Bảy cột mốc trong lãnh đạo Chính phủ điện tử

08:49 SA @ Chủ Nhật - 02 Tháng Bảy, 2006

Các nhà lãnh đạo hiện nay thường nhìn nhận Chính phủ điện tử bó hẹp ở việc chuyển toàn bộ dịch vụ công lên mạng, vì thế đãbỏ qua những cơ hội vô cùngto lớn có tính quyết định đối với lợi thế tương đối của một quốc gia về lâu dài. Cung cấp dịch vụ trực tuyến chỉ là điều hiện cần của Chính phủ điện tử. Bất cứ một Chính phủ tham vọng nào cũng đều phải nhìn xa hơn thế.

Bảy cột mốc dưới dây do Iand Caldow- Giám đốc và Chính phủ điện tử,Công ty IBMđề xuất dược coi là những thành tố không thể thiếu được trong quá trình xây chung và vận hành Chính phủ điện tử. Chia nhỏ ra từng cột mốc chỉ nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của mỗi thành tố trong một tổng thể. Bảy cột mốc dưới đây do Janet Caldow - Giám đốc Viện Chính phủ điện tử, Công ty IBM đề xuất được coi là thành tố không thể thiếu được trong quá trình xây dựng và vận hành Chính phủ điện tử. Chia nhỏ ra từng cột mốc chỉ nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của mỗi thành tố trong một tổng thể. Tựa như chiếc xe có bảy chú ngựa kéo, mỗi chú ngựa được nối vào chiếc xe và với chú ngựa khác. Trừ khi cả bảy chú ngựa cùng kéo một lúc và phối hợp với nhau một cách ăn ý, chiếc xe sẽ không thể tiến tới đích được.

Tầm nhìn của Chính phủ điện tử không thể trọn vẹn nếu thiếu dân chủ kỹ thuật số. Dân chủ kỹ thuật số bao gồm từ đăng ký bầu cử, bỏ phiếu, trưng cầu dân ý, liên lạc giữa các đại biểu và cử tri của họ, khả năng toàn bộ dân chúng được tiếp cận với công nghệ cao, các cơ quan chính quyền được kết nối mạng với nhau và quá trình lập pháp khuyến khích các công dân tham gia.

Cột mốc thứ nhất: Tích hợp

NhiềuChính phủ đã nhận thấy dịch vụ công hiệu quả hơn khi chúng được cung cấp độc lập với cơ cấu tồ chức, hay "cơ chế một cửa". Mục tiêu là để người sử dụng dịch vụ công có thể tiếp cận ngay với dịch vụ mà không cần biết phòng ban nào cung cấp dịch vụ đó. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các cổng Internet đều đưa giao dịch đến từng bộ phận đơn lẻ và hệ thống công nghệ của bộ phận đó để xử lý. Vì thế, mỗi dịch vụ vẫn còn có quan hệ một đối một với phòng ban cung cấp dịch vụ đó. Không những thế mỗi phòng ban, tổ chức lại sử dụng một nền tảng công nghệ với các cơ sở dữ liệu có những ứng dựng riêng, không tương thích với cơ sở hạ tầng công nghệ tại các bộ phận khác. Liệu chúng ta có phải quay lại chuyển toàn bộ các dịch vụ trực tuyến rời rạc vào một cổng Intemet duy nhất. Điểm xuất phát phải xa hơn thế. CácChính phủ cần cam kết chuyển toàn bộ dịch vụ lên trực tuyến trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Tiếp đó, mỗi bộ phận chức năng cần phát triển các nguyên tắc đánh giá mối quan hệ tương tác của bộ phận mình với bộ phận khác từ góc độ của người sử dụng dịch vụ công .Nhờ đó, Chính phủ sẽ dần nhận ra phải xây dựng một tổ chức nối mạng như thế nào để gắn kết toàn bộ các quá trình giữa các phòng ban và hệ thống công nghệ thông tin khác, đem lại cho người sử dụng sự tiện lợi tối ưu.

Chính phủ điện tử là một sự thay đổi não trạng toàn diện về cách vận hành công việc. Khi Chính phủ điện tử phát triển, thời gian cung cấp dịch vụ công không phải là gần 100%. Giờ hành chính khi đó sẽ là 168 giờ, 24 giờ một mỗi phòng ban, tổ chức lại sử ngày và 7 ngày trong tuần.

Cột mốc thứ hai: Phát triển kinh tế

Trên con đường tiến đến Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế trong thời đại kỹ thuật số thường biểu hiện ở năm góc độ: thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giáo dục, thu hút các ngành công nghệ cao, tiếp cận với cơ sở hạ tầng công nghệ, và một Chính phủ tận tình với giới doanh nghiệp.

