Kim Định không là một sử gia
Bài viết của Giáo sư L. C. Kelley cho Kim Định là « Sử gia lớn nhất (không ai biết đến / không được công nhận)( Lê Minh Khải, Lê Minh Kha - Trà Mi dịch). Giáo sư đã viết :
«Tôi dành mùa hè để đọc các tác phẩm của Kim Định, ( chỉ vài cuốn thôi trong 33 cuốn còn lại. Người viết thêm vào ) một linh mục Công giáo, một triết gia và một nhà sử học đã viết rất nhiều trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 ở miền Nam Việt Nam. Khi đọc những gì ông đã viết, không cần nhiều thời gia để kết luận rằng Kim Định, cho đến nay, là sử gia táo bạo nhất và giàu trí tưởng tượng nhất mà Việt Nam đã từng biết. Nói đơn giản, Kim Định là một thiên tài. Tuy nhiên, theo như tôi có thể nói, không ai có thể nhìn thấy thiên tài trong những gì ông đã làm, nhưng đồng thời, giống như nhiều thiên tài khác, ông cũng đã đẩy tư tưởng của mình quá xa.
Kết quả là nhiều người ngày nay là một là không biết gì về Kim Định đã hoặc bỏ qua sự uyên bác của ông. Điều này, tôi cho là một sai lầm to lớn« .
Chúng tôi có một số ý kiến giống cũng như khác với Gs. L. C. Kelley như sau :
I.- Kim Định là một Triết gia
1.- Triết lý An Vi
Theo thiển ý, trước hết Kim Định là một Triết gia, không những thông suốt về Triết Tây mà cả Triết Đông nữa, phần quan trọng nhất của Công trình của Kim Định làTriết lý An Vi. Triết lý An Vi là một tổng hợp về Triết lý Vô thể của Đông phương và Triết lý Hữu thể của Tây phương. Triết Đông chuyên về lãnh vực Vô thuộc Tâm linh, còn Triết Tây chuyên về lãnh vực Hữu thuộc lãnh vực Thế sự của Thế giới Hiện tượng . Triết lý An vi là Triết “ Chấp kỳ Lưỡng đoan giữa Vô và Hữu, giống như Thái Cực Âm Dương. Triết lý An vi cũng mang Bản chất Hoà như Thái cực: “ Âm Dương hòa “, nên biết cách cách Suy tư và Quy tư theo Dịch lý ,vì “ Dịch : Nghịch số chi lý “ .
Vô Vi và Hữu Vi là “ nghịch số “ theo Tinh thần Dịch Lý của “ Đại Đạo Âm Dương hòa “ . Vô thuộc Âm, Hữu thuộc Dương, khi sống làm sao cho Âm Dương đạt tỷ lệ thích hợp “ Tham Thiên ( 3 ) Lưỡng Địa “ thì đạt Lưỡng nhất mà Hoà. “Âm Dương hoà “ là Biểu tượng cho “ Nhất Nguyên Lưỡng Cực “ .
Theo Kim Định thì :
a.- Triết Tâycó một lâu đài đồ sộ về cách Suy tư rất rõ ràng khúc chiết và mạch lạc , để giúp phát triển Lý trí, nhưng lại suy diễn trên những ý tưởng, ( La contemplation des idées ), mà ý tưởng lại dựa trên các hình ảnh cuả sự vật do giác quan đem vào não đã hết sinh động, tuy vô cùng đồ sộ và cao sâu, nhưng chỉ dựa trên những lý luận Duy lý mà thôi, mà Duy lý là nan đề ngày nay của Nhân loại về nạn phân hóa.
b.- Triết Đônglà triết Hoà giải, có Bản chất Hoà. Triết được định nghĩa:Triết: Triệt giả, tức là Triệt Thượng và Triệt Hạ. Khi Triệt Thượng và Triệt Hạ giao thoa trở thành nét Lưỡng nhất hay Giao hòa thì đạt Minh Triết, vì là Thiên lý: Lý Thái cực “Âm Dương hoà “ .
2.- Triết lý An Vi với Huyền thoại Tiên Rồng
Lấy một ví dụ cụ thể, ta đem Tinh thần Triết lý An vi tức là Tinh thầnNhất Nguyên LưỡngCực để giải thích câu Châm ngôn từ Huyền thoại Tiên Rồng.
