Sách triết nhập cuộc

10:19 CH @ Thứ Hai - 12 Tháng Sáu, 2006

Việc các đầu sách triết học được đầu tư và đón nhận như hiện nay cho thấy nhu cầu và thị hiếu của độc giả Việt Nam ngày một cao...

Trong những năm trước đây, hầu hết các sách triết học được dịch ra tiếng Việt chủ yếu là của các tác gia Trung Quốc như Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử... và một số triết gia phương Tây như Freud, Marx, Nietzsche. Sartre...

Thế nhưng, rất nhiều triết gia, nhà khoa học mà tác phẩm của họ có thể coi là nền tảng của hệ thống tư tưởng và văn minh phương Tây và thế giới như Platon, Aristote, Kant, Hegel, Newton, Einstein... lại ít được dịch ra tiếng Việt. Theo nhận định của giáo sư, tiến sĩ khoa học Chu Hảo, việc thiếu hụt những kiến thức ấy đã góp phần ảnh hưởng đến toàn bộ nền học thuật, giáo dục tư tưởng và cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam tụt hậu với thế giới.

Xuất phát từ nhu cầu của người đọc

Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt các tựa sách triết từ cổ đại đến cận đại đã được phát hành với mật độ khá dày tại Việt Nam: Triết học nhân sinh (Stamley Rossen); Triết học thời Phục Hưng (Arturo B. Fallico- Herman Shapiro); Thiền luận (Daisetz Teitaro Suzuki); Minh triết phương Đông (Michael Jordan)...

Tiếp đó, 8 tác phẩm triết học kinh điển đầu tiên thuộc Tủ sách tinh hoa của NXB Tri thức như Bàn về tự do của John Stuart Mill, Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein... cũng đồng loạt ra mắt độc giả. Mới đây, NXB Trẻ cho ra đời Tủ sách nhập môn triết học và khoa học, dưới hình thức truyện tranh minh họa về tư tưởng và cuộc đời của Freud, Marx, Kierkeggard...

Trước sự chuyển biến tích cực này, ông Kiều Minh Đạo, Công ty Văn hóa Minh Trí, khẳng định: “Việc sách triết được xuất bản và được đón nhận rất nhiều như hiện nay không phải là trào lưu nhất thời. Nó xuất phát từ chính nhu cầu rất cao của người đọc hiện nay”. Ông cũng cho biết thêm, người đọc tìm mua sách triết rất đa dạng, từ các nhà nghiên cứu cho đến sinh viên. Những đơn vị làm sách đã chọn mảng triết học hiện nay không còn sợ lỗ như trước đây.

Vì vậy mà những cây đa, cây đề trong giới làm sách tư nhân như Nhà sách Văn Lang, Nhà sách Thời Đại... từ lâu đã chọn kinh doanh sách triết làm thương hiệu thì nay lại tiếp tục khẳng định thế mạnh của mình.

Những luận đề khô khan được làm “mềm”

Nếu điều làm cho sách triết vẫn “kén” người đọc là do cách viết phức tạp đến khó hiểu của các triết gia thì hiện nay những định luật, luận đề khô khan đó đã được “mềm mại” hóa để người đọc dễ tiếp nhận.

Đúng như tiêu chí dành cho những người bắt đầu làm quen với triết học, tư tưởng của các triết gia được trình bày trong bộ Nhập môn triết học và khoa học theo lối truyện kể, có trình tự thời gian, từ khi khởi nguồn cho đến lúc hòan chỉnh tư tưởng nên việc tiếp nhận những kiến thức này khá dễ dàng. T.Thảo, sinh viên ĐH Luật TPHCM, cho biết so với các giáo trình triết học dành cho sinh viên, tập sách nhập môn Marx có lượng kiến thức cung cấp sâu hơn nhưng lại thể hiện bằng truyện tranh nên rất gần gũi với các sinh viên lần đầu tìm hiểu triết học.

