Từ cánh đồng vui (*) Kim Định

08:57 CH @ Thứ Tư - 04 Tháng Ba, 2020

Theo triết gia Lương Kim Định người Tàu đã biến đổi Việt nho thành Hán nho, phản bội ý nghĩa bản thể của chữ nho/nhu, thay thế phép ứng xử mềm mại, thuần nhất thành lối ứng xử cương cứng, hai mặt “trong pháp ngoài nho”...


Triết gia Kim Định - Ảnh: Tư liệu

.

Từ Việt nho đến Hán nho

Mặc dù sinh ra trong một gia đình nhà nho, nhưng không hiểu sao, hoặc chính vì thế, mà tôi có ác cảm với Nho giáo. Ở Việt Nam, Nho giáo và tính tiểu nông là căn nguyên nhị trùng kìm hãm sự phát triển của đất nước. Và, cũng vì thế, mà tôi lảng đọc Kim Định, nghĩ rằng ông là toàn-nho.

Gần đây, do tìm hiểu văn hóa Việt Nam, tôi mới buộc phải đọc ông. Hóa ra, thứ nho mà tôi ghét bấy lâu nay là Hán nho, một thứ nho đã bị tha hóa, xa vời nguồn gốc hoặc bị người ta cố tình bẻ quẹo, còn nho Kim Định tán dương là nguyên nho, được ông gọi là Việt nho, tức nho của người nguyên Việt.

Đây là chỗ gây phản ứng tức thì ở người đọc. Nhiều người phê phán ông cực đoan, phi lý hoặc yêu dân tộc đến mức rơi vào “chủ nghĩa vơ vào”: cái gì hay của mi là của tao, cái gì dở của tao là của mi (ý thơ Việt Phương). Còn ai muốn “thoát Trung” một cách triệt để thì thắc mắc tại sao Kim Định lại ghép nho vào Việt, mà không thay thế bằng những thuật ngữ khác, thuận tai hơn, như minh triết Việt hay văn hóa Việt.


Triết gia Kim Định - Ảnh: Tư liệu

.

Thực ra, nếu gỡ bỏ những định kiến tri thức, hay nói như Krishnamurti: “Giải trừ tri kiến,” thì dễ chấp nhận Kim Định hơn. Nho tức nhu, nhu thuận, hài hòa với xung quanh, là một thế ứng xử đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp phát sinh từ cuộc cách mạng Đá mới. Thuở ấy còn chưa có chữ viết, nên kết tinh văn hóa của họ là những hình tượng - ký hiệu như Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, hoặc những ông “vua” truyền hiền như Nghiêu,Thuấn, Vũ.

Bởi vậy, không nên hiểu họ là những nhân vật có thật, của lịch sử, mà chỉ là những anh hùng văn hóa thuở sơ khai. Đến đời Hạ, một triều đại ít nhất vẫn còn một chân (hoặc đuôi) dầm trong huyền thoại, có một bộ tộc ở gần Hoa Sơn, gọi là Tào Đường,(**) tiếp thu một số yếu tố của văn hóa du mục trở nên lớn mạnh, lấn lướt các bộ tộc thuần nông nghiệp khác ở xung quanh. Từ văn hóa họ tiến đến văn minh, có nhà nước, có quân đội chuyên nghiệp, có hình luật, có chữ viết (thằng văn/chữ kiểu kết nút dây thừng hay khoa đẩu/chữ như con nòng nọc).

Đến đời Thương, Chu, người Tàu dần dần chinh phục các dân nông nghiệp khác và tự coi mình là người Hoa Hạ, kiểu người trung tâm cả ở phương diện địa lý (Thiểm Tây, Hà Nam) lẫn phương diện kết tinh văn hóa. Các tộc người ngoại vi khác bị gọi là tứ di (Nam Man, Bắc Địch, Tây Nhung, Đông Di), hoặc tứ hải, hoặc Bách Việt.

Từ đó, người Tàu biến đổi Việt nho thành Hán nho, phản bội ý nghĩa bản thể của chữ nho/nhu, thay thế phép ứng xử mềm mại, thuần nhất thành lối ứng xử cương cứng, hai mặt “trong pháp ngoài nho”.

