Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân

11:27 SA @ Thứ Tư - 02 Tháng Chín, 2009

Xem thêm:

Cùng với Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, tại Quảng trường Ba Đình cách đây 48 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn độc lậplịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. So với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, hơn nửa thế kỷ đã qua là một thời gian không dài, nhưng Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi thác ghềnh, giành lại và giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, từng bước thực hiện tự do và hạnh phúc của toàn dân.

Công cuộc đổi mới đất nước là sự kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám và tinh thần của Tuyên ngôn độc lập 2-9. Trước những biến động đầy phức tạp của thế giới và trong nước, chủ nghĩa xã hội phải trải qua những thử thách nặng nề, những khó khăn trong nước có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua nổi, những thành tựu bước đầu rất quan trọng của công cuộc đổi mới bảo đảm cho đất nước đứng vững và phát triển, càng làm cho nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào con đường tiến lên của đất nước mà nhân dân ta, Đảng ta và Bác Hồ đã lựa chọn theo mục tiêu và lý tưởng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân, chúng ta đã xây dựng một nhà nước có bản chất hoàn toàn khác với chính quyền của các thời kỳ khác trong lịch sử. Đồng chí Tổng bí thư đã nói: "Nhân dân là người sáng tạo lịch sử, nhân dân phải là nguồn gốc của quyền lực. Trong xã hội ta, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chúng ta phải thấm nhuần sâu sắc và thực hiện một cách đầy đủ nhất". Nhà nước thật sự là của dân, do dân và vì dân, Nhà nước quản lý xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng là bản chất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam ta.

Mấy năm nay, cùng với những tiến bộ trong việc đổi mới kinh tế, nước ta đã có những tiến bộ trong việc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và thực hiện từng bước nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã phân định rõ hơn chức năng và giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Đảng lãnh đạo bảo đảm phát huy vai trò chủ động sáng tạo của Nhà nước. Nhà nước ta được nhân dân giao cho quyền lực và chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Tính hiệu lực và sức mạnh của Nhà nước chính là thể hiện hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Do đó, trong nhà nước pháp quyền của Việt nam luôn luôn có sự thống nhất giữa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng với tăng cường hiệu lực của Nhà nước. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân thể hiện tập trung ở vai trò của Nhà nước, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm phát huy mọi tiềm lực vật chất, tinh thần và trí tuệ của tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội tập hợp trong khối đại đoàn kết dân tộc phấn đấu vì sự phồn vinh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc luôn luôn là khát vọng cháy bỏng của mấy chục triệu đồng bào. Trong niềm phấn khởi chung trước những thành tựu rõ rệt của đất nước trong sự nghiệp đổi mới, nhân dân đang lo lắng và kiến nghị với Nhà nước ta kiên quyết đấu tranh hơn nữa chống các tệ nạn tham nhũng, hối lộ, quan liêu, làm hàng giả, trốn thuế, lậu thuế... gây tổn thất to lớn cho Nhà nước và Nhân dân. Vì sự nghiệp xây dựng đất nước, nhân dân ta mong muốn Nhà nước quản lý có hiệu quả đồng tiền, bát gạo của dân, khuyến khích các địa phương và mọi người làm giàu đồng thời chăm lo đời sống cho người nghèo và những vùng còn khó khăn. Những đơn thư khiếu tố của dân phải được xem xét, kết luận kịp thời, công minh... Đó không chỉ là tâm tư, nguyện vọng mà còn là sự ủy nhiệm của nhân dân đối với Nhà nước ta.

Bên cạnh việc không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm trước đất nước và nhân dân, đã đến lúc cần ban hành quy chế chặt chẽ về trách nhiệm pháp lý đối với những người giữ trách nhiệm trong bộ máy nhà nước, đặc biệt đối với những người có trách nhiệm phải trước hết tôn trọng pháp luật, làm cho phép nước nghiêm minh, kỷ cương xã hội chặt chẽ, Nhà nước ta thật sự là của dân, do dân, vì dân, động viên sức lực to lớn của toàn Đảng, toàn quân, và toàn dân phấn đấu vì mục tiêu giữ vững nền độc lập dân tộc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.


Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân vững mạnh
(Xã luận báo Nhân dân 1-9-2009)

Những ngày này, nhân dân ta ở khắp mọi miền đất nước sôi nổi thi đua lập thành tích Kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2009). Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường XHCN, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 64 năm xây dựng và phát triển, Nhà nước ta thật sự là trụ cột của hệ thống chính trị, tổ chức nhân dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, xây dựng và phát triển đất nước. Ðặc biệt là trong hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, Nhà nước ta đã thể hiện vai trò rất to lớn của nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mọi hoạt động của Nhà nước đều không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện về mọi mặt.

