Lập Hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam

Cộng hòa Liên bang Đức
01:42 CH @ Thứ Tư - 05 Tháng Tám, 2009

Gần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới.

Bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại và cũng là bản Hiến pháp tồn tại lâu nhất cho đến nay trên thế giới, đấy chính là bản Hiến pháp của Mỹ năm 1787. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, nhiều vấn đề có thể hôm nay đúng, nhưng ngày mai chưa chắc vẫn còn đúng, vậy đâu là những giá trị trường tồn có khả năng thích ứng với đổi thay của xã hội trong bản Hiến pháp này?

Cách đây không lâu tôi có dịp trao đổi với GS.TS. John Attanasio, Chủ nhiệm Khoa Luật, đến từ Đại học Dedmann của Hoa Kỳ về Hiến pháp so sánh. Chúng tôi đã cùng chia sẻ nhiều vấn đề về Hiến pháp.

Ông đã đặt một câu hỏi mà tôi cho rằng rất thú vị đó là: “Bạn thử nghĩ xem Hiến pháp Mỹ qui định cho đối tượng nào?”

Tôi biết ông đặt câu hỏi như vậy là có ý muốn chia sẻ và so sánh một điều gì đó nên tôi trả lời để lắng nghe ông giải thích: “Phải chăng cho hai chủ thể là công dân và Nhà nước?”

“Thành công của Hiến pháp Mỹ đó là bản Hiến pháp này đã tạo ra đồng thời hai cơ chế giám sát hữu hiệu, đó là sự giám sát bên trong, tức là cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực (check and balance) giữa các cơ quan Nhà nước, và sự giám sát bên ngoài chính là xã hội dân sự (civil society) với đầy đủ những quyền năng được Hiến pháp bảo vệ. Thiết chế này có khả năng phản biện các chính sách, buộc Nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp, cùng thúc đẩy xã hội phát triển”.

GS.TS. John Attanasio

Ông chia sẻ:

Lẽ thường là như vậy, nhưng những nhà lập hiến đất nước tôi khi xây dựng Hiến pháp cho rằng: Hiến pháp chỉ nên qui định hành vi của Nhà nước (ông nhấn mạnh). Vì mục đích của Hiến pháp là giới hạn quyền lực của Nhà nước, tạo lập và bảo vệ xã hội dân sự (Civil Society) một cách hợp pháp, thúc đẩy tiến bộ xã hội, ngăn chặn hành vi lạm quyền từ phía Nhà nước. Xã hội dân sự không thể tồn tại hợp pháp và phát triển được nếu quyền lực Nhà nước không bị giới hạn.

Tôi thắc mắc:

“Vậy Tuyên ngôn nhân quyền (The Bill of Rights) của Mỹ qui định về các quyền công dân thì qui định cho đối tượng nào?”

Ông cũng trả lời ngay:

“Ðó cũng là cho Nhà nước. Thực chất tuyên ngôn nhân quyền chính là những qui định về trách nhiệm của Nhà nước phải đảm bảo các quyền công dân. Tuyên ngôn nhân quyền chính là kết quả sự đấu tranh của nhân dân buộc chính quyền phải thừa nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Vì một khi qui định các quyền công dân mà Nhà nước không cam kết bảo vệ và tôn trọng thì những quyền đó cũng không có ý nghĩa gì”.

Thấy thú vị, tôi tiếp tục đặt câu hỏi:

“Vậy ông đánh giá cao điều gì nhất ở Hiến pháp Mỹ?”

Ông chia sẻ:

“Thành công của Hiến pháp Mỹ đó là bản Hiến pháp này đã tạo ra đồng thời hai cơ chế giám sát hữu hiệu, đó là sự giám sát bên trong, tức là cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực (check and balance) giữa các cơ quan Nhà nước, và sự giám sát bên ngoài chính là xã hội dân sự (civil society) với đầy đủ những quyền năng được Hiến pháp bảo vệ. Thiết chế này có khả năng phản biện các chính sách, buộc Nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp, cùng thúc đẩy xã hội phát triển”.

Đây chỉ là quan điểm của một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Hiến pháp của Mỹ, nhưng những quan điểm của ông rất đáng phải suy ngẫm.