.

Sử ngang và sử dọc

Những điều trên không/chưa thuộc về thời đại lịch sử, mà thuộc về thời đại tiền/nguyên/khuyết sử. Và muốn nghiên cứu thời đại ấy thì không thể dùng các phương pháp thực chứng, duy kiện của sử học, mà phải dùng những phương pháp khác. Do không/chưa hiểu các phương pháp phản - phương pháp này mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các công trình của Kim Định chẳng có phương pháp.

Thực ra, Kim Định chỉ không có phương pháp lịch sử như/của họ. Bởi vì trong thời gian du học tại châu Âu, Kim Định đã kịp tiếp thu được những lý thuyết và phương pháp vừa mới ra lò của khoa học nhân văn mới, nhất là phân tâm học Jung và cấu trúc luận Lévi-Strauss, để xây dựng một cách thám mã của riêng mình. Ông gọi đó là phương pháp huyền sử.

Như vậy, Kim Định không đối lập lịch sử với tiền/nguyên/khuyết sử, bởi, xét cho cùng, đó cũng chỉ là một thứ lịch sử kéo dài, mà đối lập với huyền sử, một thứ sử khác với lịch sử về hệ hình. Nếu lịch sử là sử ngang, một thứ sử kế tiếp nhau theo thời gian, duy kiện và duy vãng, thì ngược lại, huyền sử là sử dọc, sử đồng đại, chú trọng đến hiện tại, nhưng không duy hiện tại, mà đào sâu hiện tại, làm một cuộc “khảo cổ học tri thức” (Foucault), để tìm đến cái cấu trúc uyên nguyên là vô thức tập thể hay vô thức cộng thông, của nhân loại.

Trước đây, do chưa đọc Kim Định, hoặc đọc mà chưa thủng, tôi cứ nghĩ rằng Việt Nam không có huyền thoại, hoặc có thì cũng bị sự cai trị của Tàu, từ khi nước Nam Việt của Triệu Đà sụp đổ, đánh vỡ nó, nên chỉ còn những mảnh vụn găm vào các truyện cổ tích, truyền thuyết, truyền kỳ. Nay nhờ có Kim Định nối cái đầu (óc) nguyên nho vào thân thể Việt (Nam), một hậu duệ cuối cùng có đủ tư cách pháp nhân để thừa kế di sản Việt nho, nên Việt Nam chẳng những có hệ thống huyền thoại, mà thậm chí còn sâu rộng hơn là huyền sử. Bởi, huyền sử chính là sự hiện hữu của các lớp vô thức tầng sâu dưới dạng các cấu trúc sơ thủy như cổ mẫu, huyền số, các anh hùng văn hóa, các vị vua huyền thoại…

Kim Định đã mô hình hóa sự diễn tiến của các tham số này bằng sơ đồ: cơ → số → tượng. Cơ là cơ cấu, tức cấu trúc, mà đã là cấu trúc thì yếu tố không quan trọng bằng quan hệ giữa các yếu tố. Cơ, vì thế, có mặt trong tất cả các tham số còn lại, vừa là động lực phát triển vừa là sự liên kết giữa chúng. Cơ mô tả nhịp sống, cái nhịp của sự sống như cách nói của Tạ Hách là “khí vận sinh động”. Các số 1, 2, 3, 5, 9 đều là những con số thiêng, mật số. Số là căn nguyên của tượng, số mở ra thì thành tượng, tượng thu về thì thành số.

Như số 1 là bản thể, là thái nhất, thái hư, là số sinh của mọi số sinh khác. Số 2 là tượng của những cặp đôi ban sơ như đực cái, ngày đêm, sông núi, trời đất, vừa đối lập nhau vừa nương tựa nhau như hình tượng Phục Hy và Nữ Oa quấn đuôi vào nhau, là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Số 2 còn là cơ sở của Kinh Dịch với một vạch liền và một vạch đứt. Số 3 là tam tài Thiên, Địa, Nhân, là Tam Hoàng: Nghiêu, Thuấn, Vũ.