Các cơ quan trong bộ máy Nhà nước đã có nhiều đổi mới cả về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HÐH, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu của nhân dân. Quốc hội có bước đổi mới quan trọng, từ khâu bầu cử đại biểu QH đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động; tăng cường bộ phận chuyên trách; làm tốt hơn các chức năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Bộ máy của Chính phủ và cơ quan chính quyền địa phương các cấp cũng được kiện toàn thêm một bước. Ðã sắp xếp các cơ quan bộ và ngang bộ để hình thành các bộ quản lý Nhà nước theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, tách dần chức năng quản lý Nhà nước với quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phân biệt chức năng của cơ quan hành chính công quyền với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng. Sự điều hành của Chính phủ ngày càng nhanh, nhạy, kịp thời, hiệu quả hơn. Ðã tiến hành cải cách một bước nền hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực thể chế hành chính, tổ chức bộ máy hành chính, phương thức hoạt động và đội ngũ công chức theo hướng ngày càng khoa học, chính quy, công khai, từng bước quy chế hóa, xã hội hóa hoạt động hành chính. Chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các cơ quan tư pháp ngày càng được phân định rõ hơn. Nhờ vậy, hoạt động của các cơ quan này đã có nhiều tiến bộ và đạt được những kết quả tốt, góp phần cùng cả nước làm nên thành tựu của sự nghiệp đổi mới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình đổi mới, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta còn bộc lộ không ít nhược điểm, nhiều mặt chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Bộ máy Nhà nước chưa thật tinh gọn, chưa thật sự vững mạnh. Chính quyền cơ sở nhiều nơi còn yếu kém. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu chưa được ngăn chặn, đẩy lùi...

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một quá trình. Nghị quyết Ðại hội lần thứ X của Ðảng đã xác định, xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. Ðây là đòi hỏi của sự phát triển đất nước và là nhiệm vụ của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta. Quốc hội đang tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có chất lượng công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động các cơ quan của Quốc hội. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền hành chính Nhà nước, nhất là cải cách thủ tục hành chính; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, tăng cường chống tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị nhằm xây dựng một nền tư pháp Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.

Phát huy khí thế hào hùng và tinh thần tiến công của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội lần thứ X của Ðảng và các Nghị quyết của Quốc hội, nhất là về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà nước pháp trị trong đời sống thường nhật

    09/11/2017TS. Nguyễn Sĩ PhươngThượng tôn pháp luật là nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước pháp trị đó là tuân thủ luật pháp và được Nhà nước bảo đảm thực thi bằng Toà án độc lập.
  • Gương soi công bằng, dân chủ và văn minh!

    16/02/2015Nguyễn Bỉnh QuânKhi chính quyền và người dân chưa ý thức được tầm quan trọng, thiết yếu của không gian công cộng,văn hóa công cộng, chưa chăm chút đầu tư cho không gian công cộng, chưa giáo dưỡng xây dựng lối sống nơi công cộng thì cái xã hội mà ta mong mỏi, công bằng-dân chủ-văn minh, chưa thể hiện hình...
  • Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    29/11/2014Lê Nguyễn Hương TrinhCuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp...
  • Di chúc Hồ Chí Minh: Vấn đề dân chủ và "Thực hành dân chủ rộng rãi" với bối cảnh hiện nay

    20/12/2010TS. Hồ Bá ThâmBài viết này tác giả trên cơ sở khẳng định giá trị về tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc và nêu lên những vấn đề cần giải quyết về mặt dân chủ để tạo động lực, đổi mới, hội nhập và phát triển thành công...
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự

    22/08/2009TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức“Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh... Trật tự, pháp luật, nhà nước, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại!”
  • Ai nuôi nhà nước

    12/06/2009Trần Đức NguyênĐánh thuế trực tiếp để người tiêu dùng cảm nhận được đồng tiền thuế của mình là để nuôi Nhà nước và đáp ứng yêu cầu: “Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân”
  • Cần một bộ máy nhà nước chuyên nghiệp

