Tư tưởng của các triết gia vĩ đại

Lâm Thiện Thanh - Lâm Duy Chân dịch
02:13 CH @ Thứ Ba - 01 Tháng Chín, 2009

Quyển sách này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh "Ideas of the Great Philosophers" của William S. Sahakian , Trưởng Khoa Triết Trường Đại Học Suffolk và Mabel Lewis Sahakian, giảng viên Triết tại Trường Đại Học Northeastern. Hai học giả nói trên (cả hai đều là Tiến sĩ triết học) đã dày công biên soạn và tóm lược hàng trăm luận thuyết triết học phương Tây của hàng chục triết gia vĩ đại , tính từ trước thời của Socrates cho đến thời đại ngày nay. Với một quy mô trải rộng như thế, công trình này xứng đáng được xem là "tấm bản đồ các loại hình triết học", là nguồn tài liệu quý báu đối với những người quan tâm nghiên cứu kho tàng triết học của nhân loại.

Đúng như tên gọi của nó, quyển Tư tưởng của các triết gia vĩ đại giới thiệu cho chúng ta sản phẩm trí tuệ của các bậc vĩ nhân triết học. Đó là những tư tưởng đặt nền tảng cho sự hình thành kho tàng tri thức nhân loại, tạo tiền đề cho sự phát triển các giá trị Chân- Thiện- Mỹ, cho sự hình thành xã hội và nhà nước, cho đạo làm người trong cuộc đời. Tác phẩm này trình bày 5 loại triết học chủ yếu: Tri Thức Luận và Luận Lý Học, Đạo Đức Học và Triết Lý Nhân Sinh, Triết Học Chính Trị - Xã Hội và Pháp Lý, Triết Lý Tôn Giáo, và Triết Lý Siêu Hình. Bên cạnh đó, phần VI "Các hệ thống triết học hiện đại"tóm lược các trường phái triết học chủ yếu trong thời đại hiện nay. Tuỳ theo mối quan tâm và ham thích riêng của mỗi người, các bạn có thể đọc từng phần riêng rẽ. Tuy nhiên, với các bạn có đủ thời gian để nghiền ngẫm trọn quyển, tác phẩm này sẽ mở ra một cái nhìn tổng quan về bản chất và phạm vi của nền triết học nhân loại, giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn và nắm bắt trọn vẹn các vấn đề mà họ phải đối mặt trong cuộc sống.

Điều đáng quý hơn cả là công trình được hai tác giả biên soạn với một tinh thần khoa học, không cố chấp và không định kiến. Chính vì thế, quyển sách này không khẳng định một chân lý tuyệt đối nào cả, tất cả chỉ là những tư tưởng, những tư tưởng kiệt xuất của những con người vĩ đại. Hơn nữa, hai tác giả đã dành trọn phần I để trình bày các tiêu chuẩn xác định chân lý và các hình thức ngụy biện chủ yếu, giúp bạn đọc có cơ hội tự mình khám phá chân lý trong quá trình nghiên cứu kho tàng tư tưởng ấy.

Với một công trình nghiên cứu quy mô như tác phẩm này, người dịch chúng tôi, tuy đã hết sức cố gắng, vẫn tự biết rằng không sao tránh được những sai sót. Rất mong các bậc trí giả cùng bạn đọc thứ lỗi và chỉ điểm giúp. Xin chân thành cám ơn.

Thanh Chân
Tháng 01 năm 2001


Mục lục

Lời ngỏ

Phần I: Tri Thức Luận & Logic học

1. Phạm vi khảo cứu
2. Các tiêu chuẩn chân lý
3. Các lối nguỵ biện chủ yếu
4. Vấn đề chân lý.

Phần II: Đạo Đức Triết Học & Triết Lý Nhân Sinh

1. Phạm vi khảo cứu
2. Triết lý của Socrates.
3. Triết lý của Aristotle về sự tự phát triển năng lực
4. Triết lý khoái lạc của Epicurus
5. Triết lý khắc kỷ của Epicurus
6. Triết lý vị lợi của Jeremy Bentham
7. Triết lý vị lợi của John Stuart Mill
8. Thuyết Trực Giác của Immanuel Kant
9. Triết lý yếm thế của Arthur Schopenhauer
10. Triết lý tự nhiên của Friedrich Wihelm Nietzche.
11. Triết lý trung thành của Josiah Royce
12. Chủ nghĩa Hiện Thực Đạo Đức của George Edward Moore