Số 5 là ngũ hành tức quan hệ tương sinh tương khắc, trung tâm ngoại vi giữa các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, là Ngũ Đế: Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Vũ, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc. Số 9 là Cửu Thiên Huyền Nữ. 18 đời vua Hùng Vương là gấp đôi của số 9. Tượng là tham số cuối cùng của Việt Nho, là giai điệu của vũ trụ bí ẩn, trong mù mờ tiền ý thức, còn sang đến Hình tức một hoặc nhiều những thể hiện của giai điệu ấy dưới ánh sáng của lý trí thì đã của Hán nho rồi.

Một mô hình phát triển

Kim Định có một mô hình về sự phát triển của văn hóa và, sau đó, văn minh của nhân loại thành 3 đợt: bái vật, ý hệ và tâm linh. Còn người ở đợi (1) bái vật còn lệ thuộc vào các thần nên gọi là thần chủ; ở đợt (2) ý hệ thì lệ thuộc vào lý trí, thậm chí duy ý chí; ở đợt (3) tâm linh thì con người tự làm chủ mình, nên gọi là nhân chủ. Ở mỗi đợt hành động của con người mỗi khác: (1) cưỡng hành, (2) lợi hành, và (3) an hành.

Người nguyên Việt ngay từ thời huyền sử đã trải qua được cả ba giai đoạn bái vật/cưỡng hành, ý hệ/lợi hành để tiến tới giai đoạn chót tâm linh/an hành, thực hiện được nhân bản tâm linh với một nền minh triết rực rỡ gọi là triết lý an vi. Lúc này xã hội vận hành theo cơ chế tự trị và tự quản rất cao. Tài sản xã hội, nhất là ruộng đất, được phân theo nguyên tắc bình sản nên không có người giàu người nghèo.

Con người được làm chủ bản thân mình, nhân chủ, nên sống an hành/lành với tự nhiên, với người bên cạnh và với chính mình. Đây chính là cái xã hội Nghiêu Thuấn “ban đêm không phải đóng cổng, ngoài đường của rơi không ai nhặt” mà ai cũng muốn sống. Và khi mất đi thì ai cũng muốn quay về dù chỉ bằng các giấc mộng đào nguyên.

Hoặc như khi Hồ Quý Ly đặt quốc hiệu Đại Ngu (ngu có nghĩa là an vui, thanh bình) là lấy lại cái tên chỉ thời Nghiêu Thuấn. Trong khi đó, ở phương Tây, con người bị mắc cạn ở vùng ý hệ, bị duy khoa học và duy lý giam hãm không tiến sang được giai đoạn tâm linh. Các tệ nạn xã hội, sự suy thoái của môi trường sống, sự sụt giảm nhân cách đã trở thành những vấn nạn không thể giải quyết được. Nhiều thử nghiệm xã hội, đặc biệt là các mẫu hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ XVIII, XIX, đều bị thất bại, trở thành không tưởng cả trong lý thuyết lẫn thực hành.

.

Đề án cho văn hóa nhân loại

Trước tình hình đó, Kim Định muốn đưa Việt nho, tức minh triết (nguyên) Việt như một đề án cứu rỗi nhân loại. Trước đây, tôi cứ thắc mắc làm sao minh triết lại có thể cao hơn triết học, làm sao minh triết lại có thể “soi đường chỉ lối” cho mai sau. Ấy là do tôi cũng như bao người khác, kể cả những người ở Trung tâm Minh triết Việt, coi minh triết là triết lý dân gian đúc kết từ kinh nghiệm sống trực tiếp, hay những mảnh vụn rơi ra từ hệ thống Tam giáo sinh ra trong thời lịch sử. Kim Định đã đưa minh triết ngược về thời huyền sử, buổi bình minh của nhân loại.