    10/06/2009TS. Nguyễn Sỹ PhươngNhân viên, quan chức chuyên nghiệp, công nghệ vận hành nhà nước hiện đại, không phải cứ chủ trương là có được, trong thế giới hiện đại, nó chỉ hình thành với một mô hình nhà nước pháp trị, vốn bắt buộc mọi nhân viên, quan chức, mọi cơ quan công quyền đều buộc phải và chỉ chịu sự điều chỉnh và chế tài của pháp luật. Những nhân viên, quan chức không hành xử đúng luật phải được đào thải thay thế, coi đó là một quy luật chọn lọc tự nhiên.
  • Chế độ dân chủ (Nhà nước và xã hội)

    21/05/2009Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách giáo khoa được viết một cách rõ ràng, dễ hiểu, với văn phong hài hước sẽ giúp các cháu học sinh đồng nhất mình với các nhân vật được trình bày. Mà nhân vật ở đây chính là Quốc hội, các nhà hoạt động Nhà nước và cả Tổng thống nữa.
  • “Dân chủ là một hiện tượng văn hóa”

    10/04/2009Hoàng Ngọc HiếnGiữa thế kỷ XIX, Alexis de Tocqueville (1805 - 1859) xuất hiện như là
    "lương tâm" của trung thế kỷ; ngày nay hai công trình cơ bản của ông Về
    dân chủ (De la democratie) (1835 - 1840) - bản dịch tiếng Anh có nhan
    đề là "Về dân chủ ở Mỹ", "Chế độ cũ và cách mạng" (L'ancien regime et la
    revolution) (1856) được nhìn nhận là những tác phẩm khoa học có giá trị
    kinh điển. Đặc biệt công trình "Về dân chủ" chứng tỏ tác giả có cách nhìn
    khoa học sâu sắc và sáng suốt lạ thường trong việc nghiên cứu xã hội Mỹ
    cũng như trong suy tư triết học về viễn cảnh chế độ dân chủ và lý tưởng
    dân chủ.
  • Dân chủ đến từ đâu?

    09/03/2009Nguyễn Tiến LậpMặc dù các nền dân chủ trên thế giới đã có bề dày lịch sử trên hai trăm năm, vấn đề Dân chủ vẫn tiếp tục là bài toán khó giải đối với nhiều quốc gia . Thậm chí, còn có sự đặt lại những câu hỏi căn bản như Dân chủ là gì và nó có tính tất yếu - phổ quát hay không, trong đó bao hàm cả tâm lý ngờ vực và sự ngộ nhận... Ngoài ra, từ góc độ thực tiến, các bế tắc về con đường phát triển bên ngoài dân chủ cũng đã bắt đầu được nhận diện. Và đó là lý do để chúng ta nên bàn tiếp về đề tài quan trọng này.
  • Vai trò của nhà nước và vấn đề trách nhiệm xã hội

    16/10/2008Nguyễn Văn ThứcBài viết góp phần làm rõ thêm những nội dung cơ bản của khái niệm trách nhiệm xã hội và vai trò của nhà nước trong việc tổ chức và thực thi trách nhiệm xã hội. Theo tác giả, vai trò đó của Nhà nước thể hiện tập trung ở những điểm: 1) Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của đời sống xã hội, 2) Xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội, 3) Quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
  • Dân chủ hóa về chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtDân chủ hóa là xu thế tất yếu không chỉ của thế giới thứ ba mà của toàn nhân loại. Trong quá trình tương tác và cạnh tranh giữa các nền kinh tế, bản thân con người cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu và ngày càng khốc liệt. Giá trị cá nhân là sức cạnh tranh và sức cạnh tranh chính là nhân tố quan trọng nhất của một quốc gia...
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Nhà nước làm đến đâu?

    26/09/2006Nguyễn Quang ATrên thế giới người ta tranh cãi nhiều vềNhà nước nên làm gì và làm đến đâu, tranh cãi về Nhà nước to, Nhà nước nhỏ. Chúng ta, những người Việt Nam đã sống nhiều chục năm dưới thời Nhà nước lo cho dân từ cái kim sợi chỉ, miếng cơm manh áo. Chúng ta đã và vẫn quá ỷ lại vào Nhà nước. Cái gì chúng ta cũng đòi Nhà nước can thiệp, đòi Nhà nước phải lo, phảilàm. Vậy Nhà nước nên làm gì và làm đến đâu?
  • Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”

    12/09/2006Tương LaiTrên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trả khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng...
  • Vai trò động lực của dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người

    02/06/2006GS. TS. Nguyễn Trọng ChuẩnDân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, là nhu cầu không thể thiếu của từng cá nhân cũng như của cộng đồng người trong xã hội, nhất là trong xã hội văn minh, bởi vậy dân chủ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • xem toàn bộ