CácChính phủ thường tập trung chu hút một số ít Công ty lớn, khuyến khích họ xây dựng các nhà máy và tạo công ăn việc làmcho một khu vực pháp lý nhất định. Tuy nhiên, thời nay khu vực kinh tế phát triển nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVN) . Một khu vực có thể có hàng chục ngàn doanh nghiệp nhỏ. Nếu mỗi doanh nghiệp có cơ hội phát triển thành một Công ty, tạo thêm một số việc làm, nền kinh tế của toàn bộ khu vực đó đã mang một bộ mặt mới.

Những doanh nghiệp vừa và nhỏ này cần gì, và Chính phủ có thể hỗ trợ gì? Để chuyển sang kinh doanh trên mạng điện tử, các Công ty vừa và nhỏ cần tiếp cận được với nguồn kinh nghiệm chuyên môn và công nghệ hiện đại. Đứng riêng lẻ, họ không đủ khả năng để đầu tư cho những nguồn lực đó. Tuy nhiên khi tập hợp được toàn bộ nhu cầu của khối DNVN này, giá cả các dịch vụ trọn gói đối với họ không còn là vấn đề bất khả thi. Đặc biệt với sự trợ giúp của chính phủ, khu vực kinh tế tư nhân có thể nâng cao sức cạnh tranh của mình một cách đáng kể trong thời đại mới.

Khi các giao dịch được chuyển hết lên mạng, mô hình phát triển kinh tế sẽ thay đổi. Những nhân viên thực hiện các giao dịch truyền thống sẽ mất việc làm, trừ khi họ thích nghi được với những thách thức mới.Vì thế, ngoài việc tạo điều kiện cho các DNVN phát triển cũng như thúc đẩy phát triển trong mọi ngành, Chính phủ còn cần gây dựng một đội ngũ nhân lực đủ cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu mới nảy sinh. Tình trạng thiếu kỹ năng trầm trọng đang xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới. Đương nhiên, chìa khoá để giải quyết vấn đề là giáo dục, và đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo ở mọi nơi đều coi giáo dục là ưu tiên số một. Một hệ thống giáo dục sản sinh ra một lực lượng lao động cạnh tranh rõ ràng phải là trọng điểm của bất cứ chương trình phát triển kinh tế nào.

CácChính phủ cũng cần có chiến lược thu hút lao động trí thức và các Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao vào lãnh địa của mình. Khối thịnh vượng chung của Virginia đã đặc biệt thành công trong việc lôi kéo các nhóm đối tượng này. Ngày nay gần 50% giao thông Internet của thế giới đi qua Bắc Virginia. Khu vực này đã trở thành "ngôi nhà” của nước Mỹ trực tuyến và hàng ngàn các Công ty công nghệ cao.

Cột mốc thứ ba: Dân chủ điện tử

Tầm nhìn của Chính phủ điện tử không thể trọn vẹn nếu thiếu dân chủ kỹ thuật số. Dân chủ kỹ thuật số bao gồm từ đăng ký bầu cử, bó phiếu, trưng cầu dân ý, liên lạc giữa các đại biểu và cử tri của họ, khả năng toàn bộ dân chúng được tiếp cận với công nghệ cao, các cơ quan chính quyền được kết nối mạng với nhau, và quá trình lập pháp khuyến khích các công dân tham gia. CácChính phủ được đánh giá cao hơn khi công khai hoá thông tin trên mạng. Tuy nhiên, điều chính yếu của Chính phủ điện tử là phải nâng cấp liên lạc hai chiều giữa các cử tri và đại biểu họ bầu ra, tạo điều kiện cho công dân của mình tham gia sâu rộng hơn vào quá trình lập pháp. StevenClift đã đưa ra “10 điều cần làm trong thực hiện Dân chủ điện tử"

Công nghệ có thể biến các Nghị sĩ thành những thành viên tham gia tranh luận trên sàn (tựa sàn giao dịch chứng khoán), và các cử tri theo dõi những cuộc tranh luận đó để quyết định bỏ phiếu cho ai. Công nghệ mới thậm chí còn cho phép các nhà lập pháp liên lạc với các nhân viên ở hậu trường, tiến hành nghiên cứu về các vấn đê ngay trên Intemet, đàm phán với các thành viên khác hay các đảng đối lập trong khi cuộc tranh luận trên sàn vẫn đang tiếp diễn.

Các công cụ phục vụ cho các chiến dịch bầu cử, liên lạc với các cử tri và phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp các tình nguyện viên, những chuyến công du lôi kéo sự ủng hộ và quyên góp tiền, đăng ký đi bầu và bỏ phiếu đều là các thành tố đầu trong Cột mốc dân chủ điện tử.