Trong đời một con người thời thơ ấu đã lập trình trước toàn bộ đường đời của anh ta. Minh triết, thời thơ ấu của nhân loại, cũng vậy, tuy chỉ trên những nét lớn, nhưng toàn vẹn, sâu sắc và có tính dẫn đường. Ý tưởng này của Kim Định còn được cổ vũ bởi Hội nghị Triết học Quốc tế Honolulu năm 1949 đề xuất Khổng Tử, một nhân vật nửa Việt nho nửa Hán nho, làm thủ lĩnh tinh thần. Rồi Hội nghị Quốc tế về “Khổng học với Thế giới Ngày nay” ở Đài Bắc năm 1988 khiến Kim Định tiến thêm một bước nữa là đề nghị thành lập Đạo trường chung cho Đông Á (như một sự đối lập với thị trường chung Tây Âu), nhằm phổ biến nền minh triết Việt nho.

Không/chưa bàn đến cái dự án vĩ mô trên của Kim Định, thiết thực hơn tôi nghĩ về di sản Việt nho trong xã hội Việt Nam trước đây. Minh triết Việt như là sản phẩm của nền văn hóa tam nông: nông thôn, nông nghiệp, nông dân đã đạt được thành tựu cao. Đó là hòa, thậm chí thái hòa: hài hòa giữa con người và trời đất (tam tài), hòa mục giữa con người và con người (nhân chủ). Xã hội sống theo nguyên tắc bình đẳng, bình quyền, nhất là bình sản. Đến đầu thế kỷ XX ruộng đất công vẫn chiếm đến 50% được chia theo kỳ hạn cho mỗi xuất đinh.

Bởi thế không ai quá giàu cũng như quá nghèo, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Làng xóm theo chế độ tự trị và tự quản. Tuy nhiên, sự thống trị nghìn năm của phương Bắc đã mang vào xã hội thuần nông này những yếu tố của văn hóa du mục dần dần làm thay đổi cấu trúc của nó. Văn hóa trở thành văn minh, Việt nho trở thành Hán nho. Sự ra đời của nhà nước, của giai cấp thống trị, của quân đội chuyên nghiệp và chiến tranh thôn tính.

Với châu Âu, nơi thuần du mục, hoặc nhiều yếu tố du mục hơn, thì văn hóa nhanh chóng trở thành văn minh, phát triển thương mại và khoa học kỹ thuật, logos (nguyên ngôn) trở thành logique (đa ngôn), minh triết (tiền - Socrates) trở thành triết học lý niệm. Con đường phát triển của phương Tây nay đã trở thành nguyên mẫu của cả thế giới hiện đại, trong đó có các nước Đông Á và Việt Nam. Trong lúc Việt Nam còn đang công nghiệp hóa và hiện đại hóa, còn cùng lúc tồn tại cả ba hình thái tiền - hiện đại, hiện đại và hậu - hiện đại, “đề án của Kim Định” hiện có điểm gì khả thi, và nếu có thì thực hiện như thế nào? Nhân ngày đầu năm, bên chén rượu xuân, bạn đọc cùng suy nghĩ.

___________________

(*) Lấy chữ của Chế Lan Viên “Từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”, nhưng ở đây hiểu cánh đồng chỉ văn hóa nông nghiệp, còn vui chỉ sự an lạc của thời thái cổ.

(**)Tàu chỉ người Trung Quốc ngày nay hẳn do chữtào này mà ra. Hơn nữa,tàu gắn với ngựa (một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ) biểu tượng của văn hóa Trung Hoa phương Bắc, du mục, đối lập với thuyền của văn hóa Việt Nam, phương Nam, nông nghiệp.

Nội dung liên quan

  • Nho giáo, ảnh hưởng của nó

    17/03/2017Trần Đình HượuỞ nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và sáp nhập vào Trung Quốc, từ đời Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên), Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam. Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II sau công nguyên) đã được coi là An Nam học tổ, người mở đầu cho Nho học ở nước ta. Trong thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần nước ta. Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo giành được ưu thế so với Phật giáo, chi phối đời sống tinh thần nước ta...
  • Về số phận của Nho giáo