Phần III: Triết Lý Chính Trị, Xã Hội & Pháp Lý

1. Phần giới thiệu.
2. Quan điểm cộng hoà của Plato
3. Học thuyết chính trị của Aristotle
4. Triết lý luật pháp của Thánh Thomas Aquinas
5. Triết lý chính trị của Niccolo Machiavelli
6. Triết lý chính trị của Thomas Hobbes
7. Triết lý dân chủ của Jean Jacques Rousseau
8. Triết lý pháp quyền của Georg Hegel
9. Chủ nghĩa cộng sản của Karl Marx

Phần IV: Triết Lý Tôn Giáo

1. Phần giới thiệu
2. Những quan niệm về Thượng Đế
3. Sự Tồn tại của Thượng Đế
4. Thuyết Bất Khả Tri và Chủ Nghĩa Vô Thần
5. Vấn Đề Linh Hồn.
6. Mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác
7. Sự bất tử
8. Các hình thức giả danh của sự bất tử
9. Lập luận phản bác quan niệm bất tử
10. Lập luận hỗ trợ quan niệm bất tử
11. Vấn đề Thiện và Ác

Phần V: Triết Lý Siêu Hình

1. Phần giới thiệu
2. Siêu hình học tiền Descartes
3. Siêu hình học hiện đại hậu Descartes.
4. Nhị nguyên siêu hình luận của René Descartes
5. Tâm vật nhất nguyên luận của Benedict Spinoza
6. Thuyết phiếm hồn của Gottfried Wilhelm Leibniz
7. Chủ nghĩa kinh nghiệm của John Locke
8. Chủ nghĩa Duy Tâm của George Berkeley
9. Chủ nghĩa hoài nghi của David Hume
10. Chủ nghĩa Duy Tâm Phê Phán của Immanuel Kant
11. Chủ nghĩa Duy Tâm Tuyệt Đối của Georg Wilhelm Friedrich Hegel
12. Chủ nghĩa Duy Tâm Ý Chí Bi Quan của Arthur Schopenhauer

Phần VI: Các Hệ Thống Triết Học Hiện Đại

1. Phần giới thiệu
2. Chủ nghĩa Duy Vật Biện Chứng
3.Chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa công dụng
4. Thực chứng luận Cổ Điển
5.Chủ nghĩa Thực Chứng Luận lý và trường phái phân tích
6. Chủ nghĩa Tân Kinh Viện và Tân Thuyết Thomas
7.Chủ nghĩa tân hiện thực và Hiện Thực Phê Phán
8. Chủ nghĩa nhân vị
9. Hiện tượng học và Hiện Tượng luận
10. Chủ nghĩa Hiện Sinh và Tân Chính Thống

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn triết học

    30/03/2016Triết học hay là những triết lí trong cuộc sống. Người ta thường nói ai trong chúng ta cũng đều phải đối diện với những vấn đềtrong cuộc sống va người thành công là người có triết lí sống thích hợp. Thế nhưng thế nào là triết lí sống thích hợp?
  • Những triết gia tí hon

    11/10/2014Văn Thanh (theo Elle)Các em thường có những câu hỏi như: "Tại sao em lại cứ bé mãi như thế này? Tại sao lại có kẻ ác? Tại sao người ta lại chết?” Các em suy nghĩ như những triết gia. Còn chúng ta không hiếm người trả lời đơn giản: "Tại sao à? Tại vì nó thế chứ sao!".
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Triết học là gì?