" Mẹ Tiên Âu Cơ : Non Nhân, Cha Lạc Long: Nước Trí, Con Hùng vương: Hùng Dũng “của Tổ tiên Việt.
Mẹ lên Non, Cha xuống Biển chỉ là phân cực theo Lưỡng nghi ( còn gọi là Thù đồ)để phát triển bản sắc riêng, Mẹ Chủ Tình, Cha chủ Lý, nhưng Mẹ cũng phải phát triển phần Lý và Cha phần Tình để Đồng quy về Nhất nguyên cho “ Tình Lý tương tham” Mẹ Cha đều phải Triệt Thượng để tu Thân, Triệt Hạ để luyện Trí, khi sống sao cho Tình Lý Lưỡng nhất thì mới Hòa với nhau để được “ Thuận Vợ thuận Chồng “ hầu biến Gia đình thành Tổ Ấm, các Tổ ấm Gia đình được dùng làm nền tảng cho Xã hội. Nên HÒA là Bản Chất của Nền Văn hoá Việt cũng như HÒA là Bản chất của các Tôn giáo.
Vậy Huyền thoại Tiên Rồng không là chuyện Hoang đường mà là Biểu tượng cho Tinh thần Hoà của Dân tộc cũng như Tinh thần con Người Nhân Chủ Hùng Vương “ DỰNG NƯỚC “.
Chúng ta theo dõi câu chuyện Mẹ Tiên Cha Rồng để làm rõ Tinh thần của câu chuyện Huyền thoại.
a.- Mẹ Tiên Triệt Thượng rồi Triệt Hạ
* Triệt Thượng
Triệt Thượng theo Văn gia là “ Cao minh phối Thiên“, theo Chất gia là “ Mẹ Tiên Âu Cơ: Non Nhân “, nên Mẹ Tiên phải lên non cao, ngồi yên tĩnh và bất động, bỏ hết Tham, Sân, Si - bỏ những vương vấn của cuộc đời, vén màn vô minh - để cho Tâm hồn trống rổng mà tiếp cận với nguồn Tâm linh tức là Nguồn Sống và nguốn Sáng. Nguồn Sống là Lòng Nhân ái, nguồn Sáng là Lý Công chính. Đây là lối Quy tư để tiếp cận với Nguồn Sống và nguồn Sáng, Nguồn Sống và nguồn Sáng hay Tình Lý cũng chỉ là Một.
* Triệt Hạ
Triệt Hạ là “ Bác hậu phối Địa “ (Văn gia ) Mẹ Tiên là loài Chim tuy sống trên cạn, nhưng là lòi Lưỡng thê như chim Âu, nên có thể tung cánh trên mặt Biển, nhào xuống bắt cá để kiếm ăn dưới nước để có đủ kiến thức cùng kinh nghiệm cho được Chu tri, đây là lối Suy tư để phát triển Lý trí để đạt Lý Công chính như Cha Rồng, nhưng mục tiêu chính là để gặp Cha Rồng.
** Triệt Thượng và Triệt Hạ giao hòa
Việc quan trọng là Tiên phải gặp Rồng để tương giao, tương hợp, tương Hoà, còn gọi là Đồng quy .
Triệt Thượng tức là Quy tư để tu dưỡng Lòng Nhân hay nguồn Tình bao la của người Mẹ để yêu thương và bao dung người Cha, nhưng người Mẹ cũng không quên Triệt Hạ là Suy tư để cho Lý trí được viên mãn hay ( holistic knowledge ) hay Lý Công chính để hiểu được người Cha. Cuộc lên Non xuống Biển của Mẹ Tiên trau dồi Tình Lý có mục đích sống Hoà với Cha Rồng, đây gọi là Phân cực hay Thù đồ.
b.- Cha Rồng thì Triệt Hạ rồi mới Triệt Thượng
* Triệt hạ
Tương tự như thế, Rồng lặn xuống Biển Sâu tức là Triệt Hạ để phát triển Lý trí cho được Chu tri, tránh triết lý sờ voi.
*Triệt Thượng
Rồng cũng còn Triệt Thượng, nên còn tung lên không trung làm mưa làm gió để đạt lòng Nhân như Cha Rồng , mà quan trọng hơn là để gặp Mẹ Tiên. Tiên xuống Biển, Rồng lên không trung đều để tương giao, tương hợp, tương hoà.
Triệt Thượng tức là Quy tư để tu dưỡng Lòng Nhân hay nguồn Tình bao la của người Mẹ.