    02/09/2016Hồ Sĩ QuýCũng như những thập niên trước ở Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hay Hồng Kông, Nho giáo và văn hóa Nho giáo hiện vẫn giữ vai trò và vị thế của mình một cách tự nhiên trong đời sống. Chúng là sản phẩm của bản thân đời sống, được bảo tồn và duy trì lặng lẽ trong đời sống, theo những quy luật mà người ta không dễ can thiệp một cách cảm tính. Và do vậy, khi cần, chúng sẽ phát huy tác dụng theo quy luật tất nhiên của đời sống. Số phận của Nho giáo trong thế kỷ XXI, về căn bản, do đời sống xã hội quy định./.
  • Nho giáo trong lịch sử tư tưởng văn hóa Việt Nam

    07/04/2016Cao Huy ĐỉnhTừ xưa Nho giáo đã có mặt trong lịch sử Việt Nam, đã trở thành một mặt của văn hóa Việt Nam. Nhưng Nho giáo chỉ trở thành hệ ý thức phong kiến Việt Nam khi giai cấp phong kiến Việt Nam đã trưởng thành “cho nó” và chế độ phong kiến Việt Nam được xác lập rõ rệt với đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nó. Nho học Việt Nam gắn liền thành một bộ phận hữu cơ của chế độ phong kiến Việt Nam.
  • Kim Định: Cuộc đời và tư tưởng

    08/08/2015Hồ Phú HùngKim Định đã âm thầm nuôi dưỡng một hoài bão lớn là thu thập tất cả tinh hoa của Đông - Tây, hòng xây đắp một nền Triết lí Việt Nam và một nền Thần học Việt Nam. Sau một thời gian tìm tòi và nghiên cứu, ông nhận ra rằng, muốn giải quyết vấn đề Thần học Á Đông thì trước tiên phải tìm cho ra cái tinh thần Á Đông rồi mới mong giải thích Kinh Thánh theo tinh thần Á Đông, và xa hơn nữa là thiết lập một nền Thần học Việt Nam...
  • Các cuộc luận chiến trí thức phương Tây đằng sau các tư tưởng của Kim Định

    20/07/2015Hà Hữu Nga dịchKhi đọc các tác phẩm của triết gia Nam Việt Nam Kim Định, một trong những điểm mà tôi thấy hấp dẫn là việc nhận ra được mức độ mà những ý tưởng của Kim Định đã được định hình bởi nhận thức của ông về một số cuộc luận chiến trí thức chính ở phương Tây trong thế kỷ XIX và XX.
  • Lương Kim Định và lời cảnh tỉnh "Đạo mất trước, nước mất sau"

    09/07/2015Ngô Sĩ ThuyếtSinh thời Triết gia Lương Kim Định đã không ít lần cảnh báo rằng “Đạo mất trước, Nước mất sau”. Tưởng niệm 100 năm ngày sinh của Kim Định, chúng ta không khỏi rùng mình khi nghĩ về điều này!. Theo ông, Đạo ở đây là Việt Đạo, tức nền đạo lý mà tổ tiên ta đã sáng nghĩ ra và duy trì qua nhiều ngàn năm để kiến quốc và bảo quốc. Đạo đó đã được kết tinh trong nhiều điển chương văn hóa, mà nổi vượt hơn hết là Trống Đồng Đông Sơn. Đó là một lâu đài văn hóa hàm tàng tất cả đạo lý tiên tổ. Muốn cứu Nước, phải cứu Đạo...
  • Lương Kim Định và minh triết về sự sáng khôn

    07/07/2015Lê Nguyên CẩnVấn đề nghiên cứu mà ông đưa ra được đặt trên bình diện tương đồng, ông không qui tư tưởng phương Tây thành kiểu triết học, và cũng không xếp tư tưởng phương Đông thành kiểu minh triết như nhiều người vẫn thực hiện. Ông đặt hai nền tư tưởng đó dưới một tên chung là triết lí: có triết lí phương Tây và có triết lí phương Đông, thành hai kiểu triết lí về cũng một bản thể, hai kiểu tư duy về cội nguồn thế giới và nhân sinh. Như vậy, sự so sánh đã mang tính chất ngang hàng, đồng dạng, đồng thức để từ đây ông sẽ rút ra các dị biệt. Cách làm của ông thể hiện cái minh triết về sự sáng khôn...
  • Lương Kim Định một gương mặt sĩ phu lớn thế kỷ XX