Hiến pháp bao giờ cũng là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất ở mỗi một quốc gia, khi ra đời về nguyên lý để đảm bảo tính pháp quyền, nó còn được đặt cao hơn cả Nhà nước, để nhằm giới hạn quyền lực của Nhà nước. Tất cả việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước phải được đặt trên cơ sở Hiến pháp. Và cũng chỉ bằng một bản Hiến pháp mà quyền lực Nhà nước bị giới hạn thực sự, thì khi đó một xã hội dân sự hợp pháp, phi chính trị, phi lợi nhuận, mới có cơ sở để hình thành. Chính xã hội dân sự đó mới là động lực phản biện đẩy Nhà nước và xã hội cùng tiến bộ.

Điều làm nên giá trị trường tồn của Hiến pháp không chỉ là những gì được qui định trong Hiến pháp, vì thực tế không có một bản Hiến pháp nào có thể qui định được cụ thể hết các điều trong đó, mà quan trọng hơn là cơ chế giải thích Hiến pháp và bảo vệ Hiến pháp. Cả hai cơ chế này đều phải được thực hiện bởi một thiết chế tài phán Hiến pháp độc lập, chính đó mới là công cụ hữu hiệu hiện thực hoá những điều đã qui định trong Hiến pháp.

Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946

Chừng nào các thuật ngữ trong Hiến pháp còn chưa được giải thích bởi thiết chế độc lập này, thì chừng đó các nhà chính trị sẽ giải thích theo cách có lợi cho họ, các nhà khoa học sẽ còn tranh luận không có điểm dừng, những văn bản qui phạm pháp luật vi hiến sẽ không có cơ sở rõ ràng để huỷ bỏ, xung đột thẩm quyền giữa các cơ quan vẫn cứ diễn ra và quan trọng hơn là quyền lợi của người dân sẽ không được bảo vệ.

Gần đây Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một cách cơ bản Hiến pháp, để những thay đổi đó có khả năng giải quyết được căn bản nhiều vấn đề của đất nước - một bản Hiến pháp mà chúng ta có thể tin tưởng về tính lâu dài, tính ổn định, và tính pháp quyền của nó?

Nếu được xây dựng, Hiến pháp trong tương lai pháp luật Việt Nam sẽ phải là Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới.

Từ bản Hiến pháp đầu tiên ở Việt Nam đến nay, thì Hiến pháp năm 1946[2] vẫn được đánh giá là có nhiều qui định tiến bộ, đặc biệt là trên phương diện tổ chức quyền lực Nhà nước hơn cả. Nhiều sửa đổi của pháp luật hiện hành cũng đang theo hướng trở về với những giá trị của Hiến pháp 1946. Tuy nhiên nhiều tác giả khi nhận xét về bản Hiến pháp này đã quá nhấn mạnh, thậm chí tuyệt đối hóa, chỉ nhìn thấy những điểm tích cực của nó, tôi cho rằng nếu chỉ đánh giá như vậy là có phần phiến diện, lý thuyết. Vì xét trên phương diện thực tế, thì bản Hiến pháp này chưa được hiện thực hóa đầy đủ một ngày nào, lại càng khó khăn hơn khi thực tiễn lúc đó là trong hoàn cảnh chiến tranh, dân số chúng ta lúc đó chưa đông như hiện nay, và chưa kể đến tính chất quan hệ kinh tế, quốc tế lúc đó cũng khác rất nhiều so với thời điểm hiện nay.

Nhìn rộng ra thế giới, đành rằng hiến pháp nào cũng chỉ có thể qui định những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của một quốc gia, nhưng khi áp dụng nó cho những trường hợp cụ thể thì lại cần đến nhu cầu phải cụ thể hoá chúng. Khắc phục những mặt còn hạn chế của Hiến pháp hiện hành, nên xây dựng một cơ chế tài phán Hiến pháp độc lập vừa có chức năng giải thích Hiến pháp, vừa có chức năng xét xử những hành vi vi phạm Hiến pháp[3], xây dựng cơ chế giám sát bên trong giữa các cơ quan Nhà nước, bên ngoài với xã hội dân sự phù hợp.

Chừng nào Hiến pháp chưa được đặt lên trên Nhà nước, nhằm giới hạn quyền lực Nhà nước như đúng tinh thần của Hiến pháp năm 1946, chừng nào chưa sẵn sàng cho một cơ chế giám sát Hiến pháp, cơ chế giải thích Hiến pháp và tài phán Hiến pháp độc lập, thì chừng đó theo thiển ý của tôi chưa nên đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp.


[1] http://www.phapluattp.vn/news/chinh-tri/view.aspx?news_id=250285 .
[2] Hiến pháp năm 1946 gồm có 7 chương, 70 điều, là một bản Hiến pháp có nhiều giá trị tiến bộ ở thời điểm lúc đó. Do hoàn cảnh chiến tranh, bản Hiến pháp này chưa được Chủ tịch nước kí lệnh công bố.
[3] Liên hệ với Hiến pháp Việt Nam hiện hành, tương ứng với nhiều quyền năng cơ bản thường kèm theo về quy định của pháp luật” (ví dụ: Điều 57. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; Điều 62. Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật; Điều 68. Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật…). Cách qui định này thực chất là cách mở ra rồi lại đóng vào. Với cách qui định như thế, thì người dân không biết nội hàm đầy đủ của quyền đó là gì, và giới hạn của quyền đó đến đâu, rồi khi bị vi phạm thì bảo vệ bằng con đường nào? vì theo qui định của pháp luật nói chung thì rất rộng, và khi đi tìm thì người dân không biết tìm cái gọi là “theo qui định của pháp luật” đó ở đâu.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và nhận thức pháp quyền

    30/10/2015B. A. Kistiakovski - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchMột số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Nhân loại: Tổ chức và rèn luyện các nền dân chủ

    19/04/2014Nguyễn Trần BạtNếu không có thể chế dân chủ thì con người không có cơ hội, không có cách thức hiện thực hóa tự do của mình. Do vậy, xây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Cải cách Hiến Pháp ở Trung Quốc

    28/08/2010Nguyễn Trần BạtTrong đời sống
    quốc tế hiện đại, tự do không còn là quyền chính trị mà đã trở thành
    quyền phát triển và nó gắn liền với các cuộc cạnh tranh toàn cầu. Nếu
    không có tự do thì năng lực cá nhân, năng lực xã hội không được giải
    phóng và do đó, năng lực phát triển của dân tộc cũng không được giải
    phóng. Khi năng lực phát triển không được giải phóng thì năng lực cạnh
    tranh sẽ giảm...
  • Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?

    11/07/2009Linh Thủy“Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp nổi tiếng nhất và lâu đời nhất với trên 200 năm lịch sử, trong khi các bản Hiến pháp hiện nay của Pháp, Đức, Nhật, Nga đều là những bản Hiến pháp mới mẻ và có thời gian tồn tại chưa lâu. Tôi muốn hiểu tại sao và do đâu nước Mỹ lại có được sự ổn định đó?” - Dịch giả Nguyễn Cảnh Bình.
  • Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ lạc hậu hay đổi mới

    13/12/2006Lê Thị LanĐến nay, đa số các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam cho rằng tư tưởng của các nhà canh tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là bảo thủ về mặt chính trị, nhất là tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ và họ thường không dành nhiều sự chú ý tới vấn đề này...
  • Một số vấn đề về cải cách tư pháp ở Việt Nam

    03/11/2006Nguyễn Đăng DungMục tiêu cơ bản của việc cải cách tư pháp hiện nay là đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội tránh oan, sai cho người vô tội, kể cả những người chưa có quyết định của cơ quan tư pháp nhưng đang bị rơi vào trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi ở trong tình trạng của bị can, bị cáo.
  • Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”

    12/09/2006Tương LaiTrên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trả khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng...
  • Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ

    17/12/2005Đặng Minh TuấnVi hiến là những tình huống có thể gặp trong thực tiễn. Ở nhà nước pháp quyền, quan trọng là phải tìm ra các biện pháp để giới hạn và chống lại sự lạm quyền hay lộng quyền của Nhà nước mà xâm phạm đến các quyền con người. Bài viết tìm hiểu về mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp tại Mỹ...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • xem toàn bộ