Triệt Hạ tức là Suy tư để phát triển Lý trí cho được viên mãn tức là Chu tri tức là Lý Công chính để tránh cảnh Triết lý sờ voi gây ra Bất Hòa.
Người Mẹ Chủ Tình, người Cha chủ Lý, Cha Mẹ gặp nhau để cho Tình Lý tương tham .
Triệt Thượng và Triệt Hạ giao thoa để đạt trạng thái Hòa giữa Lòng Nhân ái và lý Công chính.
Mẹ Tiên “ lên “ Non cao, Cha Rồng “ xuống “ Biển sâu là để phát triển bản sắc riêng của đôi bên, đó là bước đường Thù đồ, còn Tiên Rồng gặp nhau trên cánh đồng Tương để tương giao tương hoà là để Đồng quy về một mối đoàn kết Quốc gia.
c.- Thượng Hạ giao Hòa
Hùng Vương Hùng Dũng là hệ quả của sự tương giao, tương Hoà giữa Lòng Nhân ái của Mẹ Tiên, và Lý Công chính của Cha Rồng hay Tình Lý tương Tham. Lòng Nhân ái và Lý Công chính hay Tình Lý có là Một như nguồn Sống và nguồn Sáng trong Lý Thái cực mới trở nên Hùng Dũng. Hùng là sức mạnh Ngoại khởi “ Huyết khí chi Dũng “, còn Dũng là sức mạnh Nội khởi “ hay “ Nghĩa khí chi Dũng “. Hùng Dũng là hợp Nội Ngoại chi Đạo ” của Lòng Nhân ái và Lý Công chính . Do đó mà Hùng vương là con Người Nhân chủ, con Ngưòi có khả năng tự Chủ, tự Lực, tự Cường để Dựng nước và Cứu nước.
Nên lưu ý, Mẹ Tiên, Cha Rồng, Hùng Vương là những nhân vật Văn hóa, là nhữngBiểu tượng của nền Văn hóa về Tam Cương thuộc Tinh thần Dân tộc Việt, đó là Nhân, Trí, Dũng, là Nhân phẩm của con Người Việt, chứ không phải là chuyện Hoang đường. Tinh thần đó cũng được thu gọn vào 4 chữ “ Tình Nghĩa Đồng bào “.
Từ ngày Dân tộc chúng ta “ theo Mới nới Cũ “ một cách không tiêu hóa mới tan đàn xẻ nghé như ngày nay!
Huyền thoại Tiên Rồng là nền tảng của Tinh thần Dân tộc . Tinh thần đó Nhân Nghĩa hay Lòng Nhân ái và Lý Công chính.
Nước Việt Nam được xây dựng trên tinh thần Nhân Nghĩa hay Tình Nghĩa Đồng bào.
II.- Kim Định là Nhà Nghiên cứu Văn hoá độc nhất vô nhị
1.- Triết lý An vi với Việt Nho
a.- Cơ cấu
Việt Nho có Cơ cấu là Bộ Huyền số 2 – 3, 5. ( Xem cuốn Tìm về nguồn gốc Văn hoá Việt của Việt Nhân.)
2 là nét Lưỡng nhất của cặp đối cực tổng quát Âm Dương
3 là Tam tài, 3 là vị trí của Nhân trong Thiên Địa, Nhân là Tinh hoa của cặp đối cực Thiên Địa hay Tinh thần và Vật chất.
5 là Tâm linh là cặp đối cực nguồn Sống và nguồn Sáng, hai nguồn chỉ là một hay là nét Lưỡng nhất
b.- Triết lý An vi với con Người Việt Nho
Nho có định nghĩa về Nhân: “ Nhân giả kỳ Thiên Địa chi Đức, Âm Dương cho Giao, Quỷ Thần chi Hội , Ngũ hành chi Tú khí . Lễ Vận “.
*Con Người là Đức của cặp đối cực Trời Đất, Trời là Tinh thần, Đất là Vật chất hay là Nhân Nghĩa
* Con Người là nơi cặp đối cực Âm Dương giao hòa hay Âm Dương trở thành nét Lưỡng nhất khi tỷ lệ Âm Dương là 3 / 2. ( Tham Thiên Lưỡng Địa nhi ỷ số )
* Con Người là nơi Hội tụ của cặp đối cực Quỷ Thần hay Ác / Thiện. muốn trở nên Thiện nhân thì ai ai cũng phải tu thân cho có Nhân Nghĩa.