    06/07/2015Nguyễn Khắc MaiTưởng nhớ Triết gia Kim Định, tôi hình dung tới một cây cổ thụ sum xuê, tỏa bóng. Dẫu cổ thụ nào cũng có cành cộc, nên chớ làm con kiến leo ra leo vào. Hãy cố trèo cho đến cành cao, bằng không thì đứng tựa thân cổ thụ nhìn xa ra một chân trời mới, tìm cho mình một Đạo trường , để cho mình được sống An vi, Nhân bản, như cánh diều buộc nơi gốc cây, bay bổng trên trời cao, vẫn níu giữ, gắn liền với nguồn cội...
  • Những đóng góp mang tính nền tảng cho văn hóa Việt Nam của triết gia Kim Định

    06/07/2015Lê An ViTriết gia Kim Định (1915-1997) như một ngôi sao sáng trên bầu trời Văn Hóa Việt Nam. Thật vậy, Ngài đã dành trọn đời tìm tòi, nghiên cứu xây dựng nền tảng Văn Hóa Việt Nam từ cội nguồn uyên nguyên, sâu thẳm, từng là Văn Hiến Chi Bang để trở thành một Đất Nước Vạn Xuân Văn Hiến...
  • Kim Định không là một sử gia

    06/07/2015Việt NhânTheo thiển ý, trước hết Kim Định là một Triết gia, không những thông suốt về Triết Tây mà cả Triết Đông nữa, phần quan trọng nhất của Công trình của Kim Định làTriết lý An Vi. Triết lý An Vi là một tổng hợp về Triết lý Vô thể của Đông phương và Triết lý Hữu thể của Tây phương. Triết Đông chuyên về lãnh vực Vô thuộc Tâm linh, còn Triết Tây chuyên về lãnh vực Hữu thuộc lãnh vực Thế sự của Thế giới Hiện tượng ...
  • Tác phẩm của triết gia Kim Định

    06/07/2015Nếu đề cập đến Thành Tựu Văn Hóa của Cố Triết Gia KIM ĐỊNH thì có lẽ Ngài đã thực hiện được một TỔNG HỢP Đông Tây về phương diện Triết Học dựa trên những Nguyên Lý của nền Siêu Hình KINH DỊCH đồng thời thâu tóm TINH HOA các bộ môn Khoa Học, Triết Học Hiện Đại. Thành quả là một Công Trình Văn Hóa đồ sộ bao gồm khoảng 45 tập sách mà 32 Tác Phẩm Triết Học đã ra đời xoay quanh hai Chủ Đề Chính Yếu là AN VI và VIỆT NHO...
  • Triết gia Kim Định với minh triết Việt

    04/07/2015Hà Văn ThùyĐơn thương độc mã và chịu nhiều sự đả kích, trong 50 năm qua, triết gia Kim Định đã có những khám phá độc đáo về Minh triết Việt. Tiểu luận này bước đầu trình bày những cống hiến của ông...
  • Triết gia Kim Định với văn hoá dân tộc

    28/05/2015An Vi LêTinh thần Văn Hóa ấy đã lọt vào mắt xanh của Triết gia Kim Định qua những tác phẩm trong “Kinh Việt Nam” và trở thành “Hiện tượng Kim Định” trong lĩnh vực Triết học văn hóa và Triết học sử Việt Nam, có ảnh hưởng rất lớn tới các nhà nghiên cứu văn hóa & lịch sử như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Khắc Mai, Trần Ngọc Thêm … chưa kể đến trường phái An Vi ở ngoài nước với Trung tâm An Việt toàn cầu tại London, England...
  • Kim Định với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam

    09/03/2015GS.TSKH. Trần Ngọc ThêmBài viết gồm bốn nội dung: (1) Hiện tượng Kim Định; (2) Những điểm mạnh và những thành công của Kim Định; (3) Những điểm yếu và những hạn chế của Kim Định; (4) Cơ hội, thách thức và những trách nhiệm của chúng ta.
  • Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam

    06/01/2015Nguyễn Tài ThưHiện có nhiều ý kiến khác nhau về đặc trưng của Nho giáo ở Việt Nam, như vấn đề ứng dụng trong thực tế, sáng tạo trong hành động, giản đơn trong lập luận, rập khuôn, giáo điều trong tư duy, v.v.. Vậy, đặc trưng của Nho giáo Việt Nam trong lịch sử là gì và vì sao lại có đặc trưng đó? Đó là những vấn đề hiện vẫn mang tính cấp bách và cần được nghiên cứu sâu hơn.
  • Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học lịch sử

    30/10/2014GS Trịnh Văn ThảoMối quan tâm và đồng thời là thành tựu nghiên cứu chủ yếu của Giáo sư Trịnh Văn Thảo là bàn về trí thức Việt Nam từ xã hội học. Năm 2013, một trong những công trình quan trọng của ông đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam: Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954) nghiên cứu lịch sử xã hội (Nxb Thế giới & Tuvanbooks). Công trình này, theo Bruno Péquignot (Giáo sư Xã hội học Đại học Paris 3, Sorbonne), "đã mang lại một sự đóng góp quan trọn cho bước đi của xã hội học khi có tính đến bề dày lịch sử của đối tượng của nó"...
  • Hôm nay với Nho giáo

    27/10/2014Nguyễn Đình ChúKhông phải hôm nay mới nói chuyện Nho giáo. Nhưng hôm nay, nói chuyện Nho Giáo chắc hẳn là phải từ một tâm thế mới mà thời đại đã cho phép. Cái tâm thế mới đó, trước hết là tinh thần tự do tư tưởng (dĩ nhiên là tự do tư tưởng nghiêm túc, thực sự cầu thị, chứ không thể là bừa bãi, nói không suy nghĩ). Cái tâm thế mới đó cũng là niềm ước mong tha thiết tìm lại những giá trị đích thực (chứ không phải dởm) của Nho giáo, đặng có thể góp phần xây dựng cuộc sống tinh thần và xã hội Việt Nam ta trên đà tiến hóa hôm nay và mai sau, chứ hoàn toàn không nên ngừng lại ở mức sách vở, tư biện, nói chuyện suông như đã vốn có.
  • Nho giáo và sự phát triển của Việt Nam (Phần 2)

    24/06/2014Trần KhuêTrước khi có hiện tượng 5 con rồng thì tình hình các nước ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương là sàn sàn nhau, nghĩa là cùng trì trệ và lạc hậu ngang nhau; chỉ riêng có Nhật Bản từ năm 1867 dưới triều Minh Trị đã biết mở cửa sớm để giao lưu với phương Tây nên phát triển sớm hơn. Đáng tiếc họ lại đi theo con đường quân phiệt hoá nên hầu như bị phá sản và kiệt quệ sau Thế chiến thứ hai. Chỉ khoảng vài chục năm trở lại đây, Nhật Bản rồi tiếp theo là Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore đã làm những chuyện thần kỳ về kinh tế khiến thế giới kinh ngạc.
  • Nho giáo và sự phát triển của Việt Nam (Phần 1)

    24/06/2014Trần KhuêKhổng Tử đã từng dạy “Ôn cố tri tân”. Và chính các bậc hậu nho cũng luôn nhắc nhở điều này. Thế nhưng không hiểu các vị học giả hiện nay lại hình như quên mất cái “cổ” (cái gốc cũ) của đạo Nho, làm như đây là một học thuyết vạn năng...
  • Nghiên cứu nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại

    29/09/2013Phó GS Phan Văn CácNho gia vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người...
  • Bước đầu tìm hiểu sự nghiệp triết gia Kim Định

    24/12/2012Hà Văn ThùyTôi xin trình bày ba vấn đề: Thứ nhất, đôi dòng về cuộc đời triết gia Kim Định. Thứ hai, bước đầu tìm hiểu sự nghiệp triết gia kim Định. Và thứ ba, thử đánh giá công hiến của triết gia Kim Định...
  • Lương Kim Định (1914-1997)