Khác với tác phẩm nhập môn, tủ sách Tinh hoa (NXB Tri Thức) chọn dịch nguyên bản các tác phẩm gốc của những triết gia lớn nhằm phục vụ những đối tượng nghiên cứu triết học. Những đầu sách này được “chọn mặt gởi vàng” cho đội ngũ dịch giả Việt kiều, những người đi sâu sát với đời sống triết học phương Tây và có kinh nghiệm chuyển ngữ lâu năm như Bùi Văn Nam Sơn, Vũ Ngọc Thăng, Nguyễn Tiến Văn... nên hầu như ngôn ngữ trong các đầu sách này rất dễ đọc. Qua các cuốn sách đã xuất bản: Thế giới như tôi thấy (Albert Einstein), Bàn về tự do (John Stuart Mill)... độc giả hết sức hài lòng về chất lượng chuyển ngữ.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, Tủ sách Tinh hoa sẽ ấn hành từ 500 đến 1.000 tác phẩm quan trọng nhất của tri thức nhân loại, phục vụ cho thành phần trí thức nhằm tạo nền tảng để giới trẻ tiếp thu các nguồn kiến thức mới của nhân loại.

Triết học không bao giờ cũ. Việc các đầu sách triết học được đầu tư xuất bản và được độc giả đón nhận như hiện nay là một tín hiệu rất đáng mừng. Theo dịch giả Bùi Văn Nam Sơn: “Triết học không phải là sản phẩm ngẫu nhiên của những thiên tài cô độc, không phải là những “định luận” bất biến, mà là nỗ lực suy tư không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ kế tiếp nhau, là một cuộc đối thoại có thể tái hiện được. Trong đó, mỗi quan điểm đều được hiểu như lời giải đáp đối với câu hỏi của tiền nhân và gợi mở những câu hỏi mới cho kẻ đến sau”.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thông thái xem như mục đích của giáo dục khai phóng

    14/11/2018Ta gọi một người là thông thái hoặc bởi anh ta chứng tỏ biết xét đoán đúng đắn trong những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hoặc bởi anh ta có sự thấu thị sâu sắc về những nguyên lý cơ bản và nguồn cội của sự việc. Trong suốt truyền thống lịch sử phương Tây, thuật ngữ “thông thái” đã có cả hai ý nghĩa trí tuệ và đạo đức đối với chúng ta...
  • Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người

    22/09/2015Nguyễn Trần BạtVượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng...
  • Những triết gia tí hon

    11/10/2014Văn Thanh (theo Elle)Các em thường có những câu hỏi như: "Tại sao em lại cứ bé mãi như thế này? Tại sao lại có kẻ ác? Tại sao người ta lại chết?” Các em suy nghĩ như những triết gia. Còn chúng ta không hiếm người trả lời đơn giản: "Tại sao à? Tại vì nó thế chứ sao!".
  • Giới thiệu sách “Câu chuyện triết học”

    10/11/2010Như LêNói đến triết học, nhiều người thường tỏ ra e ngại, có cái gì đó như nặng nề - phải nhăn trán suy tư; hoặc nói đến những người râu tóc dài, những thư viện lớn và những cuỗn sách dày cộm… Thế nhưng, có những cuốn sách triết học lại làm người đọc phấn chấn tạo cảm giác gần gũi, như đọc tác phẩm văn học hay sách giải trí vậy...
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Triết học là gì?

    28/04/2010Hình như triết học không có một chủ đề xác định nào như trong các khoa học và các nghiên cứu kinh viện. Phải chăng triết học bao gồm mọi lĩnh vực tri thức? Hay nó chỉ đơn thuần là tư tưởng, không có một đối tượng riêng biệt nào? Triết học có phải là một khoa học mang đến cho ta tri thức chắc chắn và chính xác, hay chỉ là nghệ thuật suy nghĩ?
  • "Trí thức không được phép thiếu tri thức"

    05/06/2006Trịnh TúKhi còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, có một dịp được trò chuyện với ông, tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe ông tâm sự: "Vốn liếng tri thức của mình chẳng được là bao, ngày càng thấy mình nhiều lỗ hổng quá!". Khi đó ông đang được đánh giá như một người tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ VN. Bây giờ nghe nói ông làm Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà XB Tri Thức, tôi lại tìm đến ông để được nghe ông nói tiếp câu chuyện này.
  • Bertrand Russell và tư duy triết học