* Con Người là Tú khi của Ngũ hành: 4 hành xung quanh thuộc Thế giới Hiện tượng,tượng trưng cho Hữu, Hành Thổ tượng Trưng cho Tâm linh thuộc lãnh vực Vô. Khi cặp đối cực Hữu Vô thành nét Lưỡng nhất thì vũ trụ Hòa.
Đó phương cách Định vị con Người trong Trời Đất để trở nên con Người Nhân chủ: Đầu đội Trời, Chân đạp Đất, con Người ở trong Vũ trụ sống hoà với nhau cũng như vạn vật trong Vũ trụ.
c.- Chủ thuyết Việt Nho
Phần quan trọng thứ hai của công trình Kim Định là Việt Nho.
Viêt Nho không những có phần Ngọn là Văn học Nghệ thuật mà còn có phần Gốc làTriết lý Nhân sinh .
Việt Nho là một triết lý Nhân sinh, có:
* Một Vũ trụ quan biến hóa theo Dịch lý ( số 2 ) ,
* Một Nhân sinh quan Nhân chủ( số 3 ) ,
* Một Chủ đạo Hòa( số 5: Tâm linh ),
* Một Lộ đồ xây dựng các Cơ chế Xã hội theo các cặp đối cực riêngsao cho được Tiến bộ và quân bình.
* Một Đạt quan Phong lưu siêu thoát gọi là Phong thái An vi.
Việt Nho và Triết lý An Vi như Hình với Bóng, Việt Nho là phần Xác, còn Triết lý An Vi là phần Hồn. Hồn đây là Dịch lý là Thiên lý hay là Nhất lý Thái cực của Đông phương.
d.- Phần kiểm chứng Chủ thuyết
Với tinh thần triết lý An vi, Kim Định đã lần mò tới nhiều lãnh vực của Đông Tây, Kim Cổ để khai quật lên Chủ thuyết Triết lý An vi và Việt Nho.
Chủ thuyết này được kiểm chứng qua 5 điển chương Việt:
Làng xã, Kinh Hùng với trống Ðồng Ngọc Lũ (Đông Sơn ) là 3 chân của cái kiềng vàng văn hoá Việt tộc. Trống Ðồng như điển chương tiềm ẩn u linh. Kinh Hùng là phát ngôn viên bằng Huyền thoại. Làng xã là chứng nhân cụ thể sống động, là xương thịt, huyết khí của hai điển chương cao cả kia.
Kinh Dịch, Trung Dung là 2 nền tảng và tinh hoa của nền Văn hoá Việt.
( Xin xem cuốn Văn Hiến Việt Nam của Việt Nhân )
III.- Công trình của Kim Định là một Tổng hợp Đông, Tây, Kim, Cổ.
Chúng tôi đã tìm thấy cơ cấu 2 – 3, 5 của Việt Nho trong Thánh kinh Tân Ước cũng như trong Cưu ước, và tinh thần Triết lý An vi được phần nào thể hiện nơi Chế độ Dân chủ của Hoa kỳ ( xem cuốn hội nhập Văn hóa Á Âu của Việt Nhân ) cũng như Chế độ quân chủ của Vương quốc Butan, một bên tính hạnh phúc nhân dân trên GDP của Quốc gia một bên tính trên tiêu chuẩn hạnh phúc của nhân dân. Theo Tinh thần Việt Nho thì hạnh phúc nhân dân là con đường Chiết trung của hai chế độ trên.
IV.- Nhân định đúng của Gs Ellen
Kim Định là một Thiên tài chưa được công nhận hay bi từ chối , vì những lý do sau đây:
1.- Đề quyết Việt Nho là một đề quyết táo bạo, làm cho nhiều người không tin, cũng như một số vị Hán nho chống đối vì ngược với những điều đã học được, có vị Hán Nho đã bảo với tôi, những gì của Kim Định phải vất đi hết, vì họ cho là không hợp với lối chú sớ, tầm chương trích cú của Hán Nho.