    04/01/2012Giáo sư Kim Định tên đầy đủ là Lương Kim Định là giáo sư, nhà triết học, linh mục Việt Nam. Ông có công lớn trong việc xây dựng nền tảng cho triết học Việt Nam (mà ông gọi là Việt Triết hay Việt Nho)...
  • Nho giáo Việt Nam

    07/12/2011Mười thế kỷ đầu công nguyên, Nho học Việt Nam chưa thịnh, chưa hình thành tầng lớp Nho sĩ nắm vai trò quan trọng trong xã hội. Thành phần trí thức ưu tú bấy giờ là
    những nhà tu, đặc biệt là các cao tăng. Thông qua việc học chữ Nho để đọc kinh Phật, các sư tiếp thu luôn Nho học...
  • Trao đổi với ông Phan Ngọc về vấn đề Nho giáo

    01/05/2011Trần KhuêGần đây vấn đề Nho giáo được bùng lên như một vấn đề thời sự về học thuật ở nước ta và lôi cuốn khá đông các nhà nghiên cứu tham gia: Phan Ngọc, Trần Đình Hượu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Kiến Giang, Huỳnh Minh Đức, Phan Văn Các, Cao Tự Thanh, Mai Quốc Liên, Tạ Ngọc Liễn... Trong những bài nghiên cứu đó, chúng tôi thấy có nhiều ý kiến đúng rất đáng tham khảo và cũng không ít ý kiến sai cần trao đổi để tránh sự ngộ nhận...
  • Tu thân của Nho giáo và vấn đề đối thoại văn hóa

    23/07/2010ThS Trần Tuấn PhongTừ sự “tu thân” mang tính chất đạo đức trong cuốn “Đại học” của Nho giáo, bài viết so sánh khái niệm đó với khái niệm “tính thể” của triết học phương Tây cận hiện đại. Và từ đó, bài viết bàn về mối quan hệ giữa tu thân với đối thoại văn hóa. Rằng, tu thân là cơ sở bền vững để thiết lập những đối thoại văn hóa không những giữa các cộng đồng trong một quốc gia, mà còn giữa các nền văn hóa khác nhau. Và, tu thân chính là tiến trình biện chứng giữa tiếp nhận và phát triển văn hóa.
  • Nền giáo dục theo tinh thần nho giáo

    09/11/2009Gs. Đặng Đức SiêuKhổng Tử - ông tổ của Nho gia, sống và hoạt động ở thời Xuân thu (1) một thờ đại lịch sử mà các nhà Nho sau này đã phê phán là thời “đời suy đạo hỏng”, “vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con” đạo lý cương thường đảo ngược, thiên hạ đại loạn.
  • Yếu tố thiêng liêng trong tiếp hợp nho giáo

    15/10/2009Hồ LiênNgày nay, sự phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc gắn bó với quá trình giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác đã được hiểu như một quy luật phổ biến. Nhưng trong quá trình “chung chạ” ấy, như thế nào để “hòa nhi bất đồng”, bản sắc văn hóa dân tộc là gì, câu hỏi ấy tưởng như dễ trả lời, nhưng chỉ ra được, “bắt tận tay day tận trán” là việc không dễ dàng.
  • Hiện đại đối thoại với nho giáo

    16/08/2009Bùi Đăng DuyTrong ngàn năm lịch sử, Nho giáo đã là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Việt Nam. Ngày nay, cơ sở kinh tế - xã hội của nó không còn nữa, nó vẫn để lại dấu ấn khá đậm nét trong mọi lĩnh vực của đời sồng xã hội.
  • Nền tảng Nho giáo của tư tưởng xã hội hài hòa (trích đăng)

    20/03/2009Nguyễn Tài ĐôngTìm ra và khẳng định tư tưởng xã hội hài hòa có nền tảng lý luận từ kho tàng triết học truyền thống là đã tiếp sức sống cho tư tưởng này, vấn đề còn lại là, phát triển các kênh đối thoại đa dạng hơn nữa giữa truyền thống và hiện đại mà ở đặc biệt là giữa chủ nghĩa Mác và Nho giáo để tìm ra nhiều lời giải đáp hữu hiệu cho hiện thực xã hội hài hòa.
  • xem toàn bộ