    06/05/2006Albert EinsteinTiểu luận dưới đây được Einstein viết cho lời tựa tập 5 của tuyển tập "Library of Living Philosophers" do Giáo sư A. Schilpp chủ biên, xuất bản lần đầu năm 1946, đề cập riêng về triết học Bertrand Russell, đặc biệt là tác phẩm "An Inquiry into Meaning and Truth" xuất bản năm 1940...
  • “Làm mềm” sách triết

    02/05/2006Lam ĐiềnMột điểm mới, lạ trong xuất bản sách: 36 tập sách dịch về các chủ thuyết triết học, những tư tưởng của các triết gia đều thể hiện theo kiểu... tranh truyện. Tủ sách mang tên “Nhập môn” (NXB Trẻ) nhằm giới thiệu khái lược nội dung tư tưởng của từng triết gia, từng chủ thuyết của các nhà khoa học...
  • Về Schopenhauer và học thuyết triết học của ông

    27/04/2006Quang ChiếnCó thể nói, toàn bộ tư tưởng triết học của Schopenhauer được gói gọn trong mệnh đề "Thế giới là ý chí và tưởng tượng". Tất cả những gì ông viết ra sau này chỉ là sự bình giải, bổ sung hoặc chi tiết hóa mệnh đề đó....
  • Thông diễn học của Hegel

    24/04/2006Ts. Lê Tuấn Huy (dịch)Hermeneutics hiện thường được dịch là "chú giải học". Tuy nhiên, nhánh học thuật này, với ý nghĩa đương đại, đã không còn bó hẹp trong việc chú giải Kinh thánh hay văn bản như trước, mà là sự thông đạt lẫn nhau từ sự diễn dịch tư tưởng, lý luận...
  • Immanuel Kant từ triết học phê phán đến nghiên cứu con người

    12/04/2006Hồ Sĩ Quý...đến giai đoạn triết học phê phán, I. Kant mới xuất hiện như là một nhân vật "khổng lồ". Với ba tác phẩm có tựa đề "phê phán"... ("Phê phán lý tính thuần tuý", "Phê phán lý tính thực tiễn" và "phê phán năng lực phán đoán"), triết học I. Kant - một kiểu triết học có tư duy độc đáo trong văn hoá Tây Âu, đã trở thành điểm khởi đầu của một dòng triết học ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hoá nhân loại - triết học cổ điển Đức...
  • Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học

    20/03/2006Nhận thức luận và đạo đức là những vấn đề cốt lõi trong triết học cổ điển Đức. Các nhà triết học cổ điển Đức đã có đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu những vấn đề vốn đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thế kỷ và rút ra những kết luận quyết định đến sự phát triển triết học sau này. Đặc biệt triết học cổ điển Đức có ảnh hưởng lớn và là một trong ba tiền đề lý luận cho việc ra đời của triết học Mác...
  • Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học

    20/03/2006Phạm Văn ĐứcKế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Quy luật đó cùng tồn tại một cách khách quan trong lịch sử triết học. Nhưng cũng như mọi quy luật không phải ngay từ đầu mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử quy luật đó mới được phát hiện.
  • Triết học học đường

    07/02/2006Đỗ Anh ThơĐề cập tới hai chữ “triết học”, các em học sinh sinh viên đều có một cách nhìn giống nhau, cho rằng đây là một môn học khô khan, trừu tượng , khó hiểu. Do đó phần lớn thời gian khi ngồi trên ghế nhà trường các em đều học một cách đối phó, bị động, học thuộc lòng, không hề có chút nào động não...
  • Triết lý trong văn hoá phương Đông

    18/01/2006Nguyễn Hùng HậuNghiên cứu văn hoá được tác giả tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả phân tích văn hoá chủ yếu trên góc độ triết lý để chúng ta có những chiến lượcphát triển con người nói riêng và văn hoá nói chung một cách thích hợp, góp phần hướng nhanh đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • xem toàn bộ