2.- Công Trình của Kim Định bao hàm nhiều lãnh vực nhất là phần triết lý Đông Tây, , phần Huyền sử Lịch sử của Việt của Tàu và của Thế giới nữa, cũng như các lãnh vực của Khoa Tân Nhân văn, như Cơ cấu luận, Tâm lý miền sâu, Di truyền học khảo cổ học, nhân chủng học, ngoài ra còn có Khoa học tự nhiên cũng như Vật lý Lưỡng tử…
Những vị chuyên về Đông mà không chuyên về Tây hay bất cứ môn mới lạ nào mà không chịu khó đọc kỹ cho hết thì bỏ cuộc.
3.- Những vị không chuyên về Nho cũng như thông thạo về Anh Pháp đều bị ngăn trở.
4.-Những tác phẩm của Kim Định gồm 46 tác phẩm, nay còn lại 33, ngoài ra sách tham khảo ngoại quốc cũng rất nhiều, nên khó có thì giờ đọc nổi.
5.- Một ngăn trở khác là Kim Định đi ngược dòng đời:
Trong khi ngưòi ta chú trọng tìm việc cứu rỗi con Người nơi Tương lai thì Kim Định lại nương theo thời gian Hiện tại miên trường ( ever present ) để tìm việc cứu rỗi
bằng cách chú tâm về sinh hoạt con Người Nơi Đây và Bây Giờ, vì không tích cực xây dựng con Người trong Hiện tại thì làm sao được cứu rỗi ở Tương lai không mang theo cái Đức của Trời Đất.
Trong khi người ta tìm cái Cao siêu nơi Xa thì Kim Định lại tìm cái Cao xa từ những cái Gần gũi nhất , tìm những cái To nhất nơi những cái Nhỏ nhất, nhữ ng cái Phức tạp từ những cái Đơn giản, những cái Phi Thường nơi cái Tầm thường , những cái Vĩ đại từ những cái tinh vi, . . .cho nên khi đụng tới cái Gần, cái Nhỏ, cái Tầm thường.. . thì người ta khinh thường cho là nhà quê mách qué mà lờ đi bỏ qua. Vì người ta không nhận ra Gần / Xa, Nhỏ / To, Đơn giản / Phức tạp, Tinh vi / Vĩ đại có thể là nét Lưỡng nhất, nên khi tìm cái Này thì cái Kia sẽ hiển lộ ra. ..
V.- Đạo lý Cứu nước bằng con Đường Văn hóa của Kim Định.
Đây là Đạo lý Nhân Nghĩa ngàn xưa của Tổ tiên, nhưng với thần Triết lý An vi là sống thuận theo Dịch lý hay Thiên lý để không những sống hoà với nhau mà còn hoà với cả vạn vật mà cả với môi trường nữa. Đạo lý dựa trên những nền tảng sau:
1.-Gốc của con Người sống giữa Trời Đất: Con Người Nhân chủ: Tự Chủ, Tự Lực, Tự Cường.Con Người không để bị Cưỡng hành làm Nô lệ, không quá Lợi hành để “ thượng hạ giao tranh lợi” mà An hành theo Nhân Nghĩa.
2.- Gốc của tinh thần Đoàn kết Dân tộc dựa trên Tinh thần Nhân Nghĩa hay Đồng bào của Vua Hùng, đây là nền tảng Đoàn kết Quốc gia .
3.- Tổ chức các Cơ chế xã hội theo các cặp đối cực của từng Cơ chế xã hội sao cho vừa Tiến bộ vừa Cân bằng.
Do đó Văn hoá là cội nguồn của các Cơ chế xã hội, là Gốc của Đạo lý Nhân sinh cần phục hoạt lại để Cứu nước và Dựng nước, đừng mong tìm cây đũa thần ở ngoài con Người và Dân tộc. Người Dân thiếu Tư cách và Khả năng thì làm việc gì cũng không nên. Dân tộc mà chia rẽ thì dắt nhau xuống hố. Các Cơ chế xã hội mà không tiến bộ và quân bình thì không mưu được phúc lợi cho toàn dân.
Cuộc sống mỗi người mà không biết an hành theo Nhân Nghĩa thì khó đem lại hạnh phúc cho mình và người khác.
Không canh tân đời sống theo Nhân Nghĩa hay Từ bi Trí tuệ hay Bác ái Công bằng thì Dân tộc không đủ Nội lực để Dựng nước và Cứu nước.
Đây mới là Chủ đạo quốc gia, các nhà Chính trị phải dựa theo Chủ đạo Quốc gia, nắm vững tình hình thực tế mà vạch ra Chiến lược và Chiến thuật thích hợp mà Cứu và Dựng nước.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn