọc qua lấy ý chính, mà có khi chỉ cần nghe người khác nói lại là đủ. Cái này là cả một nghệ thuật...
  • Bàn về cái đọc của thanh niên

    01/08/2006Ths. Bùi Văn TiếngGunter Grass, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương năm 2004 với tác phẩm nổi tiếng Cái trống thiếc rất có lý khi cho rằng không gì có thể thay thế văn hóa đọc. Ấy vậy mà ở nước ta, cái "không gì có thể thay thế" đó đang trở thành mối bận tâm của các nhà văn hóa cũng như những ai hay ngẫm nghĩ về văn hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được lạm bàn về một phạm vi nhỏ của văn hóa đọc: vấn đề cái đọc của thanh niên. ..
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Xin lỗi, nếu 8X chúng tôi không đọc!

    09/07/2005Theo HHT2Trong suốt thời gian qua, nhiều tờ báo không ngừng rung chuông báo động: văn hóa đọc của giới trẻ ngày càng xuống cấp. Nhưng thế nào là văn hoá đọc của người trẻ?
  • Thói quen đọc bị nhiều thú vui lấn át

    05/07/2005Bùi Vũ Minh, Hải PhòngĐọc bài viết của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái (báo Lao Động số ra ngày 24.5.2005), chúng ta thấy được một phần thực trạng văn hoá đọc hiện nay. Song, dường như cái sự "lạnh lòng" với văn chương ấy không chỉ có ở giới trẻ và cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các sách văn học.
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Đọc là để vịn tựa và hy vọng

    05/07/2005Nhà văn Trần Thị TrườngChúng tôi đã thử mở cuộc "điều tra" nhỏ ở một trường THPT với 50 học sinh (HS) và 50 phụ huynh (PH). Câu hỏi đưa ra là bạn biết gì về Einstein và Cervantes thì thấy, hầu hết các vị PH và HS đều biết Einstein là một nhà khoa học.
  • Cần tìm lại niềm tin nơi công chúng đọc

    05/07/2005Bình Nguyên Trang“Không gì giúp con người phát huy trí tưởng tượng bằng việc đọc. Sách mở ra cho ta một thế giới mới lạ mà không phụ thuộc vào bất cứ điều gì ngoài trí tưởng tượng của ta. Đọc sách còn làm chúng ta giàu có hơn về ngôn ngữ, vốn từ, mở rộng trường liên tưởng.”, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói.
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

    17/06/2003Con người ngày nay đang phải đối mặt với một lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với một thập kỷ trước đây. Nhưng liệu có một căn bệnh "stress thông tin" (infostress) thực sự tồn tại, các nhà nghiên cứu Australia nghi vấn.
  • Bao giờ công chúng thôi đọc trộm?

    11/06/2003Muốn đọc sách? Bạn có tiền không?... Khoảng một thập niên trở lại đây, giá sách ghi trên bìa tăng đột biến, năm nào cũng tăng, đến nay mức giá bình quân đã tăng gấp 2-3 lần. Điều này khiến người dân đang dần "quay lưng" lại với sách, mặc dù nhu cầu đọc sách vẫn rất cao.
  • xem toàn bộ