Cột mốc thứ tư: Các cộng đồng điện tử

Về cơ bản, Chính phủ thực chất mang tính cộng đồng. An ninh công cộng y tế cộng đồng, công viên và các khu vui chơi giải trí, dịch vụ cho người già và các thanh niên là những ví dụ tiêu biểu. Tuy nhiên, Chính phủ còn là một phần không thể thiếu được trong chất lượng tối thiểu của cuộc sống, bao gồm cơ hội công bằng, giáo dục, tính đa dạng, và thậm chí cả những lễ hội. Bất cú một cam kết nào đối với Chính phủ điện tử cần nhằm đa dạng hóa các cộng đồng Chính phủ phục vụ. Dân chúng không chỉ là công dân của một chính phú, họ còn là các bậc cha mẹ, những thành viên trong gia đình, những tình nguyện viên, những người hàng xóm, người tiêu dùng, sinh viên, những vận động viên thể thao, các công dân già cả, trẻ nhỏ và thành viên của một giáo hội hay một tồ chức xã hội nhất định.Hợp sức lại họ dệt nên tấm thảm muôn màu của các cộng đồng nền tảng của xã hội. Định nghĩa cộng đồng ở cấp chính quyền địa phương khác với cấp chính quyền TW, nhưng mỗi một trong số những cộng đồng đó đều có những nét đặc thù xã hội học riêng và đều đáng được tôn trọng.

Cơ sở hạ tầng có lẽ là nhân tố quan trọng nhất cho phép người dân, các doanh nghiệp, các cơ sở chăm sóc sức khoẻ và các tổ chức giáo dục phát triển mạnh trong nền kinh tế và xã hội kỹ thuật số. Khi Intemet thế hệ mới đang bắt đầu thành hình hài, các cộng đồng nông thôn sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn. Giống như các doanh nghiệp nhỏ, từng cộng đồng này với lượng dân số nhỏ không có lợi thế khi thương lượng với các nhà cung cấp tốc độ cao. Chính phủ cần phải tìm các tập hợp nhu cầu của từng cộng đồng sau đó tìm nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu tổng hợp đó, đem lại cơ hội công bằng cho những cộng đồng thiểu số.

Cột mốc thứ năm: Liên chính quyền

Hiện tượng liên chính quyền chỉ mới bắt đầu và đang trở thành thành phần chính yếu trong Chính phủ điện tử. Khi mọi ranh giới bị nhạt nhoà, ranh giới giữa các chính quyền có lẽ sẽ trở nên mờ nhạt nhất. Những vấn đề của thế giới vật chất như bệnh tật, sâu rầy, quá trình nóng toàn cầu và ô nhiễm không có ranh giới địa lý.Công nghệ cũng không có biên giới và có ảnh hưởng lớn đối với việc điều hành quốc gia.

Ở cấp độ toàn cầu, các tổ chức bán Chính phủ đang nổi lên thu hút trí thức và nguồn lực, chống chọi với những vấn đề toàn cầu. Trong phạm vi quốc gia, ngày càng xuất hiện nhu cầu phối hợp hoạt động, dịch vụ cũng như công nghệ ở cấp quốc gia, tỉnh hay thậm do địa phương nhỏ hơn nữa. Các công dân và giới doanh nghiệp phải hành động tương tác ở mọi cấp chính quyền. Vì thế, để đem lại hiệu quả chương trình nghị sự, chính phủ điện tử cần bao trùm được mối quan hệ trên chính quyền.

Lợi ích của chương trình liên chính quyền không chỉ giúp các công dân giao dịch với chính quyền thuận tiện hơn, nó còn thúc đẩy các doanh nghiệp ở nhiều mặt. Khi cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng, nếu các doanh nghiệp không phải tuân thủ vô số các quy định của chính quyền nữa, họ sẽ tiết kiệm được lượng thời gian không nhỏ, gánh nặng tài chính cũng giám bớt, vì thế có thể phản hồi trên thương trường nhanh hơn, vị thế cạnh tranh của họ được nâng cao, hiệu quả kinh doanh tăng rõ rệt.

Cột mốc thứ sáu: Môi trường chính sách

Tạo dựng khung pháp lý là một cột mốc nữa quyết định sự thành bại của Chính phủ điện tử. Cần phải thay đổi các luật cũ cũng như xây dựng thêm những điều luật mới. Và có lẽ quan trọng hơn cả trong giai đoạn trứng nước của nền kinh tế nối mạng toàn cầu, cần phải tấn công trước hết vào những hạn chế trong khâu lập pháp. Hàng loạt các vấn đề cơ bản bao gồm thuế, chữ ký điện tử, chứng thực, bí mật cá nhân, khoảng cách kỹ thuật số thương mại quốc tế, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, và việc nới lỏng các chính sau trong viễn thông đã được đưa vào chương trình nghị sự của hầu hết tất cả các quốc gia, các cấp chính quyền địa phương.

Các hiệp hội quốc gia, các viện tư nhân và nhà nước, các tồ chức chính sách công, và các Viện nghiên cứu của Chính phủ là nguồn chủ đạo để nghiên cứu và tư vấn những nhà lập pháp về vấn đề chính sách. Một mô hình thành công là sáng kiến Hội đồng IntemetMỹ bán tư nhân. Hoạt động nhờ kinh phí huy động từ khu vực tư nhân, tổ chức phi lợi nhuận USIC không chỉ đào tạo những chính khách được bầu, họ còn tập hợp một mạng lưới các nhà lập pháp từ 50 bang của Mỹ để chia sẻ các phương pháp xây dựng luật tiêu biểu cũng như những thực tiễn kiểu mẫu.

USIC còn xoá đi sự khác biệt về các cơ quan lập pháp của các bang với Nghị viện Mỹ trong việc phối hợp trên chính quyền để xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến Internet.

Cột móc thứ bảy: Internet thế hệ mới

Cột mốc thứ bảy là đầu mang khí cụ của quả tên lửa chiến lược Chính phủ điện tử. Nó không chỉ phụ thuộc vào tiến bộ của các cột mốc khác, mà còn là tiêu chí để đánh giá sự khác biệt của mỗi Chính phủ trong tương lai.

Intemet thế hệ mới được mô tả bằng bảy xu thế. Tốc độ, Kết nối liên tục, Mọi nơi, Tự nhiên, Thông minh, Dễ dàng, và Đáng tin cậy. Với việc tăng nhanh tốc độ truy cập Internet người sử dụngsẽ không còn phải chờ đợi, họ được kết nối liên tục và truy cập tới các dịch vụ công nhanh chóng, bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào. Internet, thế hệ mới cũng sẽ trở nên tự nhiên và thông minh hơn với những công nghệ thân thiện và sử dụng trí tuệ nhân tạo. Quan trọng nhất là công nghệ sẽ trưởng thành mang lại tính dễ dàng cho người sử dụng đồng thời đảm bảo độ tin cậy cao nhất.

Như vậy bảy cột mốc đã nêu ở trên là điều kiện cần thiết cho một Chính phủ điện tử. Để thành công, các nhà lãnh đạo sẽ phải làm việc không mệt mỏi. Đi tắt hay đi vòng có sức cuốn hút lớn đặc biệt trong những thời điểm cần tốc độ. Nhưng về lâu dài chỉ có tính kiên định và lòng quyết tâm mới đem lại kết quả. Vấn đề tài chính có thể làm đau đầu các nhà lãnh đạo. Giải pháp là không đứng một mình mà tìm kiếm đối tác đáng tin cậy để cùng chèo chống tới đích.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ứng xử với thông tin

    12/11/2015Phan ĐăngKhái niệm “công dân IT” (Information Technology) gợi mở nhiều suy nghĩ về vấn đề kiểm soát thông tin và sở hữu thông tin trong một bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ hóa, vi tính hóa hôm nay...
  • Nghe tiếng dân trên không gian ảo

    04/08/2014Diêm SơnInternet ngày càng phát triển và trở thành không gian rất thuận lợi cho việc phát biểu ý kiến cá nhân. Trước thực tế đó, các nhà lãnh đạo phản ứng như thế nào? E ngại, hạn chế hay lắng nghe và tương tác?
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Lại nói về đầu tư cho Công nghệ thông tin

    20/01/2006Nguyễn Như DũngKết sổ 2005, và giai đoạn 2001 - 2005, nhiều người cho rằng giới IT nước nhà đã đánh cả hai trận lớn tựa Austerlich và Waterloo và đều đánh với tư cách của... bên thua! Trận thứ nhất là 500 triệu USD xuất khẩu phần mềm. Trận còn lại là chính phủ điện tử - Đề án 112. Cả hai đều là thua to chỉ vì chỗ thừa, chỗ thiếu...
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Thách thức của nền khoa học máy tính trong tương lai

    10/12/2005Một nhóm các khoa học gia máy tính của Anh đã chỉ ra một số thách thức chính của nền công nghệ thông tin và hy vọng các nghiên cứu của họ sẽ là đường hướng nghiên cứu chính trong thời gian tới...
  • CNTT Việt Nam: “Thủ phạm” chính gây nên hội chứng thụt lùi?

    07/12/2005Xuân NamHàng năm, Diễn đàn kinh tế thế giời đều công bố những bản báo cáo của mình trong đó quan trọng nhất là báo cáo cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) và báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu (Global Information Technology Report).
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • 12 quy luật của nền kinh tế số

    30/09/2005TS. Lê Trường TùngCác chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ...
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • xem toàn bộ