Bản chất của chính phủ (The Nature of Government) - phần 1

Đoan Trang dịch từ nguyên bản tiếng Anh
12:18 SA @ Thứ Hai - 19 Tháng Bảy, 2010

Chính phủ là một định chế độc quyền nắm giữ việc cưỡng chế thực thi một số quy tắc nhất định về ứng xử xã hội trong một khu vực địa lý nhất định.

Con người có cần một định chế như vậy không - và tại sao?

Vì trí tuệ của con người là công cụ căn bản mà anh ta có để duy trì sự tồn tại của mình, là phương cách để anh ta thu nhận kiến thức nhằm hướng lối các hành động – nên điều kiện căn bản mà anh ta đòi hỏi là tự do suy nghĩ và hành động theo sự phán đoán có lý trí của mình. Điều này không có nghĩa là mỗi con người phải sống một mình và hoang đảo là môi trường phù hợp nhất với anh ta. Con người có thể thu nhận những lợi ích khổng lồ từ các mối quan hệ giữa họ với nhau. Môi trường xã hội là môi trường có ích nhất để con người tồn tại thành công – nhưng chỉ như vậy với một số điều kiện nhất định.

“Hai giá trị lớn có được từ tồn tại [theo hình thức] xã hội là: kiến thức và trao đổi. Con người là loài duy nhất có thể truyền tải và mở rộng kho kiến thức của nó từ thế hệ này qua thế hệ khác; lượng kiến thức tiềm tàng lớn hơn lượng kiến thức mà bất kỳ cá nhân con người nào có thể thu nhận được trong suốt cuộc đời của anh ta; mọi người, ai ai cũng nhận được những lợi ích không thể đong đếm từ những kiến thức do người khác phát hiện ra. Lợi ích lớn thứ hai là phân chia lao động: nó cho phép một người dồn nỗ lực vào một lĩnh vực cụ thể và trao đổi thành quả với những người khác chuyên vào các lĩnh vực khác. Hình thức hợp tác này cho phép tất cả những người tham gia thu nạp được nhiều hơn kiến thức, kỹ năng và doanh lợi cho nỗ lực của họ, so với lượng kiến thức, kỹ năng và doanh lợi họ thu được khi mỗi người phải tự sản xuất tất cả những gì mình cần trên một hoang đảo hay trên một nông trang tự cung tự cấp.

Nhưng chính những lợi ích này chỉ ra, giới hạn và xác định những người nào thì có giá trị với người khác và trong những kiểu xã hội nào: chỉ có thể là những con người độc lập, có có năng lực, có lý trí, trong các xã hội tự do, có năng suất, dựa trên lý trí”. (“Đạo đức khách quan” trong Phẩm hạnh của sự ích kỷ).

Một xã hội cướp đoạt khỏi tay cá nhân sản phẩm được tạo ra từ nỗ lực của anh ta, hoặc nô dịch anh ta, hoặc tìm cách hạn chế tự do tinh thần của anh ta, hoặc cưỡng ép anh ta hành động đi ngược lại sự phán đoán có lý trí của mình – một xã hội tạo ra xung đột giữa các đòi hỏi của nó và những đòi hỏi thuộc về bản chất con người – thì, thật ra, không phải là xã hội nữa, mà là một đám đông được kết dính với nhau bởi luật lệ của các băng nhóm đã được thể chế hóa. Một xã hội như vậy phá hủy tất cả các giá trị của sự chung sống con người, nó không có một sự biện minh khả dĩ nào và là, không phải một nguồn lợi ích, mà mối đe dọa hiểm nguy nhất cho sự tồn tại của con người. Cuộc sống trên hoang đảo còn an toàn hơn và đáng mong chờ hơn nhiều so với sự tồn tại trong xã hội Nga Xô viết hay Đức Quốc xã.

Nếu con người muốn chung sống trong một xã hội hòa bình, có năng suất, dựa trên lý trí, và đối xử với nhau vì lợi ích tương hỗ, họ phải chấp nhận một nguyên tắc xã hội căn bản mà nếu thiếu thì không thể tồn tại một xã hội đạo đức hay văn minh nào: nguyên tắc về các quyền cá nhân.

Công nhận các quyền cá nhân nghĩa là thừa nhận và chấp nhận các điều kiện mà bản tính của con người đòi hỏi cho sự tồn tại thỏa đáng của anh ta.

Các quyền của con người chỉ có thể bị vi phạm bởi việc sử dụng sức mạnh. Chỉ bằng sức mạnh, một kẻ nào đó mới có thể cướp đi mạng sống của người khác, hoặc bắt người ta làm nô lệ, hoặc cướp bóc, hoặc ngăn chặn người đó theo đuổi các mục tiêu cá nhân, hoặc cưỡng ép người đó hành động đi ngược lại sự phán đoán có lý trí của mình.

Điều kiện tiên quyết để có một xã hội văn minh là loại bỏ sức mạnh ra khỏi các quan hệ xã hội – từ đó thiết lập nguyên tắc rằng nếu con người muốn giao thiệp với nhau, họ chỉ nên giao thiệp bằng các phương tiện lý trí: bằng thảo luận, bằng thuyết phục và bằng thỏa ước tự nguyện, không bị cưỡng ép.

Quyền sống của con người kéo theo một quyền tất yếu là quyền tự vệ. Trong một xã hội văn minh, sức mạnh chỉ nên được sử dụng để trả đũa và chỉ nhằm vào những kẻ đã ra tay sử dụng sức mạnh trước. Mọi lý do khiến cho việc dùng sức mạnh trước trở nên xấu xa đều cũng làm cho việc dùng vũ lực để trả đũa sau đó trở thành một mệnh lệnh đạo đức.

Nếu một xã hội “thái bình” nào đó từ chối việc sử dụng sức mạnh để trả đũa, nó sẽ phải tự phó mặc cho kẻ đầu tiên quyết định vi phạm đạo đức. Một xã hội như thế sẽ nhận được cái ngược lại với mong muốn của nó: thay vì xóa bỏ cái xấu, nó lại khuyến khích và tặng thưởng cho cái xấu.

Nếu xã hội không thể bảo vệ một cách có tổ chức cho các thành viên của nó trước sức mạnh vũ lực, nó sẽ đẩy tất cả các công dân tới việc phải tự vũ trang, biến nhà ở thành pháo đài, bắn vào bất cứ kẻ lạ nào đặt chân đến cổng nhà mình – hoặc tham gia một băng nhóm tự vệ nào đó để chiến đấu với các băng nhóm khác được thành lập cũng với mục đích tương tự, và do vậy khiến cho xã hội suy đồi thành một mớ hỗn loạn với luật lệ của các băng nhóm, tức là luật lệ của sức mạnh bạo ngược, suy đồi thành giao tranh liên miên giữa các bộ lạc, với sự dã man của thời tiền sử.

Việc sử dụng sức mạnh – ngay cả khi nhằm mục đích trả đũa – cũng không thể tùy vào ý muốn cá nhân của mỗi công dân. Cùng tồn tại trong hòa bình sẽ là điều bất khả thi nếu một người phải sống trong mối đe dọa thường trực, rằng một kẻ bất kỳ nào đó quanh anh ta có thể sử dụng sức mạnh vào bất kỳ lúc nào. Cho dù các mục đích của kẻ đó là tốt hay xấu, cho dù sự suy xét của hắn có lý trí hay phi lý trí, cho dù động cơ của hắn xuất phát từ sự suy xét công bằng hay sự ngu ngốc, từ thành kiến hay ác ý – thì sử dụng sức mạnh để chống lại một con người cũng không thể là quyết định tùy tiện của bất kỳ ai.

Ví dụ, hãy thử hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu một người đánh mất ví kết luận rằng anh ta đã bị ăn cắp. Anh ta bèn nhảy vào bất kỳ ngôi nhà nào ở gần đó để tìm lại ví, và bắn ngay người đầu tiên ném cho anh ta một cái nhìn không thân thiện, bởi cho rằng cái nhìn đó là bằng chứng của tội trộm cắp.

Việc sử dụng sức mạnh để trả đũa đòi hỏi những luật khách quan do các bằng chứng đưa ra để xác định rằng đã có một tội ác và chứng minh ai đã phạm tội ác ấy, cũng như những luật khách quan để xác định hình phạt và cưỡng chế thi hành trừng phạt. Không có những luật ấy, những người muốn chống lại tội ác sẽ biến thành một đám đông kiểu linsơ. Nếu xã hội để cho việc sử dụng sức mạnh nhằm mục đích trả đũa rơi vào tay mỗi cá nhân, nó sẽ suy đồi thành luật lệ của đám đông, luật kiểu linsơ cùng bất tận những vụ tư thù, cừu thù đẫm máu.

Khi sức mạnh bị cấm trong quan hệ xã hội, con người cần một thể chế nắm nhiệm vụ bảo vệ các quyền lợi của họ dưới (sự điều chỉnh của) một tập hợp các luật lệ khách quan.

Đây là nhiệm vụ của chính phủ – của một chính phủ đúng nghĩa – là nhiệm vụ căn bản nhất của nó, sự suy xét mang tính đạo đức duy nhất của nó, và là lý do tại sao con người cần có chính phủ.

Chính phủ là hình thức đặt việc sử dụng sức mạnh nhằm mục đích trả đũa vào dưới sự điều chỉnh khách quan – tức là, dưới các luật được định ra một cách khách quan.

Sự khác biệt căn bản giữa hành động của cá nhân (tư nhân) với hành động của chính phủ - sự khác biệt ngày nay đã hoàn toàn bị phớt lờ và lảng tránh – xuất phát từ một thực tế là chính phủ nắm độc quyền việc sử dụng sức mạnh một cách hợp pháp. Nó phải nắm độc quyền đó, bởi vì nó là cơ quan kiềm chế và chống lại việc sử dụng sức mạnh; và cũng chính vì lý do đó, các hành động của nó phải được định ra, phân định và giới hạn một cách cứng rắn; trong sự vận hành của nó, không được phép có một chút ý thích bất chợt, đồng bóng nào; nó phải là một robot vô nhân tính; với động lực duy nhất là luật pháp. Xã hội muốn được tự do thì chính phủ phải bị kiểm soát.

Trong một hệ thống xã hội đúng đắn, cá nhân được tự do theo pháp định để tiến hành bất kỳ hành động nào anh ta muốn (miễn là anh ta không xâm phạm quyền lợi của những người khác), trong khi một quan chức chính phủ thì bị luật giới hạn lại trong bất kỳ hành động chính thức nào của ông ta. Một cá nhân có thể làm bất kỳ cái gì trừ phi cái đó bị luật pháp cấm; một quan chức chính phủ không được làm bất kỳ cái gì trừ phi cái đó được luật pháp cho phép.

Đây là hình thức đặt lẽ phải lên trên sức mạnh. Đây là quan niệm của người Mỹ về “một chính phủ của luật pháp và không phải của nhân dân”.

Bản chất của luật pháp trong một xã hội tự do và quyền lực của chính phủ trong xã hội đó, cả hai đều hình thành bắt nguồn từ bản chất và mục đích của một chính phủ đúng đắn. Nguyên tắc căn bản của cả hai đã được chỉ ra trong Tuyên ngôn Độc lập (của nước Mỹ): “để bảo đảm những quyền lợi (cá nhân) này, các chính phủ được thành lập từ dân, nhận lấy quyền lực chính đáng của chúng từ sự đồng thuận của những người chịu sự quản lý…” (tức những người mà chính phủ quản lý - ND).

Bởi vì bảo vệ quyền cá nhân là mục đích thích đáng duy nhất cho sự tồn tại của một chính phủ, nên nó là đối tượng thích đáng duy nhất của lập pháp: tất cả luật pháp đều phải đặt trên cơ sở quyền cá nhân và đều nhằm bảo vệ các quyền đó. Tất cả luật pháp phải khách quan (và công bằng một cách khách quan): mọi người phải biết rõ, và biết trước khi tiến hành một hành động, là luật pháp cấm họ làm những gì (và tại sao), cái gì cấu thành một tội ác và họ sẽ phải chịu hình phạt gì nếu phạm tội đó.