    28/04/2010Hình như triết học không có một chủ đề xác định nào như trong các khoa học và các nghiên cứu kinh viện. Phải chăng triết học bao gồm mọi lĩnh vực tri thức? Hay nó chỉ đơn thuần là tư tưởng, không có một đối tượng riêng biệt nào? Triết học có phải là một khoa học mang đến cho ta tri thức chắc chắn và chính xác, hay chỉ là nghệ thuật suy nghĩ?
  • Các hệ thống triết học hiện đại

    25/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchTrong cuộc đời, một số triết gia danh tiếng đã thay đổi quan điểm triết học, chuyển từ trường phái này sang trường phái khác; một số còn có khả năng đại diện cho nhiều trường phái triết học khác nhau...
  • Triết lý siêu hình

    22/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchThuật ngữ siêu hình học (metaphysics) vốn xuất phát từ cụm từ Hy Lạp "meta ta Phusika" (hàm nghĩa phía sau, hay vượt ra khỏi, giới vật chất tự nhiên). Siêu hình học là bộ môn nghiên cứu Thực Tại Tối Hậu, về những gì vượt lên trên hiện tượng vật chất....
  • Triết lý tôn giáo

    15/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCông việc của các triết gia là đánh giá mọi sự kiện kinh nghiệm. Theo đó, triết lý tôn giáo quan tâm đánh giá mọi sự kiện liên quan đến kinh nghiệm tín ngưỡng, trong đó chủ yếu phải kể đến các vấn đề về : Thượng Đế, linh hồn, sự bất tử và bản chất của Thiện và Ác...

  • Triết lý chính trị- xã hội & pháp luật

    13/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCó thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato. Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì...
  • Đạo đức học & triết lý nhân sinh

    10/08/2009William S. Sahakan& Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchÝ nghĩa triết học của thuật ngữ "Đạo đức học" (Ethics) bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều so với nghĩa hạn hẹp của nó trong câu “đạo làm người trong đời” (man on the street) - đạo đức được xét đến trong khuôn khổ chọn lựa cung cách ứng xử....
  • Các tiêu chuẩn xác định chân lý

    04/08/2009William S. Sahakan& Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchMột trong những lãnh vực quan trọng mà luận lý học quan tâm đến là xác định các khả năng kiểm chứng chân lý, các tiêu chuẩn phân biệt lẽ đúng sai. Tiêu chuẩn xác định chân lý là thước đo chuẩn mực được dùng để đánh giá sự chân xác của các ý tưởng và nhận định...
  • Bùi Văn Nam Sơn: Kẻ lữ hành theo chân các triết gia

    23/07/2009Hải Miên thực hiện“Đối với nước ta, công cuộc tu thư ngày càng bức thiết để nhanh chóng lấp khoảng trống về học thuật, bù lại những quãng thời gian và cơ hội đã bị bỏ lỡ, nhằm tiếp cận một cách toàn diện hơn, chính xác hơn các trào lưu tư tưởng và thành tựu khoa học trên thế giới. Việc dịch sách kinh điển là con đường ngắn nhất trong việc tiếp phát văn hóa”.
  • Hành trình vào triết học

    30/06/2009Cuốn sách dành cho các bạn sinh viên và những người mới bắt đầu quan tâm đến triết học. Trải dài trên ba trăm trang sách là con đường suy tư về mọi phương diện đời sống – từ hiện hữu trong thân thể mình đến hiện hữu trong thế giới tự nhiên, từ hiện hữu trong cộng đồng người (người khác) đến hiện hữu trong thế giới siêu hình...
  • Huyền thoại và triết học

    12/01/2009Nguyễn Văn TrungChưa có nhà khoa học nào khẳng định được lúc nào, giai đoạn nào trong đó đã xẩy ra sự chuyển hoá quyết định khiên con vật kể trên kia thành con người. Vấn đề không cần đặt ra ở đây và ta chỉ cần xác định yếu tố quyết định sự biến đổi về phần này - yếu tố làm cho con người khác con vật đó là sự đột khởi của tự do, của ý thức. Tự do, ý thức như vậy là hai đặc tính của con người với tư cách là người.
  • Triết học không còn là đặc sản của những "thiên tài"…