Nguồn gốc quyền lực của chính phủ là “sự đồng thuận của những người chịu sự quản lý”. Điều này có nghĩa rằng chính phủ không phải là kẻ cai trị, mà là đầy tớ hay là tay sai của các công dân; nghĩa là một chính phủ như thế không có quyền gì trừ các quyền mà các công dân ủy cho nó vì một mục đích cụ thể.

Chỉ có một nguyên tắc căn bản mà các cá nhân phải thuận theo nếu họ muốn sống trong một xã hội văn minh, tự do: nguyên tắc chống sử dụng sức mạnh và ủy cho chính phủ quyền tự vệ tự nhiên của mỗi cá nhân, nhằm thực thi luật một cách có trật tự, khách quan và theo đúng như những gì luật xác định. Hay nói cách khác, mỗi cá nhân phải chấp nhận sự phân biệt giữa nghĩa vụ và ý thích thất thường (bất kỳ ý thích nào, kể cả ý thích của bản thân cá nhân đó).

Bây giờ điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp giữa hai cá nhân có sự bất đồng về một vụ việc mà hai bên đều tham gia?

Trong xã hội tự do, một người không bị bắt buộc phải giao dịch với người khác. Họ chỉ làm như thế trên cơ sở sự nhất trí tự nguyện, và, khi có thêm yếu tố thời gian, trên cơ sở hợp đồng. Nếu hợp đồng bị phá vỡ do quyết định tùy tiện của một người, điều đó có thể gây ra tổn hại về mặt tài chính đến mức thảm họa cho người kia, và nạn nhân sẽ không còn cách nào khác ngoài việc giữ tài sản của đối phương để đền bù thiệt hại. Nhưng ở đây, lại một lần nữa, việc sử dụng sức mạnh không thể là quyết định cá nhân của một ai. Và điều này dẫn đến một trong những chức năng quan trọng nhất và phức tạp nhất của chính phủ: chức năng làm trọng tài giải quyết các bất đồng giữa mọi người với nhau theo các luật khách quan.

Tội phạm là thiểu số nhỏ trong bất kỳ xã hội bán văn minh nào. Nhưng việc bảo vệ và cưỡng chế thực thi hợp đồng thông qua các tòa án dân sự là nhu cầu tối quan trọng của một xã hội hòa bình; không có sự bảo vệ đó, không nền văn minh nào có thể phát triển hay được duy trì.

Download nguyên bản tiếng Anh ở đây:http://vepr.org.vn/home/index.php?option=com_content&task=view&id=846&Itemid=474

(Xem tiếpphần 2)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà nước pháp trị trong đời sống thường nhật

    09/11/2017TS. Nguyễn Sĩ PhươngThượng tôn pháp luật là nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước pháp trị đó là tuân thủ luật pháp và được Nhà nước bảo đảm thực thi bằng Toà án độc lập.
  • Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    29/11/2014Lê Nguyễn Hương TrinhCuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp...
  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Quan niệm của Hêghen về xã hội công dân

    29/04/2014Nguyễn Đình TườngTrong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của G.V.Ph.Hêghen về xã hội công dân (xã hội dân sự), về các mối quan hệ kinh tế của xã hội công dân cũng như cơ cấu đẳng cấp và biện chứng của xã hội công dân. Theo tác giả, Hêghen đã đứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm khách quan, thần bí để xem xét mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước, coi nhà nước là cái có trước, là cơ sở và động lực của xã hội công dân. Vì vậy, có thể nói, quan niệm của Hêghen về xã hội công dân nói riêng và triết học của ông nói chung có tính chất mâu thuẫn.
  • Nhân loại: Tổ chức và rèn luyện các nền dân chủ

    19/04/2014Nguyễn Trần BạtNếu không có thể chế dân chủ thì con người không có cơ hội, không có cách thức hiện thực hóa tự do của mình. Do vậy, xây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề

    15/04/2014Bùi Quang DũngXã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các đinh nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ

    14/11/2009Nguyễn Trần BạtXây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Một số quan niệm cổ điển về xã hội dân sự

    09/11/2009Trần Hữu Quang*Trong lịch sử sinh thành của khái niệm "xã hội dân sự" nơi các nhà tư tưởng cổ điển Tây phương, người ta có thể nhận thấy rằng diễn trình biến chuyển của khái niệm này thực ra biểu hiện những sự thay đổi trong các quan điểm lý thuyết về các mối quan hệ giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội. Quá trình biến chuyển này xét về đại thể đã trải qua bốn quan niệm khác nhau...
  • Xã hội dân sự?

    26/10/2009Cao Huy ThuầnGiữa Nhà nước tham nhũng với xã hội dân sự vô đạo đức, liên hệ nhân quả xoáy vòng tròn, đây là nhân mà đây cũng là quả, cái này cắt nghĩa cái kia và ngược lại. Thì cũng vậy giữa Nhà nước dân chủ và xã hội dân sự dân chủ: chỉ một Nhà nước dân chủ mới tạo ra được một xã hội dân sự dân chủ; chỉ một xã hội dân sự dân chủ mới tạo ra được một Nhà nước dân chủ.
  • Những tiền đề và điều kiện hình thành phát triển xã hội dân sự hiện nay ở Việt Nam

    23/10/2009TS. Hồ Bá ThâmBài viết này tập trung làm rõ các khíạ canh ở góc nhìn triết học, như: 1-Bộ ba trong xã hội hiện đại; 2- Cần hiểu rõ thực chất xã hội dân sự ở VN hiện nay, có số lượng hoành tráng thiếu thực chất. Vấn đề “tổ chức phi chính quyền do chính quyền tổ chức”?; 3-Sự hình thành, phát triển; 4-Những tiền đề, điều kiện cần tạo ra có nhiều nhưng chung quy lại là gì: 5-Đâu là lực cản của các giai đoạn của quá trình hình thành?
  • Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân

    02/09/2009Nhà báo Hữu ThọTại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. So với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, hơn nửa thế kỷ đã qua là một thời gian không dài, nhưng Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi thác ghềnh, giành lại và giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, từng bước thực hiện tự do và hạnh phúc của toàn dân...
  • Nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự

    22/08/2009TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức“Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh... Trật tự, pháp luật, nhà nước, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại!”
  • Triết lý chính trị- xã hội & pháp luật

    13/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCó thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato. Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì...
  • Lập Hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam

    05/08/2009Nguyễn Minh TuấnGần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới.
  • Ai nuôi nhà nước

    12/06/2009Trần Đức NguyênĐánh thuế trực tiếp để người tiêu dùng cảm nhận được đồng tiền thuế của mình là để nuôi Nhà nước và đáp ứng yêu cầu: “Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân”
  • Xã hội dân sự, tính đặc thù và vấn đề ở Việt Nam

    10/04/2009TS. Hồ Bá ThâmXã hội Dân sự có tính phổ biến, tinh toàn cầu, dù rằng các dân tộc tiến đế nó một cách nhanh chậm khác nhau và phát huy nó khác nhau. Xã hội Dân sự ở Việt Nam cả lý thuyết, đường lối và thực tế đang đặt ra nhiều câu hỏi phải trả lời...
  • Con đường tới chế độ nông nô

    23/01/2009F. A. HayekCuốn sách được F. A. Hayek viết hơn 60 năm trước, trong thời kì đầu của Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, và được xuất bản đầu tiên tháng 3 năm 1944. Chủ đề muôn thủa của cuốn sách là quan hệ giữa tự do cá nhân và vai trò kinh tế của nhà nước, giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa chuyên chế...
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới và những nhiệm vụ của năm 2009

    09/01/2009Nguyễn Trần BạtTrong thời đại đã toàn cầu hoá ngày nay, không quốc gia nào có quyền nói về những hiện tượng phát triển của mình mà không quan tâm, không phân tích hiện tượng tương đương của thế giới. Phải nói rằng, cho đến phút này, giới học giả và chính phủ trên thế giới chưa hình dung được đầy đủ cơ cấu của hiện tượng khủng hoảng kinh tế...
  • Luận bàn về quản lý: Nhà nước, mô hình tập đoàn và cổ phần hóa

    27/04/2008Sau một năm gia nhập WTO, bên cạnh những thành tựu thu được, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề lớn có xuất phát điểm từ điều hành quản lý kinh tế. Giới doanh nghiệp, người dân tiếp tục trông đợi sự chèo lái của Nhà nước nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn ở phía trước. Bàn về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế khẳng định, để đáp ứng sự trông đợi đó, đã đến lúc cần một sự đổi mới về quản lý Nhà nước...
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Cấu trúc Chính trị Toàn cầu

    13/11/2007SorosTheo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, người ta nói nhiều về cấu trúc tài chính toàn cầu. Hầu như không có thảo luận nào về cấu trúc chính trị toàn cầu. Đây là một sự bỏ sót kì lạ, căn cứ vào nền chính trị quốc tế đầy rẫy xung đột, và các dàn xếp được nghĩ ra để giải quyết chúng là yếu hơn nhiều so với vũ đài tài chính...
  • Một Cấu trúc Tài chính Toàn cầu Mới

    13/11/2007SorosĐộ dài của khủng hoảng đã ngắn hơn nhiều và sự sa sút về hoạt động kinh tế nông hơn có thể dự kiến lúc đó. Điều này được coi như bằng chứng rằng các thị trường tài chính có cách tự hiệu chỉnh và rằng hệ thống tư bản toàn cầu như được cấu tạo hiện nay là cơ bản lành mạnh. Theo lẽ phải thông thường, các thiếu sót đã là ở các nước vấp phải khủng hoảng, chứ không phải ở bản thân hệ thống. Các thiếu sót đang trong quá trình sửa...
  • Hệ thống Tư bản Chủ nghĩa Toàn cầu

    13/11/2007SorosLuận điểm của tôi là hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu thịnh hành ngày nay là một dạng bị bóp méo của xã hội mở. Nó tin quá nhiều vào động cơ lợi nhuận và cạnh tranh và không bảo vệ lợi ích chung thông qua ra quyết định hợp tác. Đồng thời, nó để quá nhiều quyền lực vào tay các nhà nước có chủ quyền, thường vượt quá sự kiểm soát dân sự...
  • Bàn về xã hội dân sự

    15/08/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultKhái niệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gần nhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hội dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết...
  • Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân sự

    22/07/2007Tùng ThưLà một trong những danh tác chính trị thế giới, cuốn sách này vừa tiếp nối dòng chảy liên tục của tư tưởng nhân loại về phạm trù “nhà nước”, “quyền lực” từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại đến thời Phục hưng, vừa góp phần tạo tiền đề trực tiếp cho trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và ghi dấu ấn rõ nét trong tư duy và hành động của các nhà lập quốc Mỹ sau này...
  • Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới

    01/01/1900Nguyễn NiênXã hội ta là xã hội dân chủ: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân", "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Cuộc vận động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, ở cơ quan, ở doanh nghiệp đã được triển khai rộng rãi, thực hiện tích cực đã mang lại những kết quả tốt bước đầu. Nhưng còn cần phải làm nhiều hơn, mạnh hơn nữa.

  • Bảy cột mốc trong lãnh đạo Chính phủ điện tử

    02/07/2006Lê Kim Dung (lược dịch)Các nhà lãnh đạo hiện nay thường nhìn nhận Chính phủ điện tử bó hẹp ở việc chuyển toàn bộ dịch vụ công lên mạng, vì thế đãbỏ qua những cơ hội vô cùngto lớn có tính quyết định đối với lợi thế tương đối của một quốc gia về lâu dài. Cung cấp dịch vụ trực tuyến chỉ là điều hiện cần của Chính phủ điện tử. Bất cứ một Chính phủ tham vọng nào cũng đều phải nhìn xa hơn thế...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • xem toàn bộ