    01/10/2008Văn Bảy (thực hiện)(TT&VH) - Bùi Văn Nam Sơn sinh năm 1947 tại Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam, từng học khoa Triết, Đại học J. W. Goethe, Frankfurt/M, CHLB Đức. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, khoảng 15 tác phẩm do ông dịch, chú giải, hoặc giới thiệu, chú thích, hiệu đính… được giới học thuật và bạn đánh giá rất cao. Sau ba quyển Phê phán của I. Kant và Hiện tượng học Tinh thần của Hegel, nay ông vừa cho ra mắt bản dịch và chú giải quyển Khoa học Lôgíc của Hegel (NXB Tri thức, 2008). TT&VH có một cuộc trò chuyện đặc biệt với ông.
  • Dịch giả Mai Sơn: 'Không có thần đồng trong triết học'

    28/07/2007Lê Tân thực hiệnMai Sơn vừa ra mắt cuốn sách "101 triết gia". Quyển sách này cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cho độc giả. eVăn có cuộc trao đổi với ông về công việc biên soạn, dịch thuật về đề tài triết học ở Việt Nam hiện nay...
  • Triết học là gì?

    16/03/2007Đặng Phùng QuânKhi thông tin sự cáo chung, triết học cũng mang ý nghĩa đặt định nhiệm vụ của tư tưởng của thời đại mới. Có thật sự một thời đại đã chấm dứt và một thời đại mới bắt đầu?
  • Tư duy tự do

    29/11/2006Lương Xuân HàKhó có thể chối cãi, ngôn ngữ là một trong những vấn đề xuất hiện ở tiền cảnh của đời sống văn hóa hiện đại. Ngôn từ là cái làm nên tính người. Nó là sản phẩm của con người. Nó quyết định cách con người nhìn, thụ cảm và lý giải thế giới. Nó vừa có tính xã hội, vừa có tính lịch sử và vì có tính lịch sử nên nó cũng có một chu trình sinh thành và già cỗi...
  • Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây

    07/07/2006Nguyên Ngọc (Dịch & giới thiệu)Viết công trình này Francois Jullien qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân loại: tư tưởng TrungHoa cổ dại (là cơ sở để nghiên cứu minh triếtphương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây)...
  • Sách triết nhập cuộc

    12/06/2006Đặng Quý YênViệc các đầu sách triết học được đầu tư và đón nhận như hiện nay cho thấy nhu cầu và thị hiếu của độc giả Việt Nam ngày một cao...
  • “Làm mềm” sách triết

    02/05/2006Lam ĐiềnMột điểm mới, lạ trong xuất bản sách: 36 tập sách dịch về các chủ thuyết triết học, những tư tưởng của các triết gia đều thể hiện theo kiểu... tranh truyện. Tủ sách mang tên “Nhập môn” (NXB Trẻ) nhằm giới thiệu khái lược nội dung tư tưởng của từng triết gia, từng chủ thuyết của các nhà khoa học...
  • Triết học phương Tây hiện đại đi về đâu?

    04/03/2006Bửu Ý...triết học khó lòng chiếm một chỗ nhỏ bé trong hoạt động tri thức của con người thời đại. Nó còn được nhắc nhở phần nào chăng qua các phương tiện truyền thông, hay tối thiểu còn có cơ may thu mình lại trên vài trang sách?
  • Chủ nghĩa hiện sinh

    13/01/2006Điều đầu tiên cần lưu ý về các triết gia hiện sinh là khi họ dùng từ “hiện sinh” họ muốn nói tới sự hiện tồn của con người.Họ không quan tâm gì đến sự tồn tại của những cái bàn và những cái ghế, những ngôi sao và các nguyên tử, hoặc nhiều vật thể khác. Chúng ta cũng phải lưu ý rằng khi đề cập đến sự hiện tồn của con người là họ muốn nói đến sự hiện hữu của từng cá thể đặc thù, chứ không phải tất cả loài người. ...
  • 43 nhà tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử nhân loại

    22/07/2005Xin giới thiệu với các bạn 43 nhà tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử tư tưởng nhân loại...
  • Chuyên gia tư vấn triết học

    24/05/2005Sầu ĐôngTriết học là môn học đòi hỏi người học phải “lao tâm khổ trí”. Ðối với một số người, nó là môn học hấp dẫn, dẫn ta tới kho tàng bất tận của những túi khôn của nhân loại...
  • xem